Trong quá trình xây dựng một bộ tiêu chuẩn mới về quản trị RRTN như tiêu chuẩn ISO 31000:2009, ngoài những cơ hội cũng như lợi ích đạt được sẽ có rất nhiều các thách thức khi áp dụng bộ tiêu chuẩn này vào VSB. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề ra 4 thách thức lớn nhất mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua sự đánh giá của các cán bộ hiện đang công tác tại ngân hàng và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3: Đánh giá các thách thức của CBNV VSB đối với tiêu chuẩn ISO 31000:2009
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1
Việc ứng dụng một chuẩn quản trị rủi ro khá mới vào tình hình thực tại tại ngân hàng hiện nay sẽ có nhiều vấn đề bất cập
8,2% 11,0% 19,8% 22,0% 39,0%
2
Khả năng vận dụng các quy tắc trong tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào thực tế tại ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khan
9,3% 13,7% 42,3% 19,2% 15,4%
3
Các quy tắc chưa sát với tình hình thực tế của các TCTD tại Việt Nam
13,7% 15,4% 18,1% 39,0% 13,7%
4
Việc chưa có nhiều các TCTD áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN tại cơ sở có thể làm cho tính khả dụng của nguyên tắc này bị mất đi
8,8% 11,0% 14,8% 24,7% 40,7%
(Nguồn: Số liệu khảo sát)
Việc ứng dụng một chuẩn quản trị rủi ro khá mới vào tình hình thực tại tại ngân hàng hiện nay sẽ có nhiều vấn đề bất cập
Với thách thức trong việc áp dụng một chuẩn quản trị rủi ro khá mới như tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào tình hình thực tại vào VSB sẽ có nhiều bất cập, có 61% cán bộ đồng ý với quan điểm này. Thực vậy, hiện nay với tình hình thực tại tại ngân hàng chưa từng được áp dụng một tiêu chuẩn nào về quản trị RRTN thì đây quả là
một thách thức lớn. Hơn nữa,tiêu chuẩn ISO 31000:2009 là một tiêu chuẩn tuy đã ra đời từ năm 2009 nhưng với Việt Nam thì chuẩn này vẫn còn khá lạ lẫm.
Khả năng vận dụng các quy tắc trong tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào thực tế tại ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn
Mỗi quy tắc khi được xây dựng đều được các chuyên gia nghiên cứu để có thể áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên, khi áp dụng tại một quốc gia cụ thể, các qui tắc này phải được điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế tại quốc gia đó cũng như thực trạng của tổ chức áp dụng. Là một tiêu chuẩn được nghiên cứu và xây dựng từ nước ngoài, tiêu chuẩn ISO 31000:2009 dù đã được điều chỉnh để có thể linh hoạt cho nhiều đối tượng khác nhau với nhiều loại hình quản trị khác nhau nhưng khi áp dụng vào một tổ chức cụ thể tại Việt Nam như VSB thì chắc chắn sẽ không tránh được những khó khăn. Điều này được thể hiện rõ trong các câu trả lời của cán bộ ngân hàng.Có tới 65,4% cán bộ đồng ý về quan điểm khi vận dụng các quy tắc trong tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào thực tế tại ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Các quy tắc chưa sát với tình hình thực tế của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Một thách thức khi tổ chức chấp nhận đưa một bộ tiêu chuẩn của nước ngoài ứng dụng vào tổ chức mình đó chính là tính khả thi của nó. Thực vậy, một quy tắc có thể sẽ rất thành công tại một quốc gia nào đó nhưng lại thất bại ê chề ở một quốc gia khác. Hoặc khi xây dựng và áp dụng cho tổ chức này rất hiệu quả nhưng khi áp dụng cho tổ chức khác lại không phù hợp. Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 là tiêu chuẩn của nước ngoài. Do đó, các quy tắc khi được xây dựng dù cố gắng để có thể phù hợp cho nhiều đối tượng nhưng chắc chắn vẫn sẽ thiên về xây dựng cho các tổ chức tại một quốc gia hay một vùng lãnh thổ cụ thể. Bên cạnh đó,những tiêu chuẩn như ISO thường xây dựng cho các tổ chức ở các nước phát triển trên thế giới. Chính vì thế, khi áp dụng cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các quy tắc của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 có thể sẽ không sát với thực tế và cụ thể ở đây là VSB.
15 17 25 16 20 25 28 20 36 77 33 27 40 35 71 45 71 28 25 74
Việc ứng dụng một chuẩn quản trị rủi ro khá mới vào tình hình thực tại tại NH hiện nay sẽ có nhiều vấn đề bất cập. Khả năng vận dụng các quy tắc trong ISO 31000:2009 vào thực tế
tại NH sẽ gặp nhiều khó khăn.
Các quy tắc chưa sát với tình hình thực tế của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Việc chưa có nhiều các Tổ chức tín dụng áp dụng ISO 31000:2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại cơ sở có thể làm cho
tính khả dụng của nguyên tắc này bị mất đi.
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Với thách thức này, 52,7% cán bộ được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý khi cho rằng “Các quy tắc của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 chưa sát với tình hình thực tế của các TCTD tại Việt Nam”. Chỉ 29,1% cán bộ không đồng ý hoặc rất không đồng ý quan điểm này.Hay nói cách khác, có 29,1% cán bộ cho rằng các quy tắc của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 phù hợp với tình hình thực tế của các TCTD tại Việt Nam” mà ở đây là VSB.
Việc chưa có nhiều các Tổ chức tín dụng áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại cơ sở có thể làm cho tính khả dụng của nguyên tắc này bị mất đi
Một quy tắc khi được áp dụng thực tế tại các tổ chức sẽ phát huy được tính khả dụng của nó. Trong quá trình áp dụng, nó sẽ bộc lộ những ưu điểm sẵn có và nếu có các yếu điểm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Như đã phân tích ở trên, do hiện nay chưa có nhiều các TCTD áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN tại tổ chức mình nên chúng ta chưa thể đánh giá được tính khả dụng của quy tắc này. Hay nói cách khác, việc có quá ít các TCTD áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN có thể sẽ làm cho tính khả dụng của nguyên tắc này bị mất đi.
Hình 3.3: Kết quả đánh giá các thách thức của CBNV VSB đối với tiêu chuẩn ISO 31000:2009.
Trong số các cán bộ được hỏi của VSB, có 65,4% cán bộ đồng ý hoặc rất đồng ý với quan điểm nêu trên, ngược lại là 19,8% cán bộ không đồng ý hoặc rất không đồng ý. Đây cũng là một thách thức trong việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị RRTN tại VSB.
Qua hình trên, ta thấy được cái nhìn khái quát về việc đánh giá các thách thức của CBNV VSB đối với việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN. Trong đó, các thách thức được đánh giá ảnh hưởng nhất vì được nhiều sự lựa chọn nhất là: Việc chưa có nhiều các TCTD áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào quản trị RRTN tại cơ sở có thể làm cho tính khả dụng của nguyên tắc này bị mất đi và việc ứng dụng một chuẩn quản trị rủi ro khá mới vào tình hình thực tại tại ngân hàng hiện nay sẽ có nhiều vấn đề bất cập.