Phân tích động cơ thúc đẩy việc ứng dụngtiêu chuẩn ISO31000:2009 vào công

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 54)

công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VSB

Như đã phân tích ở chương I của cùng luận văn này. Đối với tình hình hiện tại của VSB thì việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị RRTN là một sự lựa chọn khá hợp lý. Bởi vì những nguyên tắc quản trị rủi ro của chuẩn ISO này thỏa mãn được các điều kiện về thời gian, công nghệ, nhân sự và khả năng tài chính của ngân hàng hiện tại.

Bên cạnh đó, những lợi ích khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 thành công mang lại là không nhỏ. Dựa trên nền tảng lý thuyết như đã trình bày ở chương I, câu hỏi được đặt ra là ngân hàng sẽ được lợi ích như thế nào khi thực hiện quản trị RRTN theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Chúng ta có thể thấy được là có rất nhiều các lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại. Tuy nhiên, nó có thể đáp ứng được toàn bộ hay một số lợi ích cụ thể nào đó và những lợi ích nào được chính các tổ chức mong đợi tùy vào từng tổ chức. Dựa trên vấn đề này, tác giả đã thực hiện cuộc nghiên cứu trong nội bộ VSB nhằm xem xét các yếu tố nào mà hiện tại ngân hàng cần. Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên toàn hệ thống các chi nhánh của VSB, qua đó tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá các động cơ thúc đẩy của CBNV VSB đối với tiêu chuẩn ISO 31000:2009

Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

1 Công tác quản trị RRTN tại VSB

2

Giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.

9,9% 9,9% 15,4% 29,1% 35,7%

3 Giúp nhà quản trị nhìn ra sơ hở và

hạn chế trong nghiệp vụ. 10,4% 10,4% 37,4% 22,5% 19,2%

4

Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng trong thời gian tới.

13,7% 18,7% 34,6% 18,1% 14,8%

5 Giúp ngân hàng có mô hình quản

trị RRTN hoàn chỉnh và hiệu quả. 16,5% 38,5% 22,0% 12,6% 10,4%

6 Giúp ngân hàng thiết lập và hoàn

thiện khung quản trị RRTN. 10,4% 35,7% 23,1% 14,8% 15,9%

7 Nâng cao trách nhiệm của nhà

quản trị trong công tác nghiệp vụ. 9,3% 15,4% 23,6% 40,7% 11,0%

8 Giúp phân bổ và sử dụng các

nguồn lực để xử lý rủi ro một cách hợp lý.

12,1% 15,4% 23,1% 36,3% 13,2%

9

Thiết lập một cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định và lập kế hoạch.

10,4% 14,3% 36,8% 19,8% 18,7%

10

Giúp nhân viên ý thức tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác nghiệp vụ và ảnh hưởng của nó đến công tác quản trị RRTN của NH.

7,1% 13,2% 18,1% 24,7% 36,8%

11 Giúp ngân hàng xây dựng cơ sở

dữ liệu tổn thất. 10,4% 12,1% 36,8% 26,9% 13,7%

12

Tăng cường sức khỏe và môi trường làm việc an toàn cũng như bảo vệ môi trường.

13 Cải thiện công tác phòng chống

mất mát và quản lý sự cố. 10,4% 13,7% 39,0% 23,6% 13,2%

14 Giảm thiểu thiệt hại trong công

tác tác nghiệp. 7,7% 12,6% 19,8% 22,0% 37,9%

15 Cải thiện khả năng phục hồi của tổ

chức. 18,7% 39,6% 15,9% 14,3% 11,5%

(Nguồn:Số liệu khảo sát)

Qua số liệu được thống kê cụ thể ở bảng trên, ta thấy với 182 người được phỏng vấn thì những lợi ích mà nhận được nhiều sự lựa chọn nhất đó là:

- Giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng (chiếm tỷ lệ 35,7%).

- Nâng cao trách nhiệm của nhà quản trị trong công tác nghiệp vụ (chiếm tỷ lệ 40,7%).

