Kiến tạo thương hiệu gạo

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường gạo (Trang 57)

Thương hiệu của gạo nên được xây dựng dựa trên tính cách thân thiện, tự tin, chân thật, tạo cảm giác ấm áp cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Tên thương hiệu được đặt cho dòng sản phẩm gạo nội địa là: An Gia. “An Gia” mang ý nghĩa là gia đình hạnh phúc, an toàn cho sức khỏe. Điều này nói lên được đặc tính của sản phẩm là một loại gạo sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu, an toàn về chất lượng mà khi ăn có thể góp một phần bảo vệ được sức khỏe cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, An Gia còn mang một ý nghĩa về xuất xứ của hàng hóa là từ tỉnh An Giang. Cụm từ An Gia về âm điệu cũng dễ đọc, dễ nhớ, không gây khó khăn gì cho người tiêu dùng.

Câu slogan kết hợp với tên thương hiệu phải làm nổi bật lên được lợi ích của sản phẩm và gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, câu slogan sử dụng cho gạo nên xuất phát từ đặc tính của sản phẩm là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, các từ ngữ sử dụng trong câu phải thể hiện tính thân thiện, gần gũi, tự tin và chân thật.

Tiếp theo là một thành phần cũng không kém phần quan trọng đó là logo, logo của thương hiệu là phần đồ họa được thiết kế hoàn toàn mới so với logo của công ty. Logo phải thể hiện tên thương hiệu, và màu sắc chủ đạo được sử dụng cho sản phẩm đó là màu xanh lá mạ và màu trắng để làm nổi bật lên sự thuần khiết và đẹp mắt.

Hình tượng của thương hiệu được xây dựng phải phù hợp với tính cách của thương hiệu là thân thiện, tự tin, gần gũi với người tiêu dùng và đặc biệt là gần gũi với người phụ nữ Việt Nam.

Bao bì của sản phẩm được thiết kế gồm loại 2kg, 5kg, 10kg, 20kg để thuận lợi cho nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng. Trên bao bì vẫn thể hiện hai màu sắc chủ đạo là màu xanh lá mạ và màu trắng. Đặc biệt, khi người tiêu dùng nhìn vào bao bì phải thấy và cảm nhận được chất lượng của hạt gạo. Bao bì được thể hiện những thông tin sau:

+ Tên thương hiệu, logo, slogan của sản phẩm.

+ Tên riêng của từng giống lúa, nguồn gốc, xuất xứ của gạo. + Cách hướng dẫn nấu.

+ Thành phần dinh dưỡng, cách bảo quản, ngày sản xuất và hạn sử dụng. + Trọng lượng gạo.

+ Các chứng nhận y tế và chứng nhận về chất lượng. + Địa chỉ tư vấn khách hàng.

+ Tên công ty, logo công ty và địa chỉ liên lạc.

Công ty nên sử dụng loại bao bì có túi xách và có thể sử dụng để đựng các đồ dùng khác khi đã hết gạo. Các thành phần nêu trên phải được in, trình bày rõ ràng, thuận tiện cho khách hàng khi xem những thông tin vì bao bì cũng là một nơi quảng bá hình ảnh thương hiệu hữu hiệu. Bên cạnh đó, công ty có thể dễ dàng nhận dạng sản phẩm của mình để tránh trường hợp hàng bị giả mạo.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường gạo (Trang 57)