0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích các rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 76 -76 )

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra RRTN giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại.

Các nguyên nhân gây ra RRTN rất đa dạng. Nó bao gồm các nguyên nhân khách quan thuộc về tự nhiên hay các thủ tục pháp lý mà ngân hàng không thể kiểm soát được hoặc các nguyên nhân chủ quan mà ngân hàng có thể chủ động kiểm soát được như quá trình hoạt động của ngân hàng, trình độ và khả năng làm việc của nhân viên hay do quy trình nghiệp vụ của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố có thể kiểm soát của ngân hàng.

Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của ngân hàng

Năng lực quản lý của ngân hàng là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến việc toàn bộ hệ thống VSB có hoạt động trơn tru hay không. Đây cũng là tiêu chí quyết định công tác quản trị rủi ro của VSB có được thực hiện tốt hay không. Bởi vì muốn kiểm soát rủi ro hiệu quả đòi hỏi năng lực quản lý của Ban lãnh đạo ngân hàng phải rất tốt. Bởi vì năng lực quản lý kém sẽ dẫn đến vô số các hệ lụy như:

Nhân viên làm việc kém hiệu quả;

Không kiểm soát được các nguồn rủi ro, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng;

Cơ chế tổ chức và quy trình hoạt động không có sự đồng nhất….

Qua đó, giúp cho VSB có thể hình dung được mức độ quan trọng của năng lực quản lý đối với quản trị ngân hàng nói chung và trong quản trị rủi ro nói riêng. Để từ đó có phương hướng điều chỉnh phù hợp.

Nguyên nhân thuộc về nhân viên ngân hàng

Nhân viên cũng là một phần quan trọng và không thể tách rời trong một tổ chức, là thành phần tương tác với tất cả các hoạt động của tổ chức. Do đó, rủi ro phát sinh đa số đều bắt nguồn từ nhân viên. Ta có thể thấy một số các nguyên nhân chủ yếu như là:

Nhân viên chưa có đủ năng lực làm việc;

Mức độ am hiểu của nhân viên về quy trình nghiệp vụ còn nhiều thiếu sót; Trách nhiệm trong công việc của nhân viên chưa cao;

Yếu kém về đạo đức nghề nghiệp, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng…

Nguyên nhân thuộc về cơ sở vật chất và công nghệ

Đây cũng là một nguyên nhân góp phần không nhỏ trong việc phát sinh rủi ro cho quá trình hoạt động của ngân hàng. Nhân viên sẽ gặp rủi ro trong hoạt động tác nghiệp nếu:

Công nghệ của ngân hàng không đảm bảo;

Công nghệ không đáp ứng được nhu cầu làm việc;

Chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin kịp thời giữa các bộ phận;

Các hệ thống bị lỗi thời và không thể mang đến cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất…

Còn đối với công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn nếu: Hệ thống thông tin không đảm bảo tính ổn định;

Cung cấp thông tin thiếu tính chính xác và kịp thời, gây sai lệch cho tiến trình ra quyết định và kế hoạch…

Qua đó, ta có thể thấy điều kiện công nghệ và cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng một phần đến hiệu quả làm việc của nhân viên và hiệu quả quản lý của ngân hàng.

3.4.4. Đánh giá rủi ro

Để ước lượng và đánh giá xác suất xuất hiện các RRTN tại VSB, tác giả có đưa ra một số công cụ nhằm phần nào lượng hóa được mức độ RRTN. Qua đó,Ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở để so sánh và ưu tiên xử lý những rủi ro nghiêm trọng hơn trước.

Bước 1: Phân tích khả năng xuất hiện rủi ro (Risk probabilitiy)

Có 4 mức để đo lường khả năng xuất hiện của rủi ro, mỗi mức độ được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự quan trọng của nó.

6 - Thường xuyên : Khả năng xuất hiện rủi ro rất cao

4 - Hay xảy ra : Khả năng xuất hiện rủi ro cao

2 - Đôi khi : Khả năng xuất hiện rủi ro trung bình

1 - Hiếm khi : Khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định

Bước 2:Phân tích mức độ tác động của rủi ro (Risk impact)

Có 4 mức để đo lường mức tác động của rủi ro, mỗi mức độ được gán với một giá trị số (tùy dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó.

8 - Trầm trọng 6 - Quan trọng 2 - Vừa phải

1 - Không đáng kể

Bước 3:Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro (Risk Frame)

Có 4 mức để ước lượng thời điểm rủi ro xuất hiện, mỗi mức được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó.

4 - Rất gần : Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm phân tích

2 - Sắp xảy ra : Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần

1 - Rất lâu : Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được

• Ghi chú: Các giá trị số trên chỉ mang tính tham khảo và minh họa, giá trị của chúng được định tùy tổ chức, tùy dự án.

Bước 4: Ước lượng và phân hạng các rủi ro

Sau đó, rủi ro sẽ được tính giá trị để ước lượng bằng công thức:

Tiếp theo, rủi ro được phân hạng từ cao đến thấp dựa theo các giá trị Risk Exposure tính toán được. Tùy theo tổ chức, doanh nghiệp và đặc thù từng dự án, trưởng dự án (hoặc người được phân công) sẽ xác định những rủi ro nào cần đưa vào kiểm soát, với các mức ưu tiên khác nhau.

3.4.5. Xử lý rủi ro

Sau khi khảo sát và đo lường được rủi ro, ngân hàng sẽ đưa ra các chiến lược để đối phó rủi ro tùy vào ước lượng mức độ tổn thất mà nó mang lại. Có 4 chính sách đối phó rủi ro như sau:

Kế hoạch đối phó rủi ro của tổ chức theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 phụ thuộc chủ yếu vào 4 chính sách: Tránh né, Chuyển giao, Giảm nhẹ và Chấp nhận các rủi ro. Về phương thức áp dụng thì tùy thuộc vào khả năng cũng như nguồn lực của tổ chức và mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro. Ví dụ, nếu tổ chức gặp phải những rủi ro mà việc khắc phục đem lại nhiều thiệt hại hơn là bỏ qua rủi ro đó thì tổ chức sẽ áp dụng chính sách tránh né rủi ro. Và khi tránh né rủi ro, tổ chức sẽ chọn hướng giải quyết khác hoặc hướng đi khác để bù đắp các rủi ro.

Chính sách Chuyển giao rủi ro có nghĩa là khi tổ chức gặp rủi ro thì có thể chuyển giao lại một phần rủi ro cho các chủ thể khác nhằm giảm thiểu rủi ro cho tổ chức. Trên đây, tác giả đã trình bày khá rõ ba khía cạnh mà tổ chức có thể chuyển giao rủi ro hiệu quả đó là: Chia sẻ các rủi ro, Báo cáo lãnh đạo và Mua bảo hiểm. Nếu

tổ chức mua bảo hiểm, rủi ro sẽ được chuyển giao một phần qua các công ty bán bảo hiểm. Báo cáo lãnh đạo tức là để lãnh đạo có hướng giải quyết và khắc phục rủi ro. Cuối cùng là chia sẻ rủi ro với các chủ thể khác liên quan nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại rủi ro mà tổ chức phải gánh chịu.

Tương tự đối với việc Giảm nhẹ và Chấp nhận rủi ro. Tổ chức có thể lựa chọn hình thức giải quyết tùy thuộc vào khả năng, nguồn lực và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đó.

Hình 3.4: Chính sách đối phó rủi ro

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 76 -76 )

×