Như đã phân tích ở các chương trước, mặc dù quản trị RRTN là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, chỉ cách đây 6 năm, quản trị RRTN vẫn còn là một khái niệm mới mẻ. Mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý chính thức cho hoạt động quản trị RRTN. Chính vì vậy mà các NHTM vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động quản trị RRTN trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với RRTN và cơ chế trích lập dự phòng RRTN. VSB tuy là ngân hàng liên doanh giữa 3 đối tác: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Siam và Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan và được đi vào hoạt động từ năm 1995 đến nay nhưng sau 18 năm hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng vẫn chưa xây dựng được khung quản trị RRTN cho mình. Trong phần này, tác giả tập trung đi phân tích những rào cản mà VSB sẽ gặp phải khi áp dụng quản trị RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009thông qua ý kiến của các cán bộ cũng như Ban quản trị ngân hàng. Tác giả thu được kết quả như sau:
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
1 Công tác quản trị RRTN tại các ngân
hàng chưa được quan tâm đúng mức 12,1% 18,7% 19,2% 37,9% 12,1%
2 Chưa có phương pháp định nghĩa và đo
lường chuẩn xác RRTN 40,1% 24,2% 19,2% 9,9% 6,6%
3
Còn quá ít các TCTD tại Việt Nam ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro
12,6% 14,3% 17,6% 40,1% 15,4%
4
Còn nhiều sự lúng túng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro
10,4% 12,6% 17,0% 20,9% 39,0%
5
Công tác quản trị rủi ro tại các TCTD đang có xu hướng thiên về quản trị rủi ro phân tán, khó có thể áp dụng một chuẩn chung
18,7% 20,3% 36,3% 17,0% 7,7%
6 Chi phí cho công tác quản trị RRTN lớn
và cần nhiều nguồn lực 6,6% 11,5% 12,1% 29,1% 40,7%
7 Trình độ quản lý tại các TCTD còn nhiều
hạn chế 9,9% 13,2% 12,6% 25,8% 38,5%
8
Có khá nhiều hệ thống các quy tắc trong quản trị rủi ro đã tồn tại trước sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 31000:2009
16,5% 39,6% 15,9% 14,8% 13,2%
(Nguồn:Số liệu khảo sát)
Công tác quản trị RRTN tại các ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức
Với câu hỏi về công tác quản trị RRTN tại các ngân hàng hiện nay, đa phần các câu hỏi không có sự phân biệt nhiều giữa các câu trả lời. Với 37,9% phiếu trả lời đồng ý với quan điểm“Công tác quản trị RRTN chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức” và 12,1% là rất đồng ý với quan điểm này. Trong khi đó, có 30,8% phiếu trả lời là không đồng ý hoặc rất không đồng ý. Hay nói cách khác, khoảng 30,8% người được hỏi cho rằng công tác quản trị RRTN tại các ngân hàng hiện nay đã được quan tâm đúng mức. Còn 19,2% phiếu trả lời còn lại có quan điểm trung lập trong vấn đề này.
Đây là điểm đáng lo ngại đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Qua đó, nó cũng thể hiện đúng thực trạng về công tác quản trịRRTN của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam mới chỉ quan tâm và tập trung thực hiện quản lý một số rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…Song đối với RRTN thì hầu như chỉ mới bắt đầu, trong khi đó, RRTN là loại rủi ro liên quan tới nhiều yếu tố như: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên ngoài. Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó RRTN luôn xuất hiện trong hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng bị tổn thất vì RRTN trong các ngân hàng thông thường là 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.Đây quả là một tổn thất rất lớn đối với các ngân hàng (Viện chiến lược ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010). Ngoài ra, tổn thất do RRTN ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Trong xu thế phát triển hiện tại, RRTN trở thành vấn đề lớn do môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, hành vi trái pháp luật không ngừng tăng lên trong điều kiện hội nhập quốc tế và áp lực công việc, đòi hỏi kết quả và lòng trung thành của nhân viên ngày càng cao cùng với sự tận tâm của lãnh đạo nhiều hơn, sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn cùng với tốc độ và khối lượng giao dịch tăng mạnh cũng là yếu tố làm tăng RRTN.
Đây chính là rào cản lớn nhất trong việc thực hiện quản trị RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Việc áp dụng và thực hiện mô hình quản trị
RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 đòi hỏi sự nhận thức cũng như quyết tâm rất lớn của Ban quản trị cấp cao của ngân hàng. Đồng thời là sự đồng tâm nhất trí từ Ban quản trị tới các cán bộ của toàn ngân hàng. Và điều không thể thiếu là tiềm lực tài chính cũng như nhân lực mà ngân hàng phải đảm bảo khi quyết định thực hiện công tác quản trị RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009.
