Cái tôi giàu suy tư

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 27)

1.2.1. Suy tư về con người và cuộc sống đô thị hiện đại

Theo lí thuyết của lí luận, văn học luôn được xem như là một “hình thái ý thức xã hội đặc thù”. Nhà văn, dù ít hay nhiều, cũng luôn chịu sự ảnh

hưởng không nhỏ của thời đại và môi trường mà anh ta sinh sống. Là thế hệ trẻ 7X, sinh ra và lớn lên giữa lúc nước nhà có vô vàn biến đổi, trước xu hướng ngoại nhập và sự phát triển hùng mạnh của khoa học kĩ thuật tác động không nhỏ đến sự phát triển xã hội và tư duy con người, Miên Di cũng đã đưa vào thơ mình không ít những điều trăn trở, suy tư.

Bên cạnh cái tôi thi sĩ cô đơn đa cảm đa sầu, hình ảnh cái tôi giàu những suy tư và triết lí cũng đã tạo cho Miên Di một màu sắc riêng giữa hàng trăm ngòi bút thi ca đương đại Việt Nam. Cái tôi trong thơ anh dường như là cái tôi chưa từng được yên giấc, mà luôn cựa quậy, luôn trăn trở, luôn muộn phiền. Đấy cũng là một cái tôi đầy trách nhiệm, trách nhiệm trong từng suy nghĩ, trách nhiệm mà chính thế hệ trẻ hôm nay nên có và cần phải có.

Cũng cùng thế hệ thi sĩ trẻ như Miên Di, Vi Thùy Linh cũng đã từng có lần ghê sợ cái thế giới hôm nay, cái thế giới mà cô cho rằng: “màu đôla

nhuộm cả da trời”, cái thế giới có những con người “thuộc giá vàng hơn cả ngày giỗ cha”, “khóc người thân bằng băng caset”. Hay như trong Mộng du

của Nguyễn Trọng Tạo, đấy là một xã hội đầy những hỗn loạn: “Trộm cắp đâm

nhau dưới đèn mờ/ xích lô máu me cấp cứu/ tham nhũng nâng ly mừng thắng lớn/ ú ớ nói mê người đói không nhà”. Còn Miên Di, trước thế giới ấy, giọng thơ

anh cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, cái tôi nhẹ nhàng cô đơn đa cảm đã nhường chỗ cho cái tôi đầy những trăn trở trước thay đổi của cuộc sống.

Cái tôi suy tư đấy nhận ra rằng, trước những biến động từ đời sống kinh tế, chính những giá trị niềm tin vẫn tôn thờ cũng sẽ bị đổi thay, những “tâm hồn mã vạch” cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn khi: “có lần gặp Chúa trong siêu thị/ bên cạnh đức tin có giá tiền/ thời cảm xúc kim loại/ tổ ấm hợp kim/ thiên nhiên đóng hộp/ mẹ còng lưng trên cánh đồng kí tự/ cha cày giữa nắng neon/ tôi & em/ tâm hồn mã vạch/ tìm nhau trong tương thích mắt dò”(tâm hồn mã vạch). Khi những niềm tin, những vẻ đẹp cũng bị mang ra đóng hộp, khi điều

gì cũng được đưa ra mua bán, mặc cả tiền nong, khi những hình ảnh thân thương một thời cũng đã đều bị công nghệ hóa thay đổi sẽ tất dẫn đến một sự thay đổi còn đáng sợ hơn: Sự thay đổi trong chính tâm hồn và suy nghĩ con người.

Cuộc sống ấy khiến “những con người trở thành xấp giấy than/ những

tờ giấy không cần suy nghĩ/sao chép giáo điều/ vứt vào sọt rác/ là xong” (đêm chói chang và ngày tối mịt), và tình người, cũng trở thành một điều xa xỉ: “những cái tên vẫn còn trên điện thoại/ mà tấm lòng không cài được báo rung”, “lòng như ví cộm toàn danh thiếp/ đếm hoài không đủ một thân quen” (cộm).

