C. Ghi nhớ:
2. Trị bệnh
2.2.3. Đưa ra biện pháp phòng, điều trị bệnh
2.2.3.1.Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
- Nuôi chim với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản... Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
- Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn chim.
- Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin phòng bệnh. Tuy nhiên, việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn chim phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
100
-+ Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline...
2.3.2. Điều trị.
- Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với CRD. Đặt biệt cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E.Coli.
Hình 4.5.14. Thuốc đặc trị bệnh hen dùng cho chim trĩ
Sử dụng thuốc kháng sinh DOXY - HENCOLI với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị bênh hen ghép E.coli.
Ngoài ra để điều trị bệnh có hiệu quả hơn cần kết hợp với sử dụng chất điện giải, men tiêu hoá, và các loại vitamin nhằm tăng sức khánh bệnh cho đàn chim.
101
Hình 4.5.15. Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hen gà ghép với E.coli
+ LACTIZYM là men tiêu hoá sống có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhóm vi khuẩn E.coli có hại trong cơ thể chim.
+ VIOSOL ADE các loại vitamin dạng sủi bọt nhanh chóng hấp thu vào màu nhằm tăng sức kháng bệnh trong thời gian ngắn.
2.3. Phòng trị, bệnh đau mắt (sưng mắt)
2.3.1. Xác định nguyên nhân
- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt ở chim trĩ trong đó có yếu tố môi trường nuôi không sạch sẽ, do chim thường xuyên tiếp xúc với các loại khí độc trong chuồng nuôi như, NH3, H2S, CO2…, những khí này kích ứng niêm mạc mắt làm cay mắt, chảy nước mắt.
- Chim nhiễm một số loại ký sinh trùng như giun mắt vv… - Do vi sinh vật gây nên
2.3.2. Xác định triệu chứng
- Khi chim bị bệnh có biểu hiện rất rõ ràng là mắt chim sưng to có thể sưng 1 hoặc 2 má, mắt có màng đục, chảy nước mắt có lẫn bọt khí.
102
Hình 4.5.16. Chim bị đau mắt có màng đục
- Nếu bị nặng chim không mở được mắt và bên trong có nhiều bã đậu màu trắng.
- Chim có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, chim bị mù do đó không thể tự ăn uống được mà chết.
2.3.3. Xác định cách điều trị
- Bắt từng con một dùng bông và nước muối sinh lý rửa mắt ( có thể mua ở hiệu thuốc tây).
- Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ cho mỗi con từ 3 -5 giọt
103
- Lưu ý nhỏ khoảng 3 - 4 giọt thuốc nhỏ mắt vào phía đầu cánh chim vì khi bị đau mắt chúng thường dụi mắt vào lông cánh. Mục đích là để thuốc tiêu diệt những tác nhân gây bệnh ở trên cánh tránh bệnh phát triển nặng hơn.
- Kết hợp sử dụng vitamin A,D,E, B- complex để nâng cao sức đề kháng của chim
- Nếu chim đau mắt do giun sán phải tiêm thuốc điều trị ký sinh trùng.
2.4. Phòng, chống bệnh Newcastle
2.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
- Đặc điểm bệnh: Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh với đặc điểm chủ yếu là gây xuất huyết, viêm loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh do một loại virut thuộc họ paramyxo gây ra.
- Nguyên nhân: Virut Newcastle là loại ARN virut, có vỏ bọc ngoài là lipit nên nó rất mẫn cảm với các chất làm tan mỡ như: ete, cloroform.
Virut có nhiều chủng gây bệnh, tuỳ theo độc lực của chúng mà người ta xếp các chủng này vào các nhóm khác nhau:
+ Nhóm Lentogene: Gồm những chủng không có độc lực hoặc độc lực thấp, ch có khả năng gây phản ứng nhẹ cho chim con mới nở như: Sổ mũi, hắt hơi. Đại diện của nhóm này là chủng Lasota, B1, F. Có thể sử dụng các chủng này đẻ làm giống gốc sản xuất vacxin phòng bệnh.
+ Nhóm Mesogene: Gồm những chủng có độc lực vừa, ch có khả năng gây bệnh cho chim dưới 2 tháng tuổi, đặc biệt là chim dưới 6 tuần tuổi. Đại diện của nhóm này là chủng Mukterwar và chủng Herforshire. Có thể dùng các chủng này làm giống gốc để sản xuất vacxin phòng bệnh cho chim từ 2 tháng tuổi trở lên.
+ Nhóm Velogene: Gồm những chủng virut gây bệnh ngoài tự nhiên.
- Sức đề kháng: Virut có sức đề kháng tương đối yếu: trong thịt thối rữa, phân, rác, xác chết virut tồn tại không quá 24 giờ. Trong nền chuồng ẩm ướt virut bị diệt nhanh. Các chất sát trùng thông thường đều dễ dàng tiêu diệt được virut.
- Loài mắc bệnh: Gà cảm thụ với bệnh nặng nhất rồi đến gà tây, gà càng lớn càng ít cảm thụ bệnh. Chim trĩ, bồ câu, chim sẻ..., các loài thuỷ cầm, đặc biệt là ngỗng cũng cảm thụ với bệnh. Người có thể bị nhiễm bệnh gây viêm kết mạc mắt.
104
- Đường xâm nhập: Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá: do thức ăn, nước uống có mầm bệnh hoặc chim khoẻ ăn phải chất thải của chim bệnh. Bệnh còn lây trực tiếp qua da và niêm mạc.
- Cơ chế sinh bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, nó qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng máu. Từ máu virut đi đến các cơ quan phủ tạng gây viêm, hoại tử. Thành huyết quản bị phá vỡ gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch vào các xoang trong cơ thể. Virut tác động gây rối loạn tuần hoàn và trung khu hô hấp làm cho con vật khó thở. Phần lớn chim nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết.