Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường gạo (Trang 28)

Trong thời gian tới, công ty đã đề ra hướng phát triển như sau:

- Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ ngoài mặc hàng gạo trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao.

- Duy trì tốt ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Phi, châu Á, tăng sản lượng ở thị trường châu Âu. Xuất khẩu gạo chất lượng cao sang những thị trường bán lẻ thích hợp, mang lại lợi nhuận cao như ở Nhật, Pháp và Hồng Kông bằng cách liên kết với các nhà bán lẻ lớn, từng bước xây dựng thương hiệu cho gạo,để được là công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực thực phẩm ở năm 2020. Mở rộng quy mô cho lĩnh vực xuất khẩu gạo, phát triển sản phẩm cả về chất lượng lẫn số lượng.

- Quan tâm phát triển thêm thị trường gạo nội địa, xác định đây là thị trường gốc để phát triển thương hiệu, đa dạng các đối tượng khách hàng. Đến năm 2009, tổng sản lượng gạo nội địa bán được là 30,000 tấn.

- Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 – 2000.

- Nâng cao trình độ, tay nghề và thu nhập cho nhân viên, người lao động. - Giữ vững danh hiệu là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam.

Tóm tắt: Được thành lập từ năm 1976 đến nay, công ty đã có rất nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong đó có các lĩnh vực chính là xuất khẩu lương thực (mà chủ yếu là gạo), kinh doanh thương mại nội địa, đại lý xe Honda, dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin, kinh doanh dịch vụ và điện thoại di động S-Phone, mua bán các mặt hàng tiêu dùng, phân bón. Trong quá trình hoạt động, công ty cũng gặp không ít những khó khăn như việc kinh doanh chủ yếu là gạo nên còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, thời tiết. Thêm vào đó, đây là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ các thay đổi của chính sách xuất khẩu do nhà nước quy định. Ngoài ra, chưa xây dựng hệ thống thương hiệu cho gạo xuất khẩu nên xuất với số lượng nhiều nhưng giá trị không cao. Tuy nhiên, ngoài những khó khăn thì công ty cũng có nhiều mặt thuận lợi về vị trí địa lý là gần nguồn nguyên liệu đầu vào, có đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết. Bên cạnh đó, công ty đã được bình chọn là một trong những 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu nước ta. Đến nay, công ty đã cổ phần hóa thành công và đang có nhiều định hướng tốt cho tương lai.

Chương 4 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Tiếp theo chương giới thiệu về công ty, chương này tôi tiến hành phân tích thị trường. Phân tích thị trường bao gồm các công việc như tìm hiểu môi trường vĩ mô cụ thể là các chính sách của nhà nước, điều kiện tự nhiên, khí hậu… có ảnh hưởng đối với ngành kinh doanh gạo; phân tích môi trường vi mô gồm những nét văn hóa, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà công ty đang đối mặt; tiếp theo là tìm hiểu tình hình của đối thủ cạnh tranh để biết họ cũng đang có những điểm mạnh, điểm yếu gì; để từ đó thực hiện phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu theo hướng của công ty. Bên cạnh đó, tôi phân tích khách hàng mục tiêu này để có chiến lược xây dựng thương hiệu thích hợp. Việc phân tích khách hàng được sử dụng bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 100 đối tượng để thu thập kết quả. Kết quả thu thập được tôi phân tích và đánh giá trong nội dung chương như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường gạo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)