- Giúp phân bổ và sử dụng các nguồn lực để xử lý rủi ro một cách hợp lý

(chiếm tỷ lệ 36,3%).

- Giúp nhân viên ý thức tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác nghiệp vụ và ảnh hưởng của nó đến công tác quản trị RRTN của ngân hàng(chiếm tỷ lệ 36,8%).

- Giảm thiểu thiệt hại trong công tác tác nghiệp (chiếm tỷ lệ 37,9%).

Như vậy, qua kết quả thống kê được tác giả nghiên cứu, ta có được cái nhìn khái quát về những gì mà CBNV VSB mong muốn tiêu chuẩn ISO 31000:2009 có thể giải quyết trong vấn đề RRTN đó là:

Giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng

Tính đến thời điểm hiện tại,VSB chưa xây dựng cho mình bộ các quy tắc nhằm quản trị RRTN.RRTN được hiểu ở đây là những rủi ro thuộc về nhân viên, quy trình nghiệp vụ, các hệ thống công nghệ và một số yếu tố bên ngoài như thiên tai, pháp luật…Tất cả các yếu tố này về phương diện nào đó đều có những ảnh hưởng nhất

định đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ được khắc phục phần nào khi ngân hàng xây dựng được một bộ quy tắc nhằm quản lý và có các kế hoạch đối phó. Đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giúp ngân hàng khắc phục được những rủi ro này bằng cách tái cơ cấu, xây dựng các quy định, điều phối quy trình hoạt động theo các quy ước chung, giúp nhận diện rủi ro và khắc phục chúng kịp thời. Để từ đó giúp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nâng cao trách nhiệm của nhà quản trị trong công tác nghiệp vụ

Các nhà quản trị là đầu tàu chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đến thành công. Vậy nên trách nhiệm của các nhà quản trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Để góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu suất làm việc của Ban lãnh đạo VSB, các quy trình quản trị RRTN của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ thúc đẩy các lãnh đạo phải nỗ lực nhiều hơn trong công việc và nhờ đó cũng nâng cao vị thế lãnh đạo của họ. Nhà lãnh đạo sẽ phải can thiệp vào tất cả các bước trong quy trình hoạt động và đôn đốc nhân viên làm việc sao cho đúng tiến độ. Qua đó sẽ giúp cho các lãnh đạo nắm rõ hơn quy trình quản trị RRTN của tiêu chuẩn ISO 31000:2009, giúp phát hiện cái sai sót và các nguy cơ tiềm tàng, để từ đó có thể khắc phục kịp thời những vấn đề này.

Giúp phân bổ và sử dụng các nguồn lực để xử lý rủi ro một cách hợp lý

Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cũng cung cấp những quy tắc giúp tổ chức sử dụng được tối đa nguồn lực của mình trong công tác xử lý rủi ro nhằm hạn chế sự lãng phí về tiền của. Để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác này, các nhà quản trị cần nhận ra được những rủi ro phát sinh xuất phát từ khâu nào của quy trình hoạt động. Trên cơ sở đó mới có thể phẩn bổ nguồn lực và xử lý rủi ro một cách triệt để. Việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN của ngân hàng giúp ngân hàng hoạt động một cách khoa học, khối lượng công việc được dàn trải đều, nhân viên ngân hàng được phân công một khối lượng công việc như nhau. Do đó khi có vấn đề

xảy ra trong hệ thống ngân hàng, Ban lãnh đạo có thể dễ dàng phát hiện để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Giúp nhân viên ý thức tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác nghiệp vụ và ảnh hưởng của nó đến công tác quản trị RRTN của ngân hàng