Trước những đổi thay đáng sợ mà cuộc sống hiện đại bị công nghệ hóa đã làm thay đổi con người, những giá trị niềm tin, những giá trị tôn thờ cũng trở thành những điều vô cùng bình thường được đem ra mua bán, định giá:

“quầy tôn giáo/ ngổn ngang nhu yếu phẩm tín ngưỡng/ có thể chọn món đức tin quá đát, xài rồi/ thời hạnh phúc thặng dư hay nỗi buồn khủng hoảng/ từng con dế bị cầm tù trong hộp diêm thế sự/ đấng quyền năng lạ hoắc sáng tạo trần gian bằng những vuông đắt đỏ/ từng vỏ người mang khuôn mặt iphone” (tâm hồn mã vạch). Để rồi, tác giả phải thốt lên phản ứng gay gắt và quyết liệt

tôi ăn/ phố phường chật chội âm thanh/ muốn đi thật chậm để nhanh đến mình” (tôi nôn ra một chính mình).

Chính sự biến thiên của cuộc sống và xã hội hiện đại đã tác động không nhỏ đến sự thay đổi trong tư duy của các tác giả hiện đại hôm nay. Khi những giá trị đổi thay, tiếng thơ của họ cũng gay gắt và quyết liệt hơn để tìm về những giá trị , những vẻ đẹp đáng trân trọng trong cuộc sống. Và, những cái tôi đa cảm ấy, đặc biệt càng không thể chịu nổi sự vô cảm, lạnh lùng của mối quan hệ giữa người với người. Miên Di, cũng đã góp tiếng nói không nhỏ của mình vào tiếng nói chung của thi ca đương đại, và cái tôi trữ tình ấy, ngoài sự suy tư trăn trở, còn đang rất cố gắng đi tìm và níu giữ chữ tình trong cuộc sống.

1.2.2. Suy tư về những kiếp người bất hạnh xung quanh

Đọc thơ Miên Di, ta thấy rất nhiều lần xuất hiện cái tôi trầm ngâm lặng nhìn cuộc sống mà mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Cái tôi lặng lẽ ngồi một mình, lặng lẽ ngắm vạn vật, lặng lẽ chiêm nghiệm xung quanh. Cái tôi tưởng chừng lặng lẽ vậy thôi, mà lại luôn dậy sóng trong lòng!

Giữa cuộc sống hối hả bộn bề đầy những dối trá, tính toan, đầy những xô bồ, lừa lọc, Miên Di vẫn dành cho cái tôi trữ tình những phút suy tư quý giá. Và, giữa trăm nghìn con người lướt qua trong cuộc sống, anh lại dành một phần không nhỏ trong những trang thơ của mình để tìm đến với những mảnh đời nhỏ bé mưu sinh. Những trang thơ ấy không chỉ tìm đến họ, mà còn đồng cảm và trân trọng những gian truân giữa gánh nặng áo cơm gạo tiền. Đó là hình ảnh của những “cùng em vé số ốm teo/ cùng bà hành khất mốc meo

tuổi mùa/ mồ hôi loãng cả cơn mưa/ tiếng rao xanh muốt muối dưa buổi chiều” (tiếng động màu xanh).

Và cái tôi trữ tình còn trân trọng họ, tôn vinh họ “cuộc đời dưới nhát chổi/ sao không có Ngày người quét rác?” và dưới nhát chổi ấy, là cái vỏ

con chuột chết phình”. Xô bồ, chen lấn, giả tạo hỗn loạn nằm ngả nghiêng trong những “vỏ quà còn nguyên lời kính trọng (đã rỗng)” , được thu dọn sạch sẽ hơn trong một thanh âm giản dị, quen thuộc “cây chổi vẫn thức sớm/ xào xạc/ dọn đêm về sáng” (những trang tối – trang 1).

Bên cạnh những kiếp người lao động sớm hôm, cái tôi ấy vẫn dành sự suy tư cua mình cho một kiếp mưu sinh chịu nhiều oan nghiệt của cuộc đời: phận gái điếm bán mình. Và, cái tôi nhân văn ấy tìm thấy trong họ một điểm chung, một điều đáng trân trọng nhất mà họ đã được cuộc sống ban tặng : “là con người”. Chỉ đơn giản vậy thôi, mà gỡ được bao ngờ vực, bao lời tiếng,

bao sự bất công chà đạp. Bởi cũng chỉ vì một kiếp mưu sinh!

