Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp.ĐN về việc mở

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 80)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.7. Nhu cầu của HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp.ĐN về việc mở

phòng TVTL

3.2.7.1. Nhu cầu của học sinh về việc mở phòng tham vấn tâm lý

Bảng 3.26. Nhu cầu của học sinh về việc mở phòng tham vấn tâm lý

Ý kiến về việc mở phòng tham vấn tâm lý Số lựa chọn Tỷ lệ (%)

Nên mở 184 62.8

Mở cũng được, không mở cũng được 97 33.1

Chưa nên mở 12 4.1

Qua bảng số liệu ta thấy: Đa số học sinh cho rằng “Nên mở” phòng tham vấn trong trường học chiếm 62.8 % và 33.1% học sinh cho rằng “Mở cũng được, không mở cũng được”, chỉ có 4.1 % học sinh cho rằng “Chưa nên mở” phòng tham vấn. Như vậy, phần lớn các em học sinh đều nhận thức được rằng hoạt động tham vấn đối với các em là “có cần thiết” và “nên mở” phòng tham vấn trong trường học.

3.2.7.2. Nhà tham vấn tâm lý mà học sinh mong muốn

Bảng 3.27. Nhà tham vấn tâm lý mà học sinh mong muốn

Nhà tham vấn Số lựa chọn Tỷ lệ (%)

Thầy cô giáo trong trường 36 12.3

Nhân viên tham vấn tâm lý 201 68.6

Các bạn học trong trường (những người được

trang bị kiến thức cần thiết) 56 19.1

Qua bảng số liệu ta thấy có 68.6 % học sinh mong muốn nhà tham vấn tâm lý cho mình là “Nhân viên tham vấn tâm lý”; 19.1 % học sinh mong muốn nhà tham vấn tâm lý cho mình là “Các bạn học trong trường (những người được trang bị kiến thức cần thiết)”; Và chỉ có 12.3 % học sinh mong muốn nhà tham vấn tâm lý cho mình là “Thầy cô giáo trong trường”.

3.2.7.3. Những mong muốn của học sinh về nhà tham vấn

Những mong muốn SLC Tỷ lệ (%) Xếp hạng NTV là người trợ giúp bạn để bạn tự giải quyết

vấn đề của mình 180 61.4 2

NTV là người giáo dục bạn, thay bạn giải quyết

các vấn đề của mình 26 8.9 9

NTV là người luôn giữ bí mật 155 53 3

NTV là người là người ‘‘toàn năng’’, có thể giải

quyết được mọi vấn đề của bạn 59 20.1 8

NTV là người hiểu tâm lý người khác khi nói

chuyện 142 48.5 6

NTV là người luôn lắng nghe và tôn trọng bạn 182 62.1 1 NTV là người luôn đưa ra lời khuyên cho bạn 148 50.5 5 NTV là người có kiến thức về tâm lý, có kinh

nghiệm sống 153 52.2 4

NTV là người luôn tin tưởng vào khả năng tự giải

quyết vấn đề của bạn 78 26.6 7

NTV là người ra quyết định về phương án giải

quyết vấn đề của bạn 26 8.9 9

Qua bảng 3.36 chúng ta nhận thấy HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN đều có những mong muốn nhất định về nhà TVTL. Trong đó những yếu tố được HS lựa chọn nhiều nhất đó là: Luôn lắng nghe và tôn trọng bạn (62.1 %); Trợ giúp bạn để bạn tự giải quyết vấn đề của mình (61.4 %); Luôn giữ bí mật (53 %). Cần phải thấy rằng những yếu tố được nhiều HS mong muốn về nhà tham vấn ở trên cũng chính là những nguyên tắc đạo đức quan trọng đối với mỗi nhà tham vấn khi họ làm nghề TVTL.

