Phòng bệnh

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 97)

C. Ghi nhớ:

2.1.3.1Phòng bệnh

2. Trị bệnh

2.1.3.1Phòng bệnh

+ Phòng bằng vacxin Neotyphomix (Toi + E.coli): Đây là loại vacxin chết nhũ dầu do Công ty Rhone Merieux Pháp sản xuất. Quy trình phòng bệnh như sau: - Chủng lần thứ 1 lúc 2 tuần tuổi. Tiêm bắp hay dưới da liều 0,2-0,3 cc/con. - Chủng lấn thứ 2 lúc 5-7 tuần tuổi. tiêm liều 0,3 cc/con. Hoặc trước khi đẻ 2 tuần (đối với vùng an toàn dịch). Vacxin sẽ tạo miễn dịch cho chim mẹ và truyền kháng thể qua trứng cho chim con, phòng bệnh được 1-3 tuần kể từ lúc nở.

+ Phòng bằng thuốc kháng sinh: Ta có thể dùng một trong những loại thuốc kháng sinh như sau:

- Ampicillin: Uống liều 100- 150 mg/kg thể trọng (pha 1g/1,5lít nước). Dùng liên tục 1-5 ngày tuổi. Đối với chim lớn và chim đẻ dùng liên tục 3 ngày/tháng sau khi tiêm phòng các loại vacxin hoặc sau khi điều trị bệnh CRD.

- Chloramphenicol: Uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 1-7 ngày sau khi nở.

- Neomycin: Cho uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ngày. liệu trình như trên. - AntiColi B hay ColiCopha: Cho uống liều 20 mg/kg thể trọng/ngày (1g/lít nước).

+ Phòng bằng biện pháp vệ sinh:

- Vệ sinh chuồng trại định kỳ để giảm hàm lượng vi khuẩn có trong môi trường.

- Chuồng trại phải thông khí để các khí độc như Amoniac v.v... không gây độc cho cơ thể.

98

- Định kỳ kiểm tra vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định vi khuẩn quen thuốc.

- Các biện pháp phòng bệnh chuồng trại, lò ấp, trứng v.v...

2.1.3.2. Trị bệnh

Dùng một trong những loại thuốc kháng sinh trị bệnh như Tecoli, Cosumix, ColiCopha, AntiColi B, Imequil, Flumequil, Inoxyl, Coli SP.

Hình 4.5.13. Thuốc đặc trị bệnh do E. coli gây nên

Thuốc dùng cho chim đẻ tiêm loại Bencomycin S, Biotex, Biocolistin là tốt nhất vì thuốc không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ trứng.

Một phần của tài liệu MĐ04 giáo trình nuôi chim trĩ (Trang 97)