Khi VSB quyết định ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 phục vụ cho hoạt động quản trị RRTN, để đảm bảo việc ứng dụng đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi toàn bộ nhân viên của VSB đều phải có mức độ am hiểu tương đối về các quy tắc được trình bày trong tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cũng cung cấp cơ chế đánh giá năng lực nhân viên, hỗ trợ ngân hàng đánh giá một cách rõ ràng và chi tiết khả năng làm việc, tần số sai phạm cũng như năng lực thực sự của nhân viên dựa trên một số tiêu chí chung. Điều này gây áp lực cho nhân viên của ngân hàng, yêu cầu họ phải có nền tảng kiến thức về công tác nghiệp vụ nói chung và về hệ thống quản trị RRTN theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009 nói riêng một cách tương đối để có thể thực hiện tốt nhất. Để từ đó có thể nâng cao ý thức của nhân viên, giúp họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro bằng chuẩn ISO này. Và đó là điều kiện quan trọng để có thể áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cho công tác quản trị RRTN.

Giảm thiểu thiệt hại trong công tác tác nghiệp

Việc xem xét và ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào VSB cũng vì một mục đích chính là “Giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng trong công tác tác nghiệp”. Cho nên đây có thể nói là lý do quan trọng nhất để xây dựng chuẩn quản trị rủi ro này vào ngân hàng. Những quy tắc được trình bày trong tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giúp ngân hàng có cách phát hiện các rủi ro một cách chính xác, tăng khả năng kiểm soát và lường trước các rủi ro từ nhân viên, quy trình nghiệp vụ, công nghệ,môi trường kinh doanh… để từ đó tìm hướng giải quyết và xử lý. Một khi toàn bộ hoạt động của ngân hàng đi vào quy trình được sắp xếp sẵn thì rất dễ để quản lý và khi hệ thống gặp

60 18 19 25 30 19 17 22 19 13 19 16 19 14 34 44 18 19 34 70 65 28 28 26 24 22 19 25 23 72 33 28 68 63 40 42 43 42 67 33 67 70 71 36 29 24 53 41 33 23 27 74 66 36 45 49 54 43 40 26 21 65 35 27 19 29 20 24 34 67 25 23 24 69 21

Công tác quản trị RRTN tại Vinasiam Bank được quan tâm đúng mức hơn. Giúp cho NH hạn chế được rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng

Giúp nhà quản trị nhìn ra sơ hở và hạn chế trong nghiệp vụ Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH trong thời gian tới

Giúp NH có mô hình QTRR tác nghiệp hoàn chỉnh và hiệu quả Giúp NH thiết lập và hoàn thiện khung QTRRTN Nâng cao trách nhiệm của nhà quản trị trong công tác nghiệp vụ Giúp phân bổ và sử dụng các nguồn lực để xử lý rủi ro một cách hợp lý; Thiết lập một cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định và lập kế hoạch; Giúp nhân viên ý thức tầm quan trọng của ISO 31000: 2009 trong công tác nghiệp vụ và ảnh hưởng của nó đến công tác QTRRTN của NH

Giúp NH xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất Tăng cường sức khỏe và môi trường làm việc an toàn, cũng như bảo vệ môi trường;

Cải thiện công tác phòng chống mất mát và quản lý sự cố; Giảm thiểu thiệt hại trong công tác tác nghiệp; Cải thiện khả năng phục hồi của tổ chức.

Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý

trục trặc cũng dễ phát hiện. Từ đó, ngân hàng có thể kiểm soát được tối đa các thiệt hại do RRTN mang lại.

Hình 3.1: Kết quả đánh giá các động cơ thúc đẩy của CBNV VSB đối với tiêu chuẩn ISO 31000:2009

Theo kết quả khảo sát từ biểu đồ trên, chúng ta có được cái nhìn khái quát về mục đích mà VSB đang quan tâm. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 đối với công tác quản trị RRTN là rất nhiều. Tuy nhiên để có thể thực hiện và phát triển nó đúng với nền tảng lý thuyết thì cần phải có thời gian nghiên cứu và nguồn lực tài chính cung ứng phải đủ mạnh. Trước tình hình cấp bách của VSB, Ban lãnh đạo ngân hàng nên cân nhắc việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 để có thể xây dựng cơ chế kiểm soát RRTN trong thời gian sớm nhất.

3.2. Phân tích rào cản và thử thách khi thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)