Trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường vi mô. Hoạt động xây dựng thương hiệu cũng vậy, chúng ta cũng cần phân
tích môi trường vi mô, cụ thể là phân tích môi trường doanh nghiệp thông qua hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, các giá trị, văn hóa, truyền thống của doanh nghiệp… để rút ra những tác động của doanh nghiệp đến vấn đề xây dựng thương hiệu.
* Về các giá trị và văn hóa công ty
- Công ty đã có chứng nhận ISO 9001 – 2001 về quản lý. - Công ty đang xây dựng mô hình văn hóa công ty.
- Hiện nay, công ty đang tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu theo quy trình GAP ASEAN cho giống lúa Nàng Nhen.
* Điểm mạnh
- Công ty Angimex đã hoạt động lâu năm trong ngành hàng gạo nên có không ít những kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Ban lãnh đạo của công ty là những người có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ nhân viên hiện nay của công ty trẻ, năng động, hăng hái trong công việc. Riêng nhân viên marketing đã được công ty đào tạo để tăng tính chuyên nghiệp.
- Công ty có hệ thống dây chuyền sản xuất với công suất lớn, kho bãi rộng, sức chứa lớn.
- Angimex có khả năng huy động vốn tốt, đã có uy tín trong kinh doanh. - Đã đạt chứng nhận ISO 9001 – 2001 về quản lý.
* Điểm yếu
- Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu.
- Tuy dây chuyền sản xuất có công suất lớn, hệ thống kho bãi rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ để sản xuất tiêu thụ cho nội địa.
- Vùng nguyên liệu dành cho gạo nội địa hiện đang xây dựng chưa hoàn tất nên chưa đủ sản lượng lớn để tung ra thị trường.
* Cơ hội
- Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh. - Công ty còn có điểm mạnh là nằm gần nguồn nguyên liệu nên thuận lợi cho việc thu mua và kiểm tra chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
- Thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng muốn được an toàn cho sức khỏe.
- Hiện nay trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp.
- Giá gạo trên thị trường hiện nay không ổn định nên gây khó khăn trong vấn đề định giá.
- Tại thời điểm này, công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống phân phối vững chắc trong nước.
- Các doanh nghiệp sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn khi gia nhập WTO. - Nông dân chưa có nhiều cải tiến trong quy trình sản xuất nên sản lượng và chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Từ những nhận định về điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức trên, ta thấy Angimex có đầy đủ các tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất và khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu tốt nhờ vào vị trí thuận lợi của công ty, cũng như những kinh nghiệm đã đạt được trong lĩnh vực kinh doanh gạo, để từ đó có thể đầu tư, phát triển lớn, rộng thêm ngành hàng gạo. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với những thử thách như ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường với các thương hiệu gạo ngon, nổi tiếng. Họ đã đáp ứng được khá nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, muốn phát triển ở thị trường trong nước và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh, được người tiêu dùng tin tưởng, hài lòng, công ty cần xây dựng thành công thương hiệu gạo nội địa. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay đối với Angimex.