Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHLD Việt Thái

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 33)

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1.Tổng quan về NHLD Việt Thái

NHLD Việt Thái (VSB) thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/08/1995. Đây là ngân hàng liên doanh giữa 03 đối tác lớn là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTM Siam của Thái Lan (SCB) và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%. Sự liên kết chặt chẽ của các đối tác đã hỗ trợ cho VSB những điều kiện hoạt động thuận lợi mà không phải ngân hàng nào cũng có được như dựa vào hệ thống mạng lưới Agribank trải rộng khắp mọi miền đất nước; sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của SCB; tạo quan hệ với khách hàng của tập đoàn CP.

Tính đến nay, VSB đạt mức vốn điều lệ là 161 triệu USD (tương đương 3.387 tỷ đồng). Ngân hàng có tổng số 221 nhân viên, thiết lập được 8 chi nhánh và 2 phòng giao dịch. Qua hơn 18 năm hoạt động tại Việt Nam, VSB đã đạt được những vị thế nhất định. Năm 2008, tạp chí Asianmoney đã công nhận VSB là ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất trong năm của Việt Nam.

2.1.1.2.Mạng lưới hoạt động

Với chủ trương ổn định và phát triển mạng lưới, đến nay VSB đã thiết lập được các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương. Mạng lưới hoạt động của VSB tập trung vào ba khu vực trọng điểm bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; Tp. Hà Nội, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở Tp. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; Tp. Đà Nẵng, phụ trách các hoạt động ngân hàng ở khu vực miền Trung.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống VSB

2.1.2.2. Bộ máy điều hành

Hiện nay, toàn bộ nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm ở vị trí quản lý cao cấp trong ngành ngân hàng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý của ngân hàng.

VSB là ngân hàng có quy mô nhỏ trong hệ thống NHTM, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên sự không đồng đều về kinh nghiệm, trình độ quản lý của Ban điều hành cũng gây không ít khó khăn cho VSB. Về vấn đề nhận thức, Ban lãnh đạo VSB có sự nhận thức chưa cao về những áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế và của ngành ngân hàng. Thời gian gần đây, Ban lãnh đạo VSB bước đầu đã có sự nhận thức về vấn đề này và đang từng bước nỗ lực

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng kiểm toán nội bộ

Ban kiểm soát nội bộ

Ban Tổng giám đốc

Tổng giám đốc

Hội đồng Tín dụng

Ban Quản lý rủi ro Phó Tổng Giám đốc

thứ nhất Phó Tổng Giám đốc

Ban kinh doanh tiếp thị

Ban kế hoạch tiếp thị Ban hành chính tổ chức

Ban Quản lý tín dụng Ban Hoạt động tín dụng

Các chi nhánh

Ban Nguồn vốn & Dịch vụ thương mại

Ban Kế toán & Dịch vụ khách hàng Ban Công nghệ thông

tin

trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới (Nguyễn Lê Phương Thảo, 2010).

2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của VSB giai đoạn 2008-2012 2.2.1. Huy động vốn 2.2.1. Huy động vốn

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2012

Năm Vốn huy động

(Triệu đồng)

Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2008 2.673,68 -

2009 2.970,28 11,1

2010 3.870,62 30,3

2011 3.121,74 -19,4

2012 2.555,87 -18,1

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VSB giai đoạn 2008-2012” [1]

Tổng nguồn vốn huy động qua các năm có sự biến động đáng kể. Năm 2010, VSB đạt số dư tiền gửi cao nhất là 3.870,62 triệu đồng. Nguyên do tiền gửi từ các TCTD khác tăng mạnh. Từ năm 2011, số dư tiền gửi bắt đầu giảm dần. Nguyên nhân là do trong khi các NHTM CP khác có lãi suất cạnh tranh cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng thì VSB hầu như không có bất kỳ chương trình khuyến mãi nào. Chính điều ấy đã khiến cho một lượng lớn khách hàng chuyển sang ngân hàng khác. Qua đó cho thấy VSB chưa xây dựng được một chính sách tiền gửi tốt để có thể tăng trưởng nguồn vốn huy động của mình.

2.2.2. Tín dụng

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giai đoạn năm 2008-2012

Năm Dư nợ cho vay (Triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2008 1.278,36 -

2009 2.274,62 77,93

2010 2.785,17 22,45

2011 3.073,78 10,36

2012 2.845,33 -7,43

Tín dụng vẫn là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Các dịch vụ tín dụng đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như: cho vay kinh tế cá thể; cho vay tiêu dùng; cho vay doanh nghiệp; cho vay đồng tài trợ và bảo lãnh ngân hàng.

