Giọng nồng nàn tha thiết

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 92)

2. Giọng điệu thơ

2.4. Giọng nồng nàn tha thiết

Nồng nàn tha thiết là giọng điệu được tác giả sử dụng khi viết về hình tượng người tình với tất cả những yêu thương, tiếc nuối của một cái tôi si tình thủy chung, đầy lưu luyến. Giọng nồng nàn tha thiết không phải là giọng điệu được phô bày nổi bật, mà cũng được ẩn chứa bên trong sắc điệu của câu từ mà qua đó, ta có thể luôn luôn cảm nhận thấy sự nóng hổi của một trái tim lúc nào cũng nồng nàn yêu, tha thiết nhớ. Và, giọng điệu của tình yêu, không được biểu hiện trong những phút giây gần gũi hò hẹn, mà được biểu lộ mãnh liệt, ngay cả trong những tiếc nuối, nghẹn ngào:

“anh trở về lạnh toát mùa em ngày cớm lạnh

thì giờ héo hắt

không khóc được vì nỗi buồn đã hỏng đừng như xưa

đừng sửa lại những u buồn anh trở về lạnh quá niềm vui giá có thể cứ là như cũ

cứ ấm trong vòng tay chồn lạnh lẽo chút sưởi về từ phía đã xa xôi

anh trở về làm lại cuộc chia ly làm lại trái ngang

và cả lần đánh mất

vết bỏng cạnh ngón tay đeo nhẫn cứới lúc cắt ra hờ hững với bếp hồng

….

anh trở về em đã ra đi

cái ngõ nhỏ đợi một đời không thể gặp” (đói lạc)

Nhịp thơ nhanh, dồn dập như chính nhịp đập đang loạn nhịp của hai người tình thương nhớ mặn nồng mà giờ đứng đó, cũng chẳng thể gặp được nhau. Tình yêu dở dang, trái tim của những nồng say thuở nào vẫn còn nguyên vẹn mà lại bị cắt chia bởi những nghịch lí của duyên phận trắc trở, éo le. Nhịp thơ vừa nhanh, vừa dồn dập nhưng lại cũng vừa như nghẹn lại:

“anh trở về

đói lạc lòng nhau

bên mâm cơm/ cuộc đời em/ đã dọn đôi đũa gác/ trên/ mặn nồng/ nêm nhạt nụ cười gầy

lặng lẽ/ dọn/ ngổn ngang”

Giọng thơ, lại buông chùng xuống như một sự nấc nghẹn lòng. Nhìn thấy đó, mà không thể tiến gần hơn, bởi “mâm cơm cuộc đời em đã dọn” mà vắng bóng anh mất rồi. Giờ, đứng nhìn từ phía xa xôi, trái tim nồng say lại càng đau đớn nghẹn ngào biết mấy. Và giọng thơ, phải chăng cũng đã đồng

điệu với nhịp đập của tâm hồn, vẫn nồng nàn đấy,vẫn đắm say đấy, mà sao cũng đau đớn đến nghẹn lòng.

Và dường như, Miên Di không chỉ sử dụng giọng nồng nàn thiết tha khi nhắc về những cuộc tình dang dở, mà còn đặc biệt khi nhắc tới “em”- hình ảnh người tình đã trở thành quá khứ. Và giọng nồng nàn tha thiết, đã đồng hành cùng với mối thương cảm, xót xa của cái tôi si tình đang lặng lẽ nhìn về phía đó, lặng lẽ với cả những đau khổ, buồn vui, với từng trăn trở của “em”

trong cuộc sống hàng ngày:

“em viết câu thơ lam lũ đôi cao gót thủa đong đưa

đã để lại ngày xưa vấp vào vòng tay anh đưa đón thỏi son quên trong ngă bàn thời con gái

đã héo khô

quay quắt với tháng ngày em làm thơ

bằng những điều không chữ

bằng nước mắt trong veo chảy trên nỗi buồn em rất đục có lần nào anh đọc thấy không anh”

(bài thơ không chữ)

Dường như rằng, giọng nồng nàn tha thiết khó có thể phân định rạch ròi với chính nhịp đập nóng hổi say đắm, tiếc nuối, nhớ thương của chính cái tôi tình si đang đứng nhìn. Giọng điệu, được cất lên từ chính trái tim của những kẻ đã, đang, và sẽ mãi yêu nên mới có thể nồng nàn và diết da đến thế! Để mỗi câu thơ viết về em, là lại ngân lên những nhịp đập chất chứa đầy đủ sự cảm thương, sự tiếc nuối, nghẹn ngào đến vậy.

Dường như tất cả những bài thơ tình trong sáng tác, đều được tác giả sử dụng giọng điệu nồng nàn tha thiết để diễn đạt. Và đó, là giọng điệu đã gắn chặt với tiếng nói của trái tim tình si với đủ mọi cung bậc xúc cảm nên có cả nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, có cả nhịp buông chùng, ngắt quãng, nghẹn ngào, xót xa. Tất cả, đã hòa quyện vào nhau để dựng nên hình ảnh người tình đẹp trong quá khứ, đầy những đa đoan, trăn trở trước hiện tại, dựng nên một mối tình lỡ dở trái ngang đầy ai oán để lại bao tiếc nuối suốt cả cuộc đời và dựng nên hình ảnh một cái tôi si tình lúc nào cũng đầy yêu thương say đắm nhưng lại chất chứa một bi kịch giằng xé đầy đớn đau.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w