Mục đích và chức năng của tham vấn tâm lý

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.4. Mục đích và chức năng của tham vấn tâm lý

Mục đích của tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý có những mục tiêu chung như sau: - Sứ mệnh của tham vấn tâm lý là hỗ trợ và phát triển.

- Đạt được những thay đổi ở người đến tham vấn, những thay đổi ấy có thể diễn ra ở ba lĩnh vực cơ bản sau:

+ Lĩnh vực cảm nhận: TVTL có thể làm thay đổi cách mà khách hàng cảm nhận về vấn đề và bản chất XH. Thông thường đây là cái đầu tiên chúng ta đặt ra trong quá trình tham vấn, giúp cho thân chủ nhìn ra vấn đề, thay đổi cách nhìn nhận của họ. Nhà tham vấn cũng phải đặt ra các mục tiêu trung gian (còn gọi là cái đích): thay đổi cảm nhận của thân chủ.

+ Cái đích về niềm tin: Thân chủ thay đổi niềm tin, xây dựng niềm tin về bản thân và sự phát triển. TVTL hướng tới việc tạo ra những thay đổi. Thông thường

giai đoạn này trong TVTL thường diễn ra với thời gian khá dài mới xây dựng được niềm tin cho thân chủ.

+ Cái đích về kỹ năng, thói quen: TVTL hướng tới việc phát triển khách hàng, những kỹ năng mới để đương đầu một cách hiệu quả với các vấn đề của họ; Đó là những kỹ năng tận dụng tối đa các cơ hội, giảm thiểu những yếu tố trở ngại trong môi trường, hình thành thói quen ứng xử mới.

Chức năng của tham vấn tâm lý

Tham vấn tâm lý thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Việc đầu tiên là phải cung cấp thông tin cho khách hàng: phải cung cấp những thông tin một cách khách quan, chính xác, rõ ràng. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được những cách hiểu, những quan niệm lệch lạc, hiểu biết sai lầm.

- Thể hiện sự hỗ trợ: tức là thể hiện sự trợ giúp về mặt tâm lý, tình cảm bằng những hình thức như chia sẻ, lắng nghe (Trong TVTL, lắng nghe là một hoạt động chuyên biệt). Qua đó làm cho khách hàng đến tham vấn cảm thấy yên tâm, giúp họ giải tỏa tâm lý, những đè nén trong lòng.

- Chức năng giải quyết các mâu thuẫn: nhà tham vấn không phải trực tiếp giải quyết, mà giúp đỡ khách hàng giải quyết những khác biệt, những mâu thuẫn của họ với người khác, và giải quyết những mâu thuẫn trong chính bản thân họ.

- Chức năng giải quyết vấn đề: đứng trước những vấn đề mà khách hàng không giải quyết được, nhà tham vấn sẽ giúp khách hàng phân tích những khó khăn, tìm những giải pháp hành động (cùng khách hàng xây dựng kế hoạch hành động), tìm ra được những giải pháp quản lý vấn đề. Với chức năng này, yêu cầu nhà tham vấn cần phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú.

- Chức năng quyết định: nhà tham vấn giúp khách hàng xác định các phương án và lựa chọn các quyết định (quyết định cuối cùng là do khách hàng, nhà tham vấn chỉ phân tích những ưu, nhược của các phương án để giúp khách hàng lựa chọn quyết định đúng đắn). Đây chính là kĩ thuật hỗ trợ ra quyết định.

- Thay đổi hành vi: nhà tham vấn trang bị cho khách hàng các kĩ năng sống phù hợp để khách hàng có thể ra được các quyết định, thực hiện được các thay đổi

Một phần của tài liệu NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)