B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.2.1. Khái niệm tham vấn tâm lý
Ở nhiều nước trên thế giới, tham vấn (Counseling) là một thuật ngữ quen thuộc với người dân, đặc biệt là đối với cán bộ làm việc trực tiếp (còn gọi là cán bộ thực hành – Practitioner), các nhà đào tạo hay nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội (Social Welfare), công tác xã hội (Social Work) hoặc sức khỏe tâm thần (Mental Health)… Tuy nhiên, không ít các nhà nghiên cứu về vấn đề này đều nhận định rằng hiện chưa có một định nghĩa thống nhất về tham vấn, thậm chí nó còn được sử dụng ở nghĩa rất rộng và tạo ra những cách hiểu khác nhau ở nhiều người. Dưới đây là một số khái niệm về tham vấn:
- Carl Rogers đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp trong mối quan hệ an toàn với nhà trị liệu, đối tượng tìm thấy sự thoải mái, chia sẻ và chấp nhận những trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới sự thay đổi.
- D.R. Riesman (1963) định nghĩa TVTL là một loại quan hệ XH nhằm đạt đến một quá trình hỗ trợ, quá trình giáo dục và quá trình phát triển [12, 8].
làm cho đối tượng được tham vấn thay đổi, tự lựa chọn và giải quyết vấn đề của chính mình, đồng thời hình thành nên một cá tính độc lập có trách nhiệm, từ đó trở thành một người tốt, một thành viên tốt của XH” [12, 9].
- Trong bài viết “What is Counseling” năm 1981 của Hiệp hội Tư vấn Hoa Kỳ (American Counseling Association) đã định nghĩa: “Tham vấn là một quá trình tương tác mang tính hướng dẫn và khuyên dạy giữa người giúp đỡ và một hay một số người cần được giúp đỡ (thân chủ) từ đó giúp con người phát triển tối ưu” [3, 459].
- Rogers Jenny trong cuốn Caring for people USA, 1990, cho rằng: tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ, hoạt động này giúp đối tượng (người cần được tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống.
- J. Mielke (1999) định nghĩa tham vấn là một quá trình, một mối quan hệ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của thân chủ.
Ở Việt Nam, tham vấn mặc dù mới được xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng với nỗ lực nhằm phát triển loại hình hoạt động này trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm về tham vấn như sau:
- Trong từ điển TLH, tác giả Nguyễn Khắc Viện viết: “Tham vấn là quá trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách xử lý đối với những trẻ em có vấn đề tâm lý”. Ở đây, khái niệm tham vấn được nhìn nhận thiên về góc độ y học và giới hạn chủ yếu chỉ cho những trẻ em có vấn đề tâm lý.
- Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, “Tham vấn là một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết vấn đề của mình”.
- PGS.TS. Trần Thị Minh Đức định nghĩa tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn – người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn – với thân chủ (còn được gọi là khách hàng) – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được
giúp đỡ. Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình (dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Từ những định nghĩa khác nhau về TVTL đã trình bày ở trên, chúng tôi rút ra định nghĩa chung làm khái niệm công cụ để tiến hành nghiên cứu như sau: TVTL là một quá trình phát triển, trong đó người tham vấn cung cấp cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ. Hay nói cách khác, TVTL là quá trình tạo khả năng cho một người để họ có thể phân tích được vấn đề và có được quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.