- Cần có những hướng dẫn cho người dân nhận định rõ về chất lượng của gạo Việt Nam, từ đó làm giảm bớt tâm trạng chuộng hàng ngoại nhập, để trên thị trường không còn vấn đề sản phẩm gạo do nước ta sản xuất nhưng lại phải mang tên là gạo nhập. Thực hiện tốt việc này sẽ góp phần thuận lợi cho các công ty thực hiện việc xây dựng thương hiệu.
- Ngoài ra, nhà nước cần quản lý tốt việc vi phạm bản quyền về thương hiệu để tránh tình trạng xuất hiện hàng giả mạo làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp.
- Nhà nước cần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại hoặc tham gia nhiều hoạt động để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Tóm tắt: Từ những mục tiêu đã đề ra, và dựa vào mô hình thương hiệu bảo trợ, công ty thực hiện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo nội địa chất lượng cao theo hướng sạch, an toàn cho sức khỏe với tên An Gia. Đó cũng chính là điểm khác biệt giúp công ty có thể cạnh tranh tốt trên thị trường. Hiện tại, An Gia gồm các dòng sản phẩm từ 3 giống lúa khác nhau là Nàng Nhen, Lúa Mùa Nước Nổi và OM 4900. Các loại sản phẩm này được định giá cao để tăng thêm giá trị và phân phối qua hệ thống siêu thị, các cửa hàng thuận tiện, đại lý, nhà hàng, quán cơm và cửa hàng riêng. Để thực hiện việc quảng bá thương hiệu, công ty sử dụng các chiến lược truyền thông như quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và bán hàng, PR. Tất cả các hoạt động của An Gia phải dựa trên uy tín và đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Thông qua đó, công ty sẽ tạo sự nhận biết, tin tưởng vào thương hiệu.
Chương 6 KẾT LUẬN 6.1. Kết luận
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh là việc sống còn của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, chỉ có thương hiệu mạnh thì các sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với công ty Angimex cũng vậy, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhưng khi công ty hướng đến thị trường gạo nội địa, công ty cần xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm gạo đóng gói chất lượng cao để người tiêu dùng biết đến và tạo sự khác biệt và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm gạo đóng gói nhưng trong đó, gạo Kim Kê là một thương hiệu đáng để công ty Angimex tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm và cũng là đối thủ cạnh tranh chính mà chúng ta cần quan tâm vì thương hiệu gạo Kim Kê đã được xây dựng khá bài bản và có chất lượng.
Xét về mặt người tiêu dùng, họ có thu nhập ngày càng cao nên chú trọng về chất lượng cho bữa ăn và đặc biệt họ rất quan tâm sức khỏe cho gia đình và mong muốn được sử dụng những sản phẩm gạo sạch, không có hóa chất độc hại, có thương hiệu mạnh và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhất là hiện nay, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại thực phẩm, thức ăn có các hóa chất độc hại, đây đang là mối quan tâm lo lắng của nhiều người tiêu dùng. Từ những nhận định này, công ty đã quyết định sử dụng gạo Nàng Nhen, gạo Lúa Mùa Nước Nổi, gạo lức Lúa Mùa Nước Nổi, gạo OM 4900 để đưa ra thị trường theo hướng sản phẩm gạo sạch, an toàn đối với người tiêu dùng, các sản phẩm này đều cùng chung thương hiệu An Gia. Những loại gạo này có nguồn gốc rất rõ ràng và nổi tiếng từ lâu trong dân gian về mức độ thuần khiết do trong lúc trồng không cần phải sử dụng thuốc hóa học nên chắc chắn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Sản phẩm của công ty đầu tiên sẽ được phân phối đến các siêu thị, các cửa hàng thuận tiện, đại lý, cửa hàng riêng, các nhà hàng, quán cơm trong khu vực tỉnh, sau đó, phát triển dần sang các tỉnh lân cận, đến năm 2012, thị trường được phát triển đến thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong cả nước, phấn đấu mỗi tỉnh, thành đều có một cửa hàng riêng. Phân khúc dành cho sản phẩm này là các công nhân viên chức, những người có thu nhập khá cao từ 3 triệu/tháng trở lên và có độ tuổi từ 30 – 50. Với nhóm khách hàng này, họ sẽ dễ dàng chấp nhận chi trả mức giá cao cho sản phẩm.
Tuy nhiên, để tồn tại trên thị trường thì công ty cần có những chiến lược quảng bá hình ảnh cũng như những chiến lược truyền thông như quảng cáo, PR, khuyến mãi cho sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết, dùng thử và tin tưởng vào sản phẩm.
Trong đó, phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất đối với sản phẩm gạo là PR nên chúng ta cần đầu tư với mức chi phí tương đối cao là 60% trên tổng mức chi phí.