Phải nói rằng, Miên Di đã đặt rất nhiều vấn đề cuộc sống vào trang thơ, bởi cái tôi trữ tình ấy, không phải là một cái tôi đơn giản một chiều, mà là cái tôi nhạy cảm và trăn trở trước mọi biến thiên của đời sống xung quanh. Từ rung cảm ấy, qua hệ thống ngôn từ chọn lọc, tác giả đã xây dựng nên một cái tôi đa diện và không khỏi phức tạp, thay mình thể hiện những quan điểm nhân sinh và nghệ thuật đến với bạn đọc một cách sâu sắc nhất.

1.2.3. Suy tư về chính mình

Trong sáng tác của Miên Di, ám ảnh trở đi trở lại vẫn là hình ảnh của một cái tôi đượm buồn và không ngừng trăn trở những vấn đề về nhân tình, về xã hội, về mọi người và về chính mình. Cái tôi lúc nào cũng trĩu nặng những ưu phiền, những nỗi lo và mải miết đi kiếm tìm những giá trị cuộc sống. Và, cái tôi ấy đa cảm ấy lại sống giữa một xã hội đầy những biến động, đổi thay, khi rất rất nhiều những giá trị và niềm tin bị đánh đổ. Vậy là, cái tôi hoang mang giữa những ranh giới cuộc sống khó định hình, càng đi tìm, thì lại càng bế tắc, quẩn quanh.

Cái tôi, dường như bị bó hẹp giữa những tù túng hao mòn của cuộc sống, cái tâm hồn phóng khoáng ấy lẽ ra phải được tung bay giữa những ước

vọng và lí tưởng thì trước thực tại nhỏ bé, lại loay hoay như một con kiến nhỏ tìm đường, quay lại chỗ nào cũng khó tìm được lối ra: “này con kiến nhỏ loay

hoay/ đừng tưởng chỉ mỗi mình mày quẩn quanh” (quẩn quanh), “con sông hỏi chuyện con đường/ quanh co với những vết thương ổ gà/ - cuối đường có biển không ta?/ - biển của bọn tớ chính là bùng binh” (chuyện biển & đường).

Trước sự bế tắc ngột ngạt ấy, cái tôi trữ tình đã lựa chọn cho mình hai giải pháp: một, là lẩn tránh vào “chốn trăm năm”, hai, là tự phân thân để đi tìm chính mình, tự mình trả lời và tự tìm lối thoát.

Đã không ít lần, cái tôi cô đơn rụt rè đi tìm cho mình một chỗ riêng, để tránh đi tất cả những rối ren, những bụi bặm cuộc đời: “những buổi chiều thổ

cẩm/ mòn tôi quanh lối thông/ tôi mơ làm con sóc trốn trong góc trăm năm/ nhìn đời qua kẽ lá/ sợ hãi & lặng câm”. Cái tôi run rẩy và nhỏ bé quá, sự đa

cảm, sự cô đơn đã bao phủ thật sâu, để giờ đây, trái tim trở nên yếu đuối và mỏng manh đến lạ. Cái tôi sợ hãi đó vẫn còn hướng con mắt và sự im lặng để “nhìn đời qua kẽ lá” , chứ thậm chí, ngay ở khổ sau, lại muốn mình rơi ngay vào quên lãng: “tôi mơ làm cây nấm trong góc tối xa xăm/ đợi bàn chân

không đến/ quên lãng vào trăm năm” , rơi vào góc tối một mình để lẩn tránh,

và để tự day dứt, dằn vặt tâm hồn: “những mảnh buồn thổ cẩm/ màu tôi trong

bóng đêm/ tôi mơ làm con dốc/ tôi mơ làm phiến đá/ lặng thầm nghe gió tru đêm lòng mình” (mảnh buồn thổ cẩm). Cái tôi cô đơn giờ lại càng cô đơn hơn

nữa khi buộc lòng phải lẩn tránh cuộc đời, lẩn tránh sự quẩn quanh, xô bồ, chật chội.

