Giọng khách quan tỉnh táo

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 87)

2. Giọng điệu thơ

2.2. Giọng khách quan tỉnh táo

Giọng khách quan tỉnh táo không phải là giọng điệu được tác giả sử dụng quá nhiều trong hơn 200 tác phẩm của mình, nhưng, lại đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, tạo nên một màu sắc thơ riêng biệt của tác giả, truyền tải được nội dung diễn đạt một cách hiệu quả nhất. Đó, là khi tác giả phơi bày bức tranh hiện thực đời sống xã hội đầy những dơ bẩn, cặn bã xấu xa, là khi, mà cái ác và cái xấu lên ngôi, khi trị giá của đồng tiền làm lu mờ giá trị của con người. Những trang thơ đầy màu sắc hiện thực ấy, được tác giả truyền tải bằng giọng khách quan tỉnh táo tạo nên sức phê phán và tố cáo sâu sắc.

Trong những tác phẩm ấy, tác giả như một người kể chuyện bằng thơ, một người đứng bên ngoài quan sát, và phác thảo lại xã hội vào chính những sáng tác của mình. Đó, vẫn luôn là một người kể chuyện điềm tĩnh, tỉnh táo quan sát, ghi chép và truyền đạt lại tất cả để độc giả tự cảm nhận, tự suy xét, tự chiêm nghiệm về tất cả mọi sự quanh mình. Nhưng, điều quan trong mà tác giả rất thành công, là sử dụng giọng khách quan tỉnh táo nhưng lại không hề xa rời bạn đọc mà vẫn tạo được một sợi dây vô hình gắn kết, đồng thời, lại

tăng được tính thời sự của vấn đề. Chẳng hạn như những câu thơ: “đêm chói

chang/ ngày tối mịt/ ý nghĩ bật đèn đi giữa buổi trưa/ nhập nhoạng ổ gà, và thênh thang trong tù túng/ của những văn phòng huyệt mộ/ chôn cất ngày qua/ đêm chói chang/ ngày tối mịt/ những con người trở thành xấp giấy than/ những tờ giấy không cần suy nghĩ/ sao chép giáo điều/ về sọt rác/ là xong”(đêm chói chang và ngày tối mịt). Thì trước mắt độc giả, cứ lần lượt

hiện ra những khung cảnh văn phòng, những con người công sở một cách tuần tự mà thôi, để rồi, bất giác như chính mình cũng hơi nhói, nhìn lại mình và những người xung quanh mình, cuộc sống của mình mà suy tư, phán xét. Những câu thơ, ta không hề thấy bóng dáng của một cái tôi trữ tình đâu nữa cả, mà chỉ tưởng tượng ra một người kể chuyện bên lề ngoài câu chữ. Người kể chuyện ấy cố tình che giấu thái độ của mình một cách kín đáo, nhưng lại khéo léo hướng được tâm lí của độc giả để nhận thức vấn đề. Và có những vấn đề thời sự xã hội hết sức nhạy cảm, hết sức nóng bỏng, bằng giọng khách quan tỉnh táo như một người kể, tác giả cũng đưa vào thơ một cách rất nhẹ nhàng:

“sơn thủy vẫn còn nơi cùng cốc đâu còn có kẻ biết từ quan” (từ quan)

Nhưng cũng có những lúc, tác giả cố tình mượn giọng tỉnh táo khách quan để che đậy chính nỗi cảm thương dậy sóng trong lòng. Giọng tỉnh táo khách quan lúc này, được mượn làm cái cớ để chính nhân vật trữ tình giấu lòng mình, bên ngoài, thì là vẻ khách quan lặng lẽ, nhưng bên trong, là trái tim đang cồn cào những trăn trở: “bà cụ truyền thống/ lạc trong thang máy/

thăm đứa con đương đại/ đưa nhà quê lên thiên đường đóng hộp/ lần tràng hạt cầu khẩn cho cháu con/ từng mảnh ăn năn dán lên vết bầm sám hối / trên bãi sống/ con ruồi vo ve quanh thiên đường của nhặng/ ai như mỗi chính

mình/ tự bắt cóc đức tin/ nhốt trong tín điều/ buồn bã”(tín điều buồn). Hay, để

che giấu, một trái tim ấm những yêu thương: “chiều 30/ đứa bé bán vé số/

xòe hão huyền vào bữa tất niên thịnh soạn/ vài cái lắc đầu hờ hững/ đuổi bơ phờ về với thui thủi/ lấm lem”(trừ tịch). Âm điệu thơ buông chùng xuống, nhịp

thơ cũng trở nên chậm rãi não nề hơn nhưng tuyệt đối, không bao giờ tìm thấy trong bài những ngôn từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Trong thơ, Miên Di dường như là một người vô cùng kín đáo. Anh không dễ dàng bày tỏ cảm xúc trực tiếp cái tôi cá nhân của mình vào thơ, mà kín đáo và lặng lẽ, giấu nó vào những hình ảnh thơ đa nghĩa và giọng thơ khách quan, thậm chí lạnh lùng. Và giọng điệu ấy, xuất hiện trong những tác phẩm, để nhằm phơi bày hiện thực và truyền tải thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một cách chân thực, thuyết phục nhất. Nhưng phần lớn, giọng lạnh lùng khách quan, thường được sử dụng như một phương tiện để che giấu cảm xúc mà cái tôi trữ tình mang trong mình tạo nên chiều sâu dưới bề mặt ngôn từ. Giọng khách quan, là một phần không thể thiếu trong các thủ pháp nghệ thuật thơ Miên Di, và chính nó, đã tạo nên dấu ấn và màu sắc rất riêng biệt định hình xu hướng sáng tạo của người nghệ sĩ ấy.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w