6.2. Những đóng góp và hạn chế của đề tài
Khi đọc vào đề tài, chúng ta sẽ nhận thấy được những thuận lợi, khó khăn và vị thế của công ty hiện nay như thế nào. Từ đó, Angimex có thể nhận định những mặt đã làm và những mặt thiếu sót của chính mình để có định hướng phát triển phù hợp hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, với những chiến lược đề ra để kiến tạo cho thương hiệu gạo An Gia, công ty có thể xem xét, bổ sung và ứng dụng thành công vào thực tiễn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót như sau:
- Những dữ liệu thứ cấp thu thập từ nguồn tin của công ty, trên mạng nên vẫn chưa đảm bảo độ tin cậy cao.
- Vì thời gian và kinh phí có hạn nên tôi chỉ tiến hành phỏng vấn 100 người tiêu dùng theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách những khách hàng của Angimex nên độ chính xác của những thông tin chưa cao.
- Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên đề tài còn mang nặng tính lý thuyết, chưa đề ra các kế hoạch cụ thể để thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Bảo Trân. 2006. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
2. Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB Lao Động Xã Hội
3. Lê Thị Ngọc Diễm. 2007. Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần Gentraco. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
4. Lý Quí Trung. 2007. Xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp Việt Nam đương đại. NXB Trẻ.
5. Lưu Thanh Đức Hải. 2003. Nghiên cứu marketing. Giáo trình môn học. Bộ môn Quản trị kinh doanh – Marketing, Đại học Cần Thơ.
6. Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo Dục.
7. Niên giám thống kê. 2006. Phòng tổng hợp và các phòng nghiệp vụ Cục thống kê An Giang.
8. Huỳnh Phú Thịnh. 2006. Chiến lược Kinh Doanh. Giáo trình môn học. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
9. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. Nguyên lý Marketing. NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
10. Paul Temporal. 2007. Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu châu Á. NXB Trẻ.
11. Phạm Quang Diệu – Phạm Hoàng Ngân – Trần Lan Phương – Nguyễn Trang Nhung – Đàm Thu Hằng – Mai Thanh Tú. 2007. Báo cáo thường niên Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và Triển vọng. Trung tâm thông tin Phát triển NNNT – Viện chính sách và chiến lược PTNNNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
12. Richard Moore. 2004. Thương hiệu dành cho lãnh đạo - Những điều cần biết để tạo được một thương hiệu mạnh. NXB Trẻ.
13. Tiêu Ngọc Cầm. 2004. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản ANTESCO. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.
14. Tôn Thất Nguyễn Thiêm. Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và Giá trị, Tập II: Hồn, Nhân cách và Bản sắc.
15. Thu Thủy – Mạnh Linh – Minh Đức. 2005. Thành công nhờ thương hiệu. NXB Văn Hóa Thông Tin.
16. Trương Đình Chiến (chủ biên). 2005. Quản trị thương hiệu hàng hóa – Lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống Kê. Hà Nội.
Báo nhân dân: www.nhandan.com.vn Báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn
Báo tin tức Việt Nam: www.vietnamnet.vn
Chân dung nhà đầu tư: www.vipnews.vietnamnet.vn Cục Thống Kê: www.gso.gov.vn
Cục trồng trọt: cuctrongtrot.gov.vn
Công ty cổ phần Angimex: www.angimex.com.vn
Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng: www.vietnamenterprises.com.vn Hội nông dân Việt Nam: www.hoinongdan.org.vn
Sở nông nghiệp An Giang: sonongnghiep.angiang.gov.vn Thương hiệu Việt: www.thuonghieuviet.com
Thương hiệu nông sản: www.thuonghieunongsan.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Phục vụ đề tài: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO
Phần 1: GIỚI THIỆU:
Xin chào quý Anh/Chị! Tôi tên: Lê Ngọc Đoan Trang, là sinh viên lớp DH5KD, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành khảo sát lấy ý kiến người tiêu dùng về sản phẩm gạo. Mong các Anh/Chị dành chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Tôi thành thật cám ơn sự cộng tác và giúp đỡ của các Anh/Chị. Tôi xin bảo đảm mọi ý kiến của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ áp dụng cho mục tiêu nghiên cứu.
Phần 2: CÂU HỎI:
Câu 1: Khi mua gạo, Anh/Chị có quan tâm như thế nào đối với những yếu tố dưới đây?