Những yếu tố ít được HS mong muốn về nhà tham vấn như: Là người ‘‘toàn năng’’, có thể giải quyết được mọi vấn đề của bạn (20.1 %), đây là một trong những ảo tưởng sai lầm của thân chủ về nhà tham vấn khi họ đi TVTL; Giáo dục bạn, thay bạn giải quyết các vấn đề của mình (8.9 %); Ra quyết định về phương án giải quyết vấn đề của bạn (8.9 %). Những yếu tố này đồng thời cũng là những điều cần tránh

3.2.7.4. Thời gian tham vấn mà học sinh mong muốn

Bảng 3.29. Thời gian tham vấn mà học sinh mong muốn

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thời gian tham vấn mà học sinh mong muốn chiếm tỷ lệ cao nhất là “Những lúc bạn rảnh rỗi” (63.8 %), tiếp đến là “Vào ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ…)” (25.3 %). Những thời gian còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Kết luận chương 3

Nghiên cứu nhu cầu TVTL của 293 HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN, chúng tôi rút ra một số kết luận từ kết quả nghiên cứu thu được:

- Đa số HS đều cảm thấy “rất hài lòng” (25.3 %) và “tương đối hài lòng” (63.8 %) với cuộc sống hiện tại. Nhưng những HS này lại có mức độ gặp khó khăn rất cao, trong đó mức độ “thường xuyên” chiếm 34.8 % và “đôi khi” chiếm 63.5 %. Mặt khác, khi tiến hành đánh giá mức độ lo âu và trầm cảm của HS chúng tôi nhận thấy tỉ lệ HS có biểu hiện lo âu và trầm cảm ở cả ba mức độ: nhẹ, trung bình và nặng đều chiếm tỷ lệ khá cao. Như vậy có thể nhận thấy thực sự có nhiều HS gặp khó khăn tâm lý, song các em không cảm nhận và đánh giá được hết những khó khăn tâm lý của mình. Hơn nữa, khi gặp những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống thì khá nhiều HS có cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của HS. Vì thế nếu những khó khăn này không được giải quyết thì các HS này sẽ có nguy cơ cao dẫn đến sự lo âu, trầm cảm và rối nhiễu tâm lý.

- Phần lớn HS đều có mong muốn được tham vấn về các vấn đề như: Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai; Học tập, rèn luyện; Sự phát triển của bản thân (những căng thẳng, stress, sức khỏe của bản thân…); Những thắc mắc về giới tính, sức

Thời gian Số lựa chọn Tỷ lệ (%)

Vào ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ…) 74 25.3

Những lúc bạn rảnh rỗi 187 63.8

Vào thứ năm hàng tuần 19 6.5

khỏe sinh sản vị thành niên; Quan hệ với cha mẹ, anh chị em; Quan hệ với bạn bè, với tập thể lớp… Ở một số vấn đề cũng có sự khác biệt về mức độ mong muốn giữa nam và nữ, giữa từng nhóm khối học với nhau.

- Hầu hết HS được khảo sát đều cho rằng TVTL là “có cần thiết” đối với HS (95.6 %), như vậy có thể thấy đa số HS đều ý thức được tầm quan trọng của TVTL đối với bản thân họ. Tuy nhiên việc tiếp cận với các dịch vụ TVTL của các em còn ít vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: Không có thông tin về các dịch vụ TVTL; Ngại không dám đến các trung tâm tư vấn; Sợ bị tiết lộ bí mật riêng tư; Cho rằng tự mình giải quyết được các vấn đề của bản thân...

- HS trường THPT Hoàng Hoa Thám – Tp. ĐN đều có nhu cầu tham vấn phong phú, đa dạng với các lĩnh vực khác nhau như: Học tập, rèn luyện; Lý tưởng, nghề nghiệp trong tương lai; Quan hệ với cha mẹ, anh chị em; Sự phát triển của bản thân... Đồng thời các em cũng có nhu cầu được tham vấn theo các hình thức nhất định: tham vấn qua tổng đài điện thoại, gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia tại các trung tâm tham vấn tâm lý, tham vấn trực tuyến qua Internet,… Các em còn có nhu cầu về việc mở phòng tham vấn tâm lý tại trường học (62.8 %) và có tới 68.6 % HS mong muốn nhà TVTL cho mình là các nhân viên TVTL chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)