Bất cân xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 42)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1.4.Bất cân xứng thơng tin trong khâu giám sát tín dụng

Trung tâm tín dụng khách hàng cá nhân và trung tâm tín dụng khách hàng doanh nghiệp phối hợp nhân viên nhân viên tư vấn tài chính khách hàng doanh nghiệp và nhân viên tư vấn tài chính khách hàng cá nhân tại kênh phân phối thực hiện theo dõi kỳ hạn nợ, tình hình trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng ký kết. Khi đến hạn thanh tốn nhân viên trung tâm tín dụng khách hàng cá nhân và trung tâm tín dụng khách hàng doanh nghiệp sẽ thơng báo cho khách hàng, nhắc nhở và đơn đốc khách hàng trả nợ, phối hợp với kênh phân phối nhắc nợ khách hàng, đề xuất hướng xử lý khi nhận thấy khách hàng cĩ dấu hiệu bất ổn trong thanh tốn nợ vay. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ, chuyển nợ quá hạn nếu khách hàng khơng trả nợ cho ngân hàng hoặc chuyển cơng ty xử lý nợ nếu sau khi chuyển nợ quá hạn mà khách hàng vẫn khơng thanh tốn nợ vay.

Song song với việc kiểm tra khách hàng là kiểm tra tài sản đảm bảo. Định kỳ, nhân viên thẩm định tài sản của cơng ty định giá tài sản của ACB phối

hợp với nhân viên tư vấn tài chính khách hàng cá nhân, nhân viên tư vấn tài chính khách hàng doanh nghiệp sẽ đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản thế chấp để hạn chế tối đa rủi ro nếu cĩ khi phải xử lý tài sản để hồi nợ.

Kết quả khảo sát cho thấy cơng tác giám sát tín dụng tại ACB chưa đủ mạnh khi chỉ cĩ 59% số người đồng ý rằng giám sát thường xuyên dịng tiền của khách hàng, chỉ cĩ 53% đồng ý những thay đổi bất thường trong kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồn kho tăng luơn được xem xét kịp thời và tăng cường giám sát khi giá cổ phiếu của khách hàng thay đổi bất lợi. Cũng chỉ cĩ 57% số người đồng ý rằng thường xuyên kiểm tra thơng tin trên Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) các khoản tín dụng lớn, thu thập thơng tin khách hàng từ đối tác khác. Đặc biệt đáng chú ý hơn cả khi việc đánh giá định kỳ về tài sản đảm bảo chưa được coi trọng: chỉ 54% số người đồng ý đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo được tuân thủ đầy đủ, 56% đồng ý các yếu tố bất thường ảnh hưởng giá trị tài sản đảm bảo luơn được đánh giá kịp thời. Cơng việc giám sát khách hàng thơng qua tác động của nền kinh tế chưa được coi trọng khi chỉ cĩ 62% số người được khảo sát đồng ý rằng tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế cĩ những biểu hiện đi xuống, ngành nghề kinh doanh xuất hiện những thơng tin bất lợi ảnh hưởng đến tình hình SXKD của khách hàng. Những hoạt động giám sát khác cũng mới chỉ đạt tỷ lệ số người đồng ý tương đối dao động trong khoảng 70%-75%. Chỉ cĩ cơng tác quản lý nợ xấu chiếm tỷ lệ khá cao vì cĩ 88% số người đồng ý rằng đánh giá và giám sátù chặc chẽ các khoản tín dụng cĩ vấn đề/nợ xấu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bởi:

- Những thơng tin mà cán bộ, nhân viên ngân hàng cĩ được như bảng báo cáo tài chính là khơng đáng tin cậy hay thơng tin trên CIC cịn nghèo nàn, khơng cập nhật kịp thời.

- Quy trình và chính sách tín dụng cịn mang tính chiếu lệ hoặc quá khắt khe làm cản trở khả năng tiếp cận vốn của khách hàng

- Tình trạng cán bộ, nhân viên ngân hàng các cấp vi phạm đạo đức nghề nghiệp

- Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực của cán bộ, nhân viên ngân hàng cịn hạn chế nên khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá về khách hàng chưa tốt.

- Cơ chế giám sát của các cấp quản lý đối với bộ phận tín dụng cịn lỏng lẻo dẫn đến một số cán bộ, nhân viên ngân hàng thờ ơ, vơ trách nhiệm trong việc thực thi những nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 42)