Anh/Chị vui lòng đánh giá mức độ quan tâm theo mức sau:
1 2 3 4 5
Không
quan tâm Ít quan tâm
Không có ý
kiến Quan tâm
Rất quan tâm
Số thứ
tự Các yếu tố quan tâm khi chọn mua gạo Mức độ
1 Giá 1 2 3 4 5 2 Độ dẻo 1 2 3 4 5 3 Độ mềm 1 2 3 4 5 4 Độ xốp 1 2 3 4 5 5 Vị ngọt của gạo 1 2 3 4 5
6 Thành phần dinh dưỡng của gạo 1 2 3 4 5
7 Mùi thơm của gạo 1 2 3 4 5
8 Độ trắng, không lẫn sạn thóc của gạo 1 2 3 4 5 9 Dung lượng thuốc trừ sâu còn lại của gạo 1 2 3 4 5 10 Thương hiệu, nhãn hiệu đáng tin cậy 1 2 3 4 5
12 Các dịch vụ khuyến mãi kèm theo 1 2 3 4 5
13 Dễ nấu 1 2 3 4 5
Câu 2: Anh/Chị thường mua gạo ở những nơi nào?
1. Sạp gạo ở các chợ 2. Cửa hàng, đại lý gạo 3. Siêu thị 4 . Khác: (ghi rõ)……… Câu 3: Anh/Chị có sẵn lòng mua các loại gạo tuy giá hơi cao nhưng đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và an toàn cho sức khỏe?
1. Luôn sẵn lòng 2. Có thể sẽ mua 3. Không mua
Câu 4: Theo Anh/Chị gạo chất lượng cao (có thương hiệu) phải đảm bảo các yếu tố nào?
1. Đảm bảo về chất lượng (ngon, trắng…). 2. Mẫu mã bao bì đẹp.
3. Biết rõ nguồn gốc lúa.
4. Đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe. 5. Khác: (ghi rõ)……….
Câu 5: Anh/Chị thường mua gạo với mức giá bao nhiêu?...đồng/kg. Câu 6: Mức giá tối đa mà Anh/Chị có thể chấp nhận mua trên 1 kg gạo là bao nhiêu?
...đồng.
Câu 7: Anh/Chị thích ăn loại gạo nào, kể tên theo thứ tự (1: thích nhất, tiếp theo 2, 3…) và
cho lý do tương ứng:
Tên các loại gạo Chọn theo thứ tự Lý do
1. Gạo Jasmin
2.Gạo thơm Lài Sữa
3.Gạo thơm Lài Trong
4.Gạo Sóc Thái
5.Gạo Thái
6.Gạo tấm Thái
7.Gạo Trắng Tép
8.Gạo Đài Loan
9.Gạo Thần Nông
10.Gạo Tài Nguyên
11.Gạo Nàng Thơm Chợ Đào
12.Gạo Nhật
13.Gạo khác: ………..
Câu 8: Khi nói đến thương hiệu gạo, Anh/Chị nhớ ngay đến nhãn hiệu nào sau đây? (ghi
theo thứ tự 1:nhớ đầu tiên, 2: nhớ đến thứ 2, …).
Tên các loại gạo Số thứ tự
1. Gạo Kim Kê
2. Gạo Bảy núi
3. Gạo Chín Con Rồng Vàng
4. Gạo Thiên Nga
5. Gạo Việt Đài
6. Gạo Xuân Hồng
7. Gạo Sen Vàng
8. Gạo Sông Hậu
9. Gạo Mê Kông
10. Các gạo khác: ……….. ………
Câu 9: Hiện nay, gia đình Anh/Chị đang sử dụng loại gạo nào và số lượng sử dụng trung
bình trên tháng là bao nhiêu?
……… Câu 10:
Anh/Chị vui lòng cho biết lý do chọn loại gạo đó?
……… ………
Câu 11: Điều gì quyết định đến việc chọn loại gạo của Anh/Chị cho gia đình?
1. Kinh nghiệm bản thân. 2. Do người quen giới thiệu. 3. Người bán gạo giới thiệu.
4. Nghe quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. 5. Khác: (ghi rõ)………..
Câu 12: Anh/Chị có tìm hiểu các thông tin về gạo trước khi quyết định mua hay không?
1. Có (Tiếp câu Câu 13) 2. Không
Câu 13: Anh/Chị nhận được thông tin về gạo dựa trên phương tiện nào?
1.Quảng cáo trên báo chí. 5. Quảng cáo trên các poster, băng rol. 2.Quảng cáo trên truyền hình. 6. Những người đã mua trước giới thiệu lại. 3.Quảng cáo trên Internet. 7. Từ các tổ chức, hiệp hội về lương thực. 4.Người bán hàng giới thiệu. 8. Khác (ghi rõ):………..
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân:
Họ tên đáp viên:...Nam Nữ Tuổi:...
Nghề nghiệp:………..Thu nhập trung
bình/tháng:………. Địa chỉ:………Điện thoại
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị và chúc Anh/Chị luôn đạt được nhiều thành công.