Không gian Cuộc sống đô thị ngột ngạt

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 57)

3. Hình tượng thế giớ

3.1. Không gian Cuộc sống đô thị ngột ngạt

Là thế hệ trẻ 7X, sinh ra và lớn lên giữa lúc xã hội có nhiều biến động cực kì quan trọng, Miên Di cũng như các tác giả trẻ khác của ngày hôm nay, đã mạnh dạn đưa vào thơ ca cả bức tranh muôn màu của cuộc sống. Bức tranh

đó, là những gam màu nóng đan xen đầy chật chội của một cuộc sống với những hối hả xô bồ. Đó, là sự lên ngôi của công nghệ hóa, đưa đến bước tiến vượt bậc trong công cuộc sản xuất kĩ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế. Đó, là thời đại, mà máy móc đã dần thay thế con người trong lao động, người công nhân, trở thành người lao động kĩ thuật cao, là người điều khiển cả dây chuyền hiện đại, thay thế cho hàng trăm sức người miệt mài trước đó. Kĩ thuật sản xuất được đẩy mạnh, năng suất lao động được nâng cao mang đến cho con người chất lượng cuộc sống mới, đầy đủ hơn, thậm chí dư thừa hơn. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển chóng vánh của khoa học kĩ thuật cũng vô tình hình thành những mặt trái. Đó, là tốc độ sống hối hả, bộn bề, đó, là sự chai sạn đời sống cảm xúc và tâm hồn, đó, là việc nảy sinh các tệ nạn, việc con người bị tha hóa nhân cách…

Thơ ca hôm nay, cũng mang đậm hơi thở mạnh mẽ của bầu sinh quyển nuôi dưỡng nó bằng cách thể hiện chân thực, thẳng thắn trên mọi phương diện. Thơ ca, không ngại nói đến và vạch trần cái xấu, cái ác. Thơ ca, ngày hôm nay cũng trở thành một thứ vũ khí, tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống sự tha hóa và gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người. Các nhà thơ trẻ đề cập mọi vấn đề một cách thẳng thắn hơn, mạnh bạo hơn và cũng quyết liệt hơn rất nhiều. Thơ hôm nay, khiến người ta ghê sợ xã hội mà người ta đang sống, nhưng đồng thời, cũng gieo vào lòng người sự thôi thúc mãnh liệt về ý thức khôi phục và thanh lọc xã hội. Sự ghê sợ, không khiến người ta ruồng bỏ nó, mà là sự ghê sợ, để người ta đồng lòng cải tạo nó tốt đẹp hơn.

Miên Di cũng như các nhà thơ trẻ hôm nay, cũng đưa vào thơ mình hơi thở nóng hổi của thời đại một cách chân thành, nhẹ nhàng mà không kém phần quyết liệt. Đó, là xã hội, mà Chế Lan Viên ngay từ trước đó đã nhận ra:

hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc” và thậm chí, trong thơ Nguyễn Trọng Tạo,

đó còn là xã hội của những tội ác khủng khiếp: “Trộm cắp đâm nhau dưới phố đèn mờ/ Xích lô máu me cấp cứu/ Tham những nâng ly mừng thắng lớn/ Ú ớ nói mê người đói không nhà” (Mộng du). Và trong xã hội đó, mọi thứ đều

được mã hóa, đều trở nên khô cứng, vô hồn: “quầy tôn giáo/ ngổn ngang nhu

yếu phẩm/ có thể chọn món đức tin quá đát, xài rồi/ thời hạnh phúc thặng dư hay nỗi buồn khủng hoảng/ từng con dế bị cầm tù trong hộp diêm thế sự/ đáng quyền năng lạ hoắc sáng tạo trần gian bằng những vuông đắt đỏ/ từng vỏ người mang khuôn mặt iphone” (tâm hồn mã vạch). Một bức tranh toàn

cảnh về xã hội hiện đại ngày hôm nay, đó, là nơi của những con rối vô cảm, là nơi mà cái xấu cái ác tha hồ lộng hành, là nơi mà những giá trị vật chất lên ngôi, chi phối cả giá trị và bản chất con người.