Dư nợ cho vay hầu như tăng dần qua các năm. Hoạt động tín dụng thực sự khởi sắc vào năm 2009 với tốc độ tăng trưởng rất mạnh là 77.93% so với năm trước bởi nền kinh tế năm 2009 nói chung dần phục hồi sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ đã kích thích hoạt động cho vay. Tuy nhiên đến năm 2012, dư nợ cho vay lại sụt giảm 7,43% so với năm 2011. Một phần nguyên nhân do năm 2012 là một trong những năm kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, số lượng doanh nghiệp trong nước bị giải thể và dừng hoạt động tăng cao so với năm 2011. Hơn nữa, để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và quản lý chất lượng tín dụng trong tình hình khó khăn này, VSB đã quyết định giảm dư nợ cho vay.

2.2.3. Thanh toán quốc tế

Bảng 2.3: Dịch vụ thanh toán quốc tế của VSB giai đoạn 2008-2012

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 L/C; trong đó: L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu 473,94 349,62 124,32 523,17 449,12 74,05 459,64 338,05 121,59 402,00 83,30 318,70 269,26 78,46 190,80 Nhờ thu; trong đó:

Nhờ thu xuất khẩu Nhờ thu nhập khẩu 1.919,75 52,80 1.866,95 490,35 134,00 356,35 663,27 379,28 283,99 377,18 96,77 280,41 301,24 120,75 180,49

Dịch vụ thanh toán quốc tế tại VSB chủ yếu có 2 hình thức là thư tín dụng (L/C) bao gồm L/C nhập khẩu, L/C xuất khẩu và nhờ thu bao gồm nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh số từ dịch vụ nhờ thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế. Nhưng các năm sau đó, doanh thu từ dịch vụ này cũng giảm dần và gần ngang bằng với doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C. Doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế hầu như giảm mạnh qua các năm cho thấy VSB chưa thật sự nỗ lực tích cực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ mà cụ thể là phí dịch vụ cao hơn so với mặt bằng chung, đồng thời dịch vụ không thể hiện ưu điểm hơn so với các ngân hàng khác.

2.2.4. Các dịch vụ khác

Trong những năm gần đây, bên cạnh nghiệp vụ truyền thống về nguồn vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, VSB đã mở rộng phát triển các loại hình dịch vụ khác như: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Dịch vụ SMS Banking cung cấp cho khách hàng những tiện ích mới, tiết kiệm thời gian trong việc kiểm tra tài khoản giao dịch và cập nhật thông tin tài chính ngân hàng thông qua hệ thống tin nhắn... Dịch vụ ngân hàng thu phí bao gồm: chuyển tiền trong nước; chi hộ lương; kiểm đếm hộ, kiểm định hộ tiền mặt; thu hộ, chi hộ tiền mặt; thanh toán tiền điện, điện thoại và internet; mua, bán ngoại tệ. Tuy nhiên, các dịch vụ này chưa thực sự được chú trọng nên mới chỉ mang lại một phần thu nhập rất nhỏ cho ngân hàng.

2.3. Phân tích thực trạng RRTN tại VSB

2.3.1. Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng

2.3.1.1. Rủi ro do cán bộ nhân viên ngân hàng gây nên

(1) Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ

 CBTD mượn TSĐB của khách hàng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích hỗ trợ khách hàng thay đổi nội dung đăng ký nhưng sau đó đã cấu kết với khách hàng mang tài sản đi xóa thế chấp và cầm cố nhằm chiếm đoạt tài sản. Điều đó khiến cho ngân hàng bị mất TSĐB của khách hàng và thất thoát hàng chục tỷ đồng.

 Ban lãnh đạo cấu kết với khách hàng trong quá trình thẩm định tài sản và chỉ định cho CBTD nâng giá TSĐB nhằm cho vay vượt nhiều lần so với giá trị TSĐB. Đến khi khách hàng không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải phát mãi tài sản và tài sản không đủ đảm bảo cho khoản nợ tại ngân hàng.

(2) Các sai sót trong tác nghiệp của cán bộ

Sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn: mở tài khoản khi hồ sơ của khách hàng chưa đủ thông tin; chưa thực hiện quét hình ảnh, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng lên mạng nội bộ; sai sót trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của khách hàng trên các chứng từ giao dịch; sai sót của giao dịch viên trong quá trình nhập dữ liệu vào chương trình như chọn sai màn hình, sai sản phẩm, hạch toán nhầm tài khoản và tính phí nhầm. Đây là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao mà nguyên nhân cơ bản nhất chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chưa nghiêm, hay do sự cẩu thả của cán bộ giao dịch trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

Sai sót trong nghiệp vụ Chuyển tiền: sai sót trong việc tính và thu các loại phí không đúng theo quy định của ngân hàng; sai sót trong hồ sơ của khách hàng như số tiền bằng số và bằng chữ ghi chênh lệch nhau nên chuyển tiền không khớp nhau; lập nhiều lệnh chuyển tiền đi có cùng nội dung; ghi sai tên đơn vị thụ hưởng. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến người thụ hưởng, nếu không được Kiểm soát viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mất tiền.Sai sót nhiều nhất xảy ra trong nghiệp vụ chuyển tiền điện. Sai sót này do nguyên nhân chủ quan của cán bộ như xao nhãng, không tập trung trong công việc, trong khi Kiểm soát viên lại quá tin tưởng cán bộ giao dịch nên chỉ kiểm tra một cách sơ xài. Nội dung chuyển tiền sai dẫn đến số tiền chuyển bị treo lại làm cho việc thanh toán tiền điện của khách hàng bị chậm trễ gây nên hậu quả khách hàng bị cắt điện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của họ. Khi ấy, khách hàng sẽ mất niềm tin vào ngân hàng, hình ảnh và uy tín của

ngân hàng cũng bị giảm sút. Đồng thời, ngân hàng có thể bị mất đi một số khách hàng hiện có cũng như khách hàng tiềm năng.

