C. Ghi nhớ:
3. Chăm sóc chim trĩ sinh sản
3.1. Xác định đặc điểm sinh sản của chim trĩ
- Trung bình nuôi chim trĩ sau 200 - 240 ngày tuổi có thể đẻ trứng.
- Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch, sau đó chim trĩ ngừng đẻ khoảng 1 tháng rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 đến khoảng tháng 8 âm lịch thì ngh .
- Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 90 - 100 trứng.
- Đối với các t nh phía bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh và kéo dài chim thường đẻ muôn hợn, thường mùa đẻ ch bắt đầu khi vào mùa xuân ấp áp, các tình khu vực phía Nam nơi có thời tiết nắng ấm mùa đẻ của chim trĩ thường sớm hơn và kéo dài hơn. Ngoài ra, số trứng, thời gian đẻ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn và quản lý vật nuôi.
3.2. Xác định tỷ lệ trống mái
- Trong môi trường tự nhiên, một chim trĩ đực thường quản lý và giao phối với rất nhiều chim mái. Với bản tính rất hăng về dục vọng, 1 chim trĩ trống có thể đạp liên hồi nhiều chim trĩ mái trong một thời gian ngắn.
- Trung bình 5 phút một chim trĩ đực đạp 4 lần/ 3 chim mái .Với tốc độ và sự uy hiếp rất mạnh đối phương, nên việc nuôi ghép 1 trĩ đực và 1 chim mái để sinh sản là điều tối kỵ Chim mái sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn,
59
bị dập trứng, hoặc lồi rom đôi khi có vấn đề về tâm, sinh lý ảnh hưởng nghiêm trong đến thế hệ chim mới sinh ra .
- Tuy nhiên, nuôi với tỷ lệ mái quá nhiều cũng không tốt cho chim trống và chất lượng phôi trứng. Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ 1 trống + 3 mái là phù hợp với đặc điểm sinh sản của chim trĩ.
Hình 4.3.16. Tỷ lệ 1 trống với 3 mái trong nuôi chim trĩ sinh sản
3.3. Theo dõi sức khỏe của chim trĩ sinh sản
- Hàng ngày mỗi buổi sáng, trước khi cho chim trĩ ăn cần quan sát đàn chim xem có biểu hiện nào bất thường không. Nếu phát hiện con ốm hoặc mổ nhau phải tách riêng để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Chọn và loại thải chim đẻ định kỳ
Thời điểm bắt đầu chọn và loại thải chim đẻ bắt đầu sau thời điểm đẻ đạt đ nh và đi xuống nhằm loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém. Những chim đẻ kém có các biểu hiện như sau:
Chân khô, lông xơ xác và nhẹ cân Chim có bụng cứng, lỗ huyệt khô
60
Mặc dù có các biểu hiện trên nhưng trước khi quyết định loại bỏ thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không
- Thu nhặt trứng: Thu nhặt trứng 3 - 4 lần trong ngày, trứng sau khi nhặt phải xếp vào khay để đầu to lên trên. Trứng bẩn và trứng dập phải để riêng
Chú ý: Đối với trứng giống không rửa, nếu dính bụi cát hoặc chất độn ch cần vệ sinh khô.
- Ghi chép đầy đủ tỷ lệ đẻ hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi chim giống.
3.4. Vệ sinh chuồng nuôi chim trĩ sinh sản
- Để đảm bảo cho đàn chim khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho chim theo đúng lịch.
- Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô ráo, tơi xốp.
- Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng nếu bị ướt phải hót ra ngoài và bổ sung lại chất độn chuồng mới.
- Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách rửa rồi phơi khô trước khi đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.
- Máng uống hàng ngày phải cọ rửa và sát trùng.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.
- Thường xuyên dãy cỏ xung quanh chuồng nuôi.