Thực hiện phòng, chống bệnh

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 106)

C. Ghi nhớ:

2.4.4Thực hiện phòng, chống bệnh

2. Trị bệnh

2.4.4Thực hiện phòng, chống bệnh

- Phòng bệnh: Bằng vacxin theo quy trình, nếu đàn chim bị dịch, xác chim phải chôn rắc vôi hoặc đun chín kỹ, lông chôn sâu, khu chuồng nuôi và dụng cụ rửa sạch, rắc vôi sau đó phun sát trùng kỹ bằng hóa chất, để chuồng ngh 1 - 2 tháng mới nuôi tiếp.

107

- Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì dùng kháng thể gumboro tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, nếu chim khỏe dần lên và không chết thì sau đó 7 - 8 ngày phải tiêm vacxin nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin.

2.5. Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng

2.5.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm của bệnh: Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của chim trĩ cũng như các loại gia cầm khác do vi khuẩn Pasteurell aviseptica gây ra. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, những thời điểm giao mùa, gây chết nhiều chim, gia cầm nuôi tập trung của gia đình. Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ ốm không cao nhưng chết rất cao.

- Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica là một loại cầu trực khuẩn nhỏ hai đầu tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục, bắt màu Gram (-), ở trong cơ thể khi nhuộm thấy bắt màu đậm 2 đầu. Vi khuẩn không có lông, không di động, không hình thành nha bào và giáp mô.

- Sức đề kháng: Vi khuẩn có sức đề kháng yếu: Trong đất khô, có nhiều ánh sáng vi khuẩn ch sống được 1 - 2 ngày, ở nhiệt độ 600

C - 800C vi khuẩn bị tiêu diệt trong 10 phút. Các chất sát trùng thông thường rất dễ tiêu diệt vi khuẩn: axitphenic 5% trong 1 phút, nước vôi 10% trong 3 - 5 phút... Nhưng trong đất ẩm, nền chuồng, chất độn chuồng, trong ao tù nước đọng, vi khuẩn có thể tồn tại lâu.

- Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên, tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ với bệnh. Gà, vịt thường bị bệnh nặng hơn và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Gà tây, ngỗng, ngan, các loài chim cũng bị bệnh.

- Đường lây nhiễm: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chim trĩ qua đường tiêu hoá và hô hấp, do chim ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi ngoài không khí có mầm bệnh...

- Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể chim nhưng nó không gây bệnh vì giữa vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể ở trạng thái cân bằng. Ch khi sức đề kháng của con vật giảm sút do các yếu tố stress trong chăn nuôi: Chim bị nhiễm lạnh, cảm nóng do thời tiết thay đổi đột ngột, do vận chuyển đường xa, chuồng nuôi chật trội, điều kiện vệ sinh kém...Hoặc do những tác động quá mạnh như chim đẻ trứng, chim trống vừa đạp mái. Qúa trình bệnh còn phụ

108

thuộc vào độc lực của vi khuẩn, nếu vi khuẩn có độc lực cao nó sẽ xâm nhập vào máu gây bại huyết và chết nhanh, nếu vi khuẩn có độc lực vừa nó cư trú ở một số cơ quan nhất định như: Gan, phổi gây viêm, hoại tử . Vi khuẩn có độc lực yếu, nó cư trú ở một số cơ quan và gây bệnh mãn tính.

2.5.2. Xác định triệu chứng bệnh

Giai đoạn cấp tính chim chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân a chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

Hình 4.5.23. Chim trĩ mỏi mệt, liệt chân, viêm kết mạc

2.5.3. Xác định bệnh tích

Thịt sẫm màu. Phổi đỏ có một vài đám sậm đen. Gan sưng, ruột sưng, mỡ vành tim xuất huyết, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen.

109

Hình 4.5.24. Xuất huyết lớp mỡ vành tim

Gan đôi khi có hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng, có lấm tấm hoại tử đầu đinh gim. Ruột viêm đỏ ở trực tràng

Hình 4.5.25. Gan xuất huyết, nhiều điểm hoại tử màu vàng

2.5.4. Chẩn đoán bệnh

- Chẩn đoán dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: Về mặt lâm sàng chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở chim không khó. Thể cấp tính chim thường chết nhanh, có những biểu hiện đặc trưng như: Viêm bao tim tích nước, hoại tử gan, xuất huyết lớp mỡ vành tim, lách không sưng...

110 - Cần phân biệt với một số bệnh:

+ Bệnh Newcastle: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của chim, có triệu chứng thần kinh, a chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Viêm, xuất huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột…

+ Bệnh CRD: Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.

2.5.5. Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh

- Phòng bệnh: Tiêm phòng bằng vacxin theo quy trình. Ngoài ra phòng bằng kháng sinh dùng một trong các loại sau: Cosumix 2g/lit nước, Tetracylin 1g/4 lít, Flumequin, Sunfamerazin, Ery - Colis liều 20mg/kg thể trọng (hoặc 1g/lít nước). Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ để giảm khí độc và mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi.