Sai sót trong nghiệp vụ Kho quỹ: Các sai sót xảy ra nhiều nhất trong nghiệp vụ này là vấn đề nhầm lẫn trong việc thu, chi tiền. Những dấu hiệu rủi ro liên quan đến việc thu, chi tiền của các cán bộ kho quỹ như không phát hiện được tiền giả, nhầm lẫn trong việc phân loại tiền, tiền mặt không được đóng gói, niêm phong, sắp xếp đúng quy định; chi trả tiền thừa hoặc thiếu so với đề nghị của khách hàng.

- Có thể nói nghiệp vụ kho quỹ vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng, mang tính bảo mật, cẩn thận và trách nhiệm cao. Tuy nhiên tại một số chi nhánh, cán bộ ngân quỹ chỉ có một người. Do đó, những khi cán bộ này nghỉ phép hoặc những lần đi điều tiền từ NHNN, buộc phải nhờ một cán bộ nghiệp vụ khác vốn không nắm vững quy trình nghiệp vụ kho quỹ sang thay thế. Điều này mang lại RRTN rất cao vì những cán bộ nghiệp vụ khác vốn không có kỹ năng, nghiệp vụ kho quỹ nên rất dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong quá trình tác nghiệp.

- Đặc biệt, một số cán bộ kho quỹ đã thực hiện sai quy trình tác nghiệp như việc cho khách hàng ký tên nhận tiền trước nhưng thực tế người nhận tiền là người khác. Điều này được lý giải do sự tin tưởng của cán bộ và khách hàng nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng không có điều kiện đến nhận tiền. Tuy nhiên, đây là rủi ro rất lớn nếu như khách hàng “trở mặt” sẽ gây khó khăn cho ngân hàng.

- Thêm vào đó, theo quy định của ngân hàng, xe điều tiền là loại xe được thiết kế chuyên biệt chỉ được sử dụng cho việc điều tiền. Tuy nhiên, có một vài chi nhánh lại dùng xe điều tiền để đi công tác hay ngược lại đi điều tiền đến NHNN bằng loại xe thông thường. Điều này không những trái với quy định mà còn vì tính chất quan trọng của việc sử dụng xe điều tiền đúng mục đích trong việc bảo vệ tài sản của ngân hàng.

Sai sót trong nghiệp vụ Luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán: sai sót thường gặp trong nghiệp vụ này là thiếu chữ ký, con dấu của khách hàng; thiếu chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ giao dịch hay việc chậm gửi chứng từ giao dịch

từ các Phòng giao dịch về chi nhánh so với thời gian quy định. Việc chậm nộp chứng từ về bộ phận Kế toán tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho công tác hậu kiểm tra của bộ phận Kế toán khi không phát hiện kịp thời những sai sót tác nghiệp để khắc phục.

Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng:

- Vì khối lượng công việc nhiều cùng sức ép thời gian hoàn thành công việc nên có trường hợp cán bộ không thực hiện việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng mà chỉ ngồi tại phòng làm việc để viết Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay nhằm đối phó với Thanh tra ngân hàng. Điều này khiến cho việc thực hiện kiểm tra sau giải ngân chỉ mang tính chất hình thức, không còn ý nghĩa, không thể phát hiện ra việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng.

- Cán bộ không đi thẩm định tài sản thực tế mà chỉ thông qua giấy tờ tài sản để tự định giá dưới sự chấp thuận của Ban lãnh đạo. Đến khi khách hàng không có khả năng trả nợ, buộc phải phát mãi tài sản thì mới phát hiện ra tài sản định giá quá cao so với ban đầu. Lúc ấy, tài sản không đủ đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Quy định của ngân hàng là cán bộ cho vay không được phép thẩm định tài sản nhằm ngăn chặn tình trạng cán bộ cấu kết với khách hàng để nâng giá trị khoản vay. Do đó, cán bộ cho vay và cán bộ thẩm định phải là hai người khác nhau. Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp khi đi thẩm định tài sản chỉ có cán bộ cho vay đi về mô tả lại cho cán bộ thẩm định. Như vậy, người định giá tài sản thực chất lại không đi thẩm định tài sản mà chỉ biết đến tài sản thông qua mô tả của cán bộ cho vay. Làm như vậy chỉ là phương thức đối phó với Thanh tra ngân hàng trên giấy tờ chứ thực chất không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)