Chưa có phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác rủi ro tác nghiệp
Với câu hỏi này, có 64,3% người được hỏi cho rằng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 có phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác RRTN, còn 16,5% các câu trả lời lại cho rằng vẫn chưa có phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Tuy nhiên, câu hỏi này cũng chưa phản ánh hết được bản chất của phương pháp định lượng và đo lường RRTN theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Vì nó phụ thuộc nhiều vào mức độ am hiểu của các cán bộ với tiêu chuẩn ISO 31000:2009 và tất nhiên mức độ am hiểu cũng rất khác nhau giữa các cán bộ và các quản lý khi được hỏi tại các chi nhánh VSB.
Trước tiêu chuẩn ISO 31000:2009 thì với Hiệp ước Basel II, ngành ngân hàng đã hiểu rằng không phải chỉ có hai loại rủi ro tín dụng và thị trường. Do đó, lẽ dĩ nhiên là khung quản trị rủi ro cần phải được mở rộng để có thể quản trị cả mảng RRTN. Nhưng sau không ít thời gian tranh luận, giới lý luận và thực hành quản trị rủi ro vẫn chưa nhất trí được phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác RRTN. Do đó khi được hỏi về tiêu chuẩn ISO 31000:2009, các cán bộ có quan điểm lạc quan khi cho rằng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ bổ sung được những thiếu sót của các tiêu chuẩn trước đó.
Có thể nói rào cản với việc định nghĩa và đo lường chuẩn xác về RRTN của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 được các cán bộ đánh giá không quá quan trọng. Hay nói cách khác, rào cản này lại là lợi thế so với các chuẩn trước đây. Và người được hỏi kỳ vọng
vào việc tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ khắc phục được rào cản này so với các chuẩn quản trị RRTN trước đây.
Còn quá ít các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro
Với 55,5% các cán bộ khi được hỏi cho rằng còn quá ít TCTD tại Việt nam ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro. Chỉ có 26,9% không đồng ý với quan điểm này và 17,6% có ý kiến trung lập.
Đây cũng là một rào cản lớn trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào các TCTD cũng như các ngân hàng Việt Nam nói chung và VSB nói riêng. Vì thông thường khi áp dụng một tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào tổ chức của mình, các ngân hàng cũng như TCTD vừa và nhỏ thường học tập các ngân hàng lớn trong nước trước khi áp dụng và điều chỉnh vào tổ chức của mình. Tuy là một ngân hàng Liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và Thái Lan nhưng các cán bộ của ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào ngân hàng mình vì thấy còn ít tổ chức sử dụng nên chưa thể đo lường được mức độ hiệu quả của tiêu chuẩn này.
Theo tìm hiểu của tác giả, mặc dù được ra đời và được biết đến vào năm 2009 nhưng cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có một bản dịch hoàn chỉnh và thống nhất từ tiếng Anh sang tiếng Việt để các tổ chức có thể áp dụng một cách dễ dàng. Hơn nữa, trải qua 4 năm nhưng tiêu chuẩn này còn khá lạ lẫm đối với các TCTD và hầu như chưa có TCTD nào áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào tổ chức mình. Điều này cũng có thể hiểu được một phần do các TCTD hiện nay vẫn còn đang loay hoay và khá lúng túng với bộ quy tắc của Hiệp ước Basel nên họ khá ngại thử áp dụng một quy tắc hoàn toàn mới mặc dù có thể nó sẽ dễ sử dụng hơn nhiều.
Như vậy, việc còn khá mới và chưa được nhiều TCTD cũng là một trong những rào cản trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị RRTN tại VSB.
Còn nhiều sự lúng túng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro
Với câu hỏi này, 59,9% người được hỏi cho rằng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro tại VSB sẽ gặp nhiều sự lúng túng. 23% cho rằng sẽ không có sự lúng túng trong việc áp dụng tiêu chuẩn này vào ngân hàng mình. Qua câu hỏi này ta có thể thấy, đại đa số các cán bộ của VSB đều khá bi quan trong việc sẵn sàng áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Vì thực tế, tính đến thời điểm này sau 18 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, VSB vẫn chưa áp dụng một bộ tiêu chuẩn quản trị RRTN nào cho ngân hàng của mình. Trong khi đó, việc quản trị RRTN của các ngân hàng lớn hiện nay cũng còn rất lúng túng thì việc áp dụng chuẩn mới như tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào VSB khiến các cán bộ của ngân hàng bi quan là khá hợp lý. Tuy vậy vẫn có tới 23% người được trả lời lạc quan với việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào VSB và họ sẵn sàng cho việc này.
Như vậy, sự lúng túng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro tại VSB cũng là một rào cản không nhỏ cho ngân hàng.
