Kết quả mong đợi của NHLD Việt Thái khi áp dụngtiêu chuẩn ISO31000:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 72)

31000:2009 thành công

Khi chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào VSB, Ban điều hành mong muốn rằng số tiền cũng như nguồn lực mình bỏ ra sẽ tương xứng với những gì mình nhận được. Tác giả đã đưa ra một số kết quả mong đợi và qua khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4: Đánh giá Kết quả mong đợi của CBNV VSB đối với tiêu chuẩn ISO 31000:2009

Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1 Xây dựng một hệ thống quản trị RRTN đạt chuẩn quốc tế, giảm thiểu tối đa các RRTN phát sinh

6,6% 13,7% 15,9% 25,3% 38,5%

2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của

phục vụ cho các kế hoạch và tiến trình ra quyết định

3

Nâng cao nhận thức của nhân viên về cách phát hiện và xử lý các rủi ro trong ngân hang

9,3% 12,1% 16,5% 27,5% 34,6%

4 Nâng cao khả năng nhận diện và xử

lý các mối đe dọa tiềm ẩn 9,9% 12,6% 15,4% 23,6% 38,5%

(Nguồn: Số liệu khảo sát)

Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp đạt chuẩn quốc tế, giảm thiểu tối đa các rủi ro tác nghiệp phát sinh

Như chúng ta đã biết, ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia. Việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia thường được đưa ra thông qua Ủy ban kỹ thuật ISO. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của các tiêu chuẩn đã được quy ước và những công việc có liên quan đến các tiêu chuẩn này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

Chính vì vậy, việc áp dụng một chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vào tổ chức mình, Ban quản trị cũng như VSB nói chung rất kỳ vọng và tin tưởng tiêu chuẩn này sẽ giúp ngân hàng mình giảm thiểu tối đa các RRTN phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Không ngạc nhiên khi có tới 63,8% cán bộ được hỏi đều kỳ vọng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giảm thiểu tối đa các RRTN phát sinh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo cơ sở đáng tin cậy phục vụ cho các kế hoạch và tiến trình ra quyết định

Như đã phân tích ở trên, RRTN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Do vậy, phát hiện sớm và quản trị tốt rủi ro sẽ giúp ngân hàng tránh được những thất

thoát lớn không mong muốn. Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tức là hạn chế được rủi ro hiệu quả hơn và đương nhiên sẽ giúp VSB nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo cơ sở đáng tin cậy phục vụ cho các kế hoạch và tiến trình ra quyết định. Do vậy, 62,7% cán bộ được khảo sát đều kỳ vọng sẽ có được kết quả này.

Nâng cao nhận thức của nhân viên về cách phát hiện và xử lý các rủi ro trong ngân hàng

RRTN thường đi liền với nhận thức của nhân viên trong việc nhận diện và xử lý các rủi ro. Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tức là tổ chức đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng cũng như cách phòng tránh RRTN hiệu quả nhất. Với 62,1% cán bộ khảo sát kỳ vọng vào điều này.

Nâng cao khả năng nhận diện và xử lý các mối đe dọa tiềm ẩn

Như phân tích ở chương 1 và chương 2, làm tốt công tác quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giúp VSB hạn chế các rủi ro hiện tại, đồng thời nó cũng giúp ngân hàng nâng cao khả năng nhận diện và xử lý các mối đe dọa tiềm ẩn. Đây cũng là một trong những kỳ vọng của VSB trong việc kiểm soát tốt các rủi ro trong hoạt động hiện hữu cũng như tiềm ẩn. Vì vậy, đa phần cán bộ của VSB khi được hỏi đều kỳ vọng vào điều này.

3.4. Định hướng về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tại NHLD Việt Thái

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000 2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT THÁI.PDF (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)