Phòng bệnh bằng thuốc và vaccin

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 88)

C. Ghi nhớ:

10. Lấy chim ra khỏi máy nở

1.1.5. Phòng bệnh bằng thuốc và vaccin

Chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao với bệnh tật và có sức chịu đựng tốt với điều kiện nắng nóng nhưng chịu lạnh kém.

89

Chim trĩ đỏ cũng mẫn cảm với một số bệnh ở trên gà như: Newcastle, Gumboro, cầu trùng, viêm ruột hoại tử, thương hàn,…tuy nhiên bệnh đường hô hấp thì ít gặp.

Để phòng bệnh và phòng dịch đối với một số bệnh truyền nhiễm xảy ra trên chim trĩ đỏ cần thực hiện một số quy định sau:

- Khi mua con giống mới nở về cần chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh tốt ít nhất trong 2 tháng đầu. Từ 2 tháng trở đi, chăn nuôi chim trĩ mới dễ dàng vì lúc này chim trĩ đã được phòng một số bệnh quan trọng.

- Trong quá trình nuôi, cần tiến hành tiêm phòng cho chim định kỳ đúng theo lịch phòng bệnh. Lịch phòng bệnh cho chim trĩ đỏ được áp dụng đúng theo từng giai đoạn phát triển của chim.

Vắc xin phòng bệnh cho chim có 2 loại :

+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống) có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng.

+ Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết) dùng cho chim chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.

- Dùng thuốc, vắc xin theo lịch phòng: Có thể dùng 1 trong các lịch sau đây: - Khi chim trĩ 1 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin phòng bệnh Marek.

Hình 4.5.4. Tiêm vaccin marek cho chim lúc 1 ngày tuổi

90

- Cho chim uống Vitamin pha trong nước (Solminvit) B- complex;

phylasol...) Thuốc phòng bệnh đường ruột và hô hấp trong giai đoạn chim 1 - 4 ngày tuổi, có thể dùng 1trong 2 cách:

Cách 1: Synavia: 19/1lít nước

Cách 2: Tetracycline 20g/1tạ thức ăn.

- Khi chim trĩ 7 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Lasota/ND-IB phòng bệnh Newcastle lần 1.

Hình 4.5.5. Nhỏ vác xin Lasota cho chim trĩ

- Từ 7 - 10 ngày cho uống AmdoC phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp đồng thời nâng sức đề kháng của chim nhờ thành phần vitamin C trong thuốc cách dùng 10g/20kg thể trọng.

91

Hình 4.5.6. Thuốc uống phòng bệnh tiêu chảy và hô hấp ở chim trĩ

- Khi chim trĩ 12 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Gumboro lần 1 phòng bệnh Gum B (Gum D78).

Hình 4.5.7. Nhỏ vaccin Gumboro

- Từ 12 - 15 ngày dùng Neo - sunfazym thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của cầu trùng, cách dùng 1 gói 100g trộn với 50kg thức ăn dùng thuốc trong 3 ngày, ngh 7 ngày.

92

Hình 4.5.8. Thuốc phòng, trị cầu trùng cho chim trĩ

- Khi chim trĩ 25 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Gum A (Gum 228E) phòng bệnh Gumboro lần 2. Đồng thời pha 100g thuốc SAFENZYM/ 35 lít nước/ ngày dùng liên tục 3 ngày thuốc có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho chim trĩ.

93

- Khi chim trĩ 29 ngày tuổi: Nhỏ 1 giọt mắt, 1 giọt mũi vacxin Lasota / ND- IB phòng bệnh Newcastle lần 2.

- Khi chim trĩ 39 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin Newcastle hệ I phòng bệnh Newcastle lần 3.

- Khi chim trĩ 45 ngày tuổi: Tẩy giun lần 1 bằng thuốc MENBEN.

Hình 4.5.10. Thuốc tẩy giun sán cho chim trĩ

- Thành phần thuốc chứa menbendazol có tác dụng trong vòng 72 giờ, tiêu giun sán trong đường ruột do đó tránh bội nhiễm đồng thời không gây sốc khi sử dụng.

- 60 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin Newcastle hệ I phòng bệnh Newcastle lần 4.

- 90 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin H5N1 phòng bệnh cúm gia cầm lần 1. - 110 ngày tuổi: Tẩy giun lần 2 bằng MENBEN (trộn thức ăn), hoà nước uống B complex + Men tiêu hoá sống để nâng sức đề kháng, tăng quá trình tiêu hoá.

-120 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin H5N1 phòng bệnh Cúm gia cầm lần 2, liều 0,5ml/con.

Chú ý

- Đối với chim sinh sản, sau khi lên đẻ cứ 02 tháng cho uống vacxin Lasota 1 lần.

94

- Vacxin Cúm gia cầm: Sau mũi thứ 2 cứ định kỳ 06 tháng tiêm nhắc lại cho chim trưởng thành.

- Bổ sung ADE định kỳ với liệu trình 03 ngày/ tuần.

- Trường hợp chim đang bị bệnh thì nên hoãn tiêm ngừa vacxin đến khi chim khỏe sẽ thực hiện tiếp.

- Lưu ý khi sử dụng vacxin:

+ Một số loại vacxin luôn bảo quản 2 - 8 0C (đúng với ch dẫn ghi trên nhãn mác). Không để vacxin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ làm hỏng vacxin.

+ Vacxin bệnh nào ch dùng để phòng bệnh đó.

+ Khi dùng vacxin phải kiểm tra: Nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng thái, màu sắc của vacxin. Không dùng vắc xin quá hạn, biến màu, viên đông khô bị vỡ, bị teo nhỏ, vacxin nhũ dầu bị tách lớp, biến màu...

+ Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để nguội mới dùng.

+ Đối với vacxin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng. + Đối với vacxin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu. + Vacxin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi. + Ch dùng vacxin cho chim khoẻ, không dùng cho chim đang ốm bệnh. - Các đường đưa vắc xin vào cơ thể chim

+ Nhỏ mắt, nhỏ mũi. + Chủng vào màng cánh.

+ Tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 2/3 cổ kể từ đầu trở xuống. + Tiêm bắp đùi hoặc lườn.

- Cách pha vacxin đông khô

+ Ch sử dụng những lọ vacxin có viên đông khô còn nguyên vẹn, không vỡ, không teo nhỏ, không biến màu.

+ Lấy 2ml nước cất vào bơm tiêm, bơm vào lọ vacxin, lắc kỹ cho viên đông khô tan đều, rút vacxin đã tan đó ra pha vào lượng nước cất cần dùng để nhỏ đủ số

95 chim cần phải dùng vacxin.

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)