Công tác quản trị rủi ro tại các Tổ chức tín dụng đang có xu hướng thiên về quản trị rủi ro phân tán, khó có thể áp dụng một chuẩn chung
Khi áp dụng một chuẩn quản trị rủi ro cho ngân hàng của mình, các NHTM có thể áp dụng chung cho toàn hệ thống hoặc có thể áp dụng riêng lẻ cho từng chi nhánh tùy thuộc vào định hướng của Ban quản trị điều hành cũng như đặc điểm của chuẩn quản trị rủi ro được áp dụng. Như chương 1 đã phân tích, tiêu chuẩn ISO 31000:2009 có thể linh hoạt trong việc áp dụng cho công tác quản trị rủi ro vì nó có thể áp dụng chung cho toàn hệ thống hoặc có thể áp dụng riêng lẻ cho từng chi nhánh riêng biệt. Hiện tại, thực hiện chủ trương và tinh thần của NHNN, các NHTM cũng đang từng bước áp dụng chuẩn quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II cho toàn hệ thống nhưng còn khá lúng túng và vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Như vậy, khi được hỏi thì 24,7% cán bộ đồng ý với quan điểm công tác quản trị rủi ro tại các TCTD đang có xu hướng thiên về quản trị rủi ro phân tán, khó có thể áp
dụng một chuẩn chung, 39% cho ý kiến ngược lại. Nhưng tới 36,3% cho ý kiến trung lập, theo khảo sát của tác giả đa phần những câu trả lời này đều của các cán bộ tác nghiệp nên có thể nhận thấy họ khá thận trọng và không đưa ra nhận xét về vấn đề này.
Chi phí cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp lớn và cần nhiều nguồn lực
Một trong những rào cản khi áp dụng quản trị RRTN trong ngân hàng đó chính là chi phí về vật chất, nguồn lực cũng như bộ máy nhân sự kiểm tra giám sát để có thể xây dựng và vận hành quản trị RRTN theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Tất nhiên, những chi phí cũng không hề nhỏ. Chính vì thế, khi được hỏi về chi phí cho công tác quản trị RRTN theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009, đa số cán bộ được hỏi đều cho rằng chi phí cho công tác này sẽ lớn và cần nhiều nguồn lực (với 69,8% cán bộ được hỏi đồng ý với quan điểm này).
“Thực tế, trước tiêu chuẩn ISO 31000:2009, một số ngân hàng Việt Nam vẫn đang xây dựng công tác quản trị RRTN theo Hiệp ước Basel II, nhưng do chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Hiệp ước Basel II quá lớn. Bởi theo ước tính, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu Đô la Mỹ, tương đương với 210 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM CP. Trong khi đó, nếu là ngân hàng cỡ lớn thì chi phí vận hành hệ thống Basel này có thể lên tới 200 triệu Đô la Mỹ, tương đương với 4.200 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo nghị định 141 của Chính phủ” (Chu Thị Hương Giang, 2009, trang 62).
Có lẽ vì vậy mà đa số các cán bộ khi được hỏi về chi phí cho công tác quản trị RRTN đều bi quan về vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện công tác quản trị RRTN theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ đỡ tốn kém hơn Hiệp ước Basel và lợi ích mà nó mang lại sẽ còn cao hơn nhiều so với chi phí đầu tư như: giảm chi phí vốn, báo cáo tài chính chính xác hơn… Tuy nhiên, để có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào một ngân hàng Liên doanh cỡ nhỏ như VSB thì đây cũng là một rào cản không thể vượt qua dễ dàng.
22 73 23 19 34 12 18 30 34 44 26 23 37 21 24 72 35 35 32 31 66 22 23 29 69 18 73 38 31 53 47 27 22 12 28 71 14 74 70 24
Công tác QTRR tác nghiệp tại các NH chưa được quan tâm đúng mức;
Chưa có phương pháp định nghĩa và đo lường chuẩn xác rủi ro tác nghiệp;
Còn quá ít các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị rủi ro.
Còn nhiều sự lúng túng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản lý rủi ro. Công tác quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng đang có xu
hướng thiên về quản trị rủi ro phân tán, khó có thể áp … Chi phí cho công tác QTRRTN lớn và cần nhiều nguồn lực Trình độ quản lý tại các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế. Có khá nhiều hệ thống các quy tắc trong quản lý rủi ro đã
tồn tại trước sự ra đời của ISO 31000:2009.
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý
Trình độ quản lý tại các Tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế
Trong quá trình xây dựng quy trình quản trị RRTN, yếu tố quan trọng nhất chính là con người. Các tổn thất xảy ra trong RRTN chủ yếu do các hoạt động quản lý nội bộ do con người gây ra. Do đó, để có thể quản lý tốt công tác này đòi hỏi trình độ quản lý tại các TCTD phải cao và chuyên nghiệp. Là một ngân hàng có tuổi đời còn khá trẻ so với các NHTM khác của Việt Nam cũng là một rào cản trong việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị RRTN của ngân hàng. Chính vì vậy 64,3% người được hỏi đều cho rằng với tình hình hiện nay, khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào công tác quản trị RRTN tại ngân hàng,trình độ quản lý tại các ngân hàng nói chung và VSB nói riêng cũng là một điều đáng lo ngại.