Tuy nhiên, không chỉ có lẩn tránh, cái tôi suy tư ấy còn tự phân thân để đi tìm chính mình, tìm lại phần thiếu của chính cái tôi bấy lâu nay chưa hoàn thiện. Một nửa tôi ấy bấy lâu nay đi lạc để nửa tôi còn lại bơ vơ cô đơn giữa đời biến động. “hôm qua, bỏ lại mình trong góc quán, tôi gọi tôi mãi chẳng

một vật bị bỏ quên”(tôi buồn sang tôi vui không?)” Hình ảnh cái tôi đi lạc,

cái tôi bị bỏ quên,cái bóng, cái tôi đi tìm cái tôi chính là sự phân thân độc đáo để nhân vật trữ tình tự đối thoại với lòng mình, tự chất vấn với mình để tìm ra câu trả lời cho một cái tôi chỉnh thể toàn vẹn. “ai không lẫn cùng dòng người

qua lại/ nhặt quả thông rơi thảng thốt gặp bóng mình”(pleiku), hay “thân mình ướm bóng của mình/ tôi không vừa với cái hình dung tôi” (ướm bóng).

Và đó, vẫn mãi là một cuộc hành trình còn dang dở bởi dường như, chưa bao giờ cái tôi ấy được vẹn toàn, chưa bao giờ cái tôi ấy ngừng suy tư và đặt câu hỏi về chính mình bởi cuộc hành trình đi tìm chính mình vẫn là cuộc hành trình lâu dài nhất, gian khó nhất:

“có khi lạc mất chính mình

vườn lòng lại ngỡ cõi tình mượn vay cành cụt con kiến loay hoay

nương theo đời lá gió bay lìa cành chiếc lá về cội đã đành

còn con kiến nhót nọc lành về đâu” (lạc)

Bên cạnh sự suy tư về mình giữa cuộc đời quẩn quanh chật chội, đôi khi, ta lại thấy một suy tư thật nhẹ nhàng của một cái tôi chân thành tha thiết nhưng không kém phần sâu sắc và buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều: “tôi

ngốc dại/ đời tặng cho thời còn bé/ chia nụ cười như bẻ một quả ngô”(ngốc).

Khi suy tư về chính bản thân mình, cái tôi trữ tình đã nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống và qua đó, không ngừng nhắc nhở chính bản thân mình và mọi người. Suy tư, lúc này cũng chính là việc tự nhận thức để hoàn thiện mình trong cuộc sống. Và, những lời nhắc nhở đấy được tác giả biểu đạt qua những lời dặn dò đầy ý nghĩa và chiêm nghiệm: “cha nghèo khó nụ cười con

đừng già trước tuổi/ những dế giun cũng đủ tuổi thơ mà” (dặn con) hay “em

biết đấy quả nho khô còn cố ngọt/ anh dặn điều này cho khô cạn buồn sau”(dặn dò), “áo như thành lũy quốc phòng/ sao em lại để tấm lòng khỏa thân”(tấm lòng)

Và bên cạnh đó, sư suy tư cũng đã tạo nên một cái tôi đầy chiêm nghiệm và triết lí về mọi vấn đề trong cuộc sống. Cái tôi ấy biết thử, biết đặt mình vào mọi tình huống để nhận định vấn đề và để trân trọng hơn ý nghĩa cuộc sống mà mình đang có. “thử vào bệnh viện ngày đông/ để nhìn cuộc

sống chưa xong giật mình”, “thử làm một kẻ bệnh hen/ để bên hơi thở như bên món quà” (thử). Cái tôi ấy buộc lòng mình luôn phải suy tư bởi nếu thiếu

đi suy tư, sẽ chỉ còn là cái vỏ rỗng không hồn.

Chính sự suy tư, đã tạo cho thơ Miên Di một màu sắc không hề trộn lẫn. Đọc thơ Miên Di ngay từ lần đầu ta đã cảm thấy rất cuốn hút, đó là sự cuốn hút không phải ở vẻ bóng bẩy của ngôn từ, mà là những chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc của một tâm hồn từng trải và vô cùng nhạy bén trước cuộc đời. Để rồi đọng lại trong thơ, là những điều buộc ta phải cảm, phải nghĩ thật

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w