Hình 4.5.26. Thuốc phòng, trị bệnh tụ huyết trùng Ery – Colis (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều trị bệnh: Các thuốc trên dùng tăng liều gấp đôi và sử dụng từ 3-5 ngày, ngoài ra nếu bệnh nặng tiêm Streptomycin kết hợp với Kanamycin với liều từ 50 - 100mg/kg thể trọng trong 3 ngày, hoặc Gentamycin kết hợp Ampicillin tiêm bắp 50mg/kg thể trọng trong 3 ngày.

2.6. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng

111

- Bệnh cầu trùng do đơn bào Eimeria gây ra, thuộc nhóm ký sinh trùng. Một số loài chính gây thiệt hại đáng kể như: E. tenella, E. acervulina, E. necatrix, E. axima, E. brunetti ...

Noãn nang cầu trùng có sức đề khánh tương đối cao ở ngoại cảnh. ở điều kiện bình thường nó có thể tồn tại hàng tháng, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được noãn nang nhưng rất chậm, noãn nang cầu trùng ít mẫn cảm với các chất sát trùng, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ. Ở 600C nó bị tiêu diệt trong vài phút, ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt được noãn nang.

- Cầu trùng vào cơ thể gây thiệt hại bằng 4 tác động: + Chiếm đoạt chất dinh dưỡng của chim

+ Tiết độc tố làm cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng

+ Gây tổn thương niêm mạc ruột gây xuất huyết, viêm ruột + Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

2.6.2. Xác định triệu chứng bệnh

Bệnh cầu trùng thường diễn ra ở 3 thể sau

- Cầu trùng manh tràng: Bệnh hay gặp ở chim con dưới 2 tháng tuổi, triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lượng noãn nang mà chim ăn phải. Nếu nhiễm bệnh sẽ phát ra nhanh và tỷ lệ chết cao. Chim ủ rũ, chậm chạp, lông xù, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân màu đỏ (có máu tươi) hoặc màu sôcôla. Mào nhợt nhạt bệnh kéo dài 24 ngày, chim có thể chết hàng loạt nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời.

112

- Cầu trùng ruột non: chim bị bệnh ủ rũ chậm chạp, lông xù, cánh rã, a chảy phân nhầy đôi khi lẫn máu. Tỷ lệ chim ốm và chết thấp. Bệnh có thể ở dạng mạn tính chim gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài.

Hình 4.5.28. Phân nhầy lẫn máu trong bệnh cầu trùng

- Cầu trùng ruột già: Bệnh thường nhẹ, chim ủ rũ kém ăn, a chảy phân nhầy đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ đẻ giảm.

2.6.3. Xác định bệnh tích

- Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to, trong chứa đầy máu.

113

- Cầu trùng ruột non: Ruột non sưng phồng, trong chứa dịch nhày lẫn máu và fibrin. Bề mặt niêm mạc ruột non có nhiều điểm trắng xám.

Hình 4.5.30. Ruột non căng phồng, bên trong nhiều điểm xuất huyết

- Cầu trùng ruột già: Bề mặt niêm mạc ruột già có nhiều điểm trắng, niêm mạc có thể bị hoại tử.

2.6.4. Thực hiện phòng, trị bệnh

- Không để nền chuồng ẩm ướt

- Dọn sạch phân và thường xuyên pha nước hoặc trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng như MARZURILCOC, MARCOC-E.COLI .. .

- Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó.

114

- Dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị cầu trùng: theo liệu trình 3- 3-2. Pha lẫn, chia 2 ( dùng 3 ngày, ngh 3 ngày, dùng lại 2 ngày)

- Phác đồ 1: MARZURILCOC + LACTOVET( không ảnh hưởng tới tỷ

lệ đẻ trứng)

Hình 4.5.32. Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi

- Nêu các phương pháp phòng bệnh cho chim?

- Mua con giống như thế nào đảm bảo an toàn dịch bệnh? - Mô tả các phương pháp vệ sinh thức ăn, nước uống?

- Cần cách ly, hạn chế dịch bệnh như thế nào đảm bảo an toàn dịch? - Phương pháp vệ sinh phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho chim như thế nào? - Thực hiện vệ sinh vệ sinh thức ăn, nước uống cho chim?

- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin cho chim (tiêm, nhỏ, uống, chủng...)? - Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi?

- Vệ sinh thức ăn, nước uống cho chim như thế nào? - Cách ly hạn chế dịch bệnh?

- Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho chim như thế nào? - Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng trị bệnh E.coli?

115

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh E.coli cho chim trĩ?

- Nêu biểu hiện, cách phòng trị bệnh về đường hô hấp ở chim trĩ? - Khi chim trĩ bị đau mắt dùng thuốc điều trị như thế nào?

- Chim trĩ có biểu hiện như thế nào thì có thể chẩn đoán mắc bệnh Newcastle?

- Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng trị bệnh tụ huyết trùng? - Nêu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng trị bệnh cầu trùng chim trĩ

Bài tập thực hành

Bài tập 1: Biện pháp phòng, trị bệnh do E.coli gây ra trên chim trĩ Bài tập 2: Biện pháp phòng, trị bệnh do Newcastle gây ra trên chim trĩ

Bài tập 3: Nhận biết đặc điểm của bệnh cầu trùng chim trĩ, đưa ra phương án điều trị

Bài tập 4: Biện pháp phòng, trị bệnh tụ huyết trùng chim trĩ

C. Ghi nhớ

- Mua con giống an toàn dịch bệnh.

- Phòng bệnh cho chim bằng vệ sinh chuồng trại - Quy trình phòng bệnh bằng vaccin

- Xác định nguyên nhân gây bệnh

- Xác định triệu chứng bệnh - Xác định bệnh tích

- Chẩn đoán bệnh

116

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí 1. Vị trí

Mô đun nuôi chim trĩ là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ được học sau mô đun lập kế hoạch chăn nuôi của chương trình dạy nghề;

2. Tính chất

Mô đun nuôi chim trĩ bao gồm các nội dung: Xây dựng chuồng, lựa chọn giống, xác định khẩu phần ăn theo từng giai đoạn, cách cho ăn và cho uống nước và chăm sóc chim trĩ sinh sản; ấp trứng, úm xhim trĩ con, phòng và trị bệnh cho chim trĩ.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Nêu được quy trình xây dựng chuồng trại chăn nuôi chim trĩ phù hợp với quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình, trang trại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình bày được các bước quy trình kỹ thuật sản xuất con giống và các tiêu chuẩn kỹ thuật khi lựa chọn con giống phù hợp cho sản xuất chăn nuôi chim trĩ.

- Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chim trĩ.

- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tác động để điều khiển được Chim trĩ sinh sản theo ý muốn nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

- Nhận biết được một số bệnh trong chăn nuôi chim trĩ.

- Trình bày được các biện pháp phòng và trị bệnh trong chăn nuôi chim trĩ.

2. Kỹ năng

- Xây dựng được chuồng trại chăn nuôi chim trĩ phù hợp với quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế của gia đình, trang trại.

- Sản xuất được con giống chim trĩ đảm bảo chất lượng tốt trong chăn nuôi.

- Xác định khẩu phần ăn và cách cho ăn, uống nước của chim trĩ theo từng giai đoạn đúng kỹ thuật đạt được năng suất và hiệu quả cao.

- Xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất con giống, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ.

- Thực hiện phòng bệnh và trị bệnh cho chim trĩ kịp thời đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình vệ sinh trong chăn nuôi.

117

3. Thái độ

- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN

bài Tên bài

Loại bài

dạy Địa điểm

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra * MĐ 04-01 Xây dựng chuồng nuôi chim trĩ Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 7 1 6 - MĐ 04-02 Lựa chọn chim trĩ giống Kỹ năng Lớp học/ trại nuôi 7 1 6 - MĐ 04-03 Nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 57 12 39 6 MĐ 04-04 Ấp trứng chim trĩ Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 16 4 12 - MĐ 04-05 Phòng và trị bệnh cho chim trĩ Tích hợp Lớp học/ trại nuôi 29 6 21 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 4

Cộng 120 24 84 12

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ (08 giờ) được tính vào giờ thực hành.

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài tập 1: Xác định hướng chuồng chăn nuôi chim trĩ Bài tập 1: Xác định hướng chuồng chăn nuôi chim trĩ

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về cách xác định hướng chuồng nuôi chim trĩ + Rèn luyện kỹ năng để thực hiện nhận biết các hướng theo địa lý.

118 + La bàn

+ Sổ sách, giấy bút, giấy A0, A4

- Địa điểm: khu xây dựng chuồng nuôi chim trĩ - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi nhóm thực hiện cách xác định hướng chuồng nuôi chim trĩ. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên, theo dõi thời gian và kiểm tra trực tiếp.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Mô tả các hướng để xây dựng chuồng nuôi chim trĩ. + Nhận biết đúng hướng để xây dựng chuồng trại.

Bài tập 2: Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật các nguyên vật liệu của chuồng

nuôi chim trĩ. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng chuồng nuôi chim trĩ.

+ Rèn luyện kỹ năng để thực hiện nhận biết các nguyên vật liệu dùng trong xây dựng chuồng nuôi chim trĩ..

- Nguồn lực cần thiết: + Tre, nứa, gỗ

+ Xi măng, lưới sắt, cát, gạch ... + Sổ sách, giấy bút, giấy A0, A4

- Địa điểm: khu xây dựng chuồng nuôi chim trĩ - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm)

- Mỗi nhóm thực hiện cách nhận biết các nguyên vật liệu dùng để xây dựng chuồng nuôi chim trĩ.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên,

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 106)