Thơ Miên Di, còn đề cập đến vấn đề nóng bỏng của xã hội, đó là vấn đề công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về”, là những tham nhũng, là sự tha hóa nhân cách của một bộ phận không nhỏ thường được xem là cấp cao của hệ thống xã hội này. Trong thơ Miên Di, ta không khó để tìm thấy cuộc sống của những người vô nghĩa quẩn quanh trong những “văn phòng huyệt mộ”. Đó, là những con rối sống qua ngày, như “những con người trở thành xấp giấy than/

những tờ giấy không cần suy nghĩ/ sao chép giáo điều/ về sọt rác/ là xong”(đêm chói chang và ngày tối mịt). Những con rối đó hàng ngày sống

trong cuộc sống quẩn quanh đến tội nghiệp của những “bữa cơm văn phòng/

nhét vào cơn đói/ nghẹn lo toan/ giũa mài toan tính những bánh rang/ cài vào guồng quay thời cuộc/ khuôn mặt tháng ngày trống trơn/ khoảng trắng ám tượng/ không mắt/ cho một đêm Idecaf/ không môi/ để nở một thật thà/ không mũi/ vì đã quen mùi đời ngõ hẻm” (ám tượng).

Giữa cuộc sống ấy, con người dần trở thành những vật vô tri, hàng ngày với những thói quen không cần suy nghĩ. Con người hiện đại, đã chịu áp lực

của cuộc sống văn minh hối hả bộn bề, lại bị đè nặng bởi những gồng gánh mưu sinh cơm áo gạo tiền chật chội. Con người hiện đại, muốn thoát ra khỏi những “văn phòng huyệt mộ”, nhưng lại không đủ sức đi ngược lại quy luật thời cuộc, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm cuộc sống nên vẫn mãi, chỉ là cuộc sống mòn mỏi quẩn quanh không lối thoát đầy bế tắc.

Chất lượng cuộc sống càng nâng cao, thì gánh nặng của cuộc sống mưu sinh lại càng đè nặng lên đôi vai của con người trong xã hội. Đó, không hẳn chỉ là một bộ phận giới công chức với công việc tẻ nhạt, mà Miên Di, còn thấy gánh nặng cuộc sống trong những kiếp mưu sinh nhỏ bé giữa cuộc đời. Đó, là những bà hành khất, những chị lao công, những em vé số, những ả gái điếm bán mình. Tất cả, cũng đang sống mòn trong những bộn bề của đời nổi trôi: “chị hàng rong ế ẩm nụ cười chẳng có ai để giận hờn đành cau mày với

vài con ruồi cứ vo ve giỡn nỗi buồn thiếu phụ, những tiếng đồng hồ quần quật vào nếp áo phu hồ đẫm mướt mồ hôi.”(tháng 9 chạm vào bàn phím) hay

“chiều 30/ chiếc xe đạp cũ/ lẻ khỏi ngược xuôi/ uể oải lăn vào năm mới vẹo xiêu/ người đánh bóng lư đồng/ quẳng xuống cuối năm/ một lời rao xỉn đục/ chiều 30/ đứa bé bán vé số/ xòe hão huyền vào bữa tất niên thịnh soạn/ vài cái lắc đầu hờ hững/ đuổi bơ phờ về với thui thủi/ lấm lem/ chiều 30/ người hành khất mù/ gõ gậy dò la lòng trắc ẩn/ mai vẫn nở khi người ta khốn đốn/ nở u buồn trước đôi mắt mù/ người cầu thực tha phương”(trừ tịch).

Thời đại thay đổi, dẫn đến sự thay đổi đáng sợ của rất nhiều những giá trị truyền thống như giá trị niềm tin, giá trị về lòng tốt, giá trị về phẩm chất… Sự lật ngược đầy chóng vánh của xã hội hôm nay khiến con người ta trở nên đầy hoảng hốt, cảm giác bất an tràn ngập trong lòng. Những thứ vốn linh thiêng giờ đây cũng bị đưa ra như những món hàng tính lãi: “có lần gặp

Chúa trong siêu thị/ bên cạnh đức tin có giá tiền” khiến cho lòng người trở

đến chóng mặt, không còn những ranh giới rõ ràng: “Em bi phẫn ở hiền sao

gặp ác/ Ác ở trong hiền chứ ác ở đâu”(Định mệnh- Hoàng Hưng). Cuộc sống bị đảo lộn, cái ác tràn lan trong xã hội, trong mọi người. Những giá trị mà trước đây ta tôn thờ giờ bị đánh mất, thay vào đó, là sự lên ngôi của những suy đồi:

“hôm nay, tôi đổi sự đời ngược chỗ, đem hoang vu chuyển đến đông người, vàng và ngọc chỉ đáng làm nhà xí, chuyển niết bàn xuống chỗ lầm than

Chúa & Phật về cõi tạm đi ăn xin

đi trộm cắp đi làm

kẻ ăn xin trở thành thủ tướng lũ quan sang xuống quét rác vỉa hè đổi cát sỏi vào cửa hàng đá quý lời thật thà qua miệng gian nanh” (tôi buồn sang tôi vui không)

Những điều tưởng chừng là đẹp, là cao cả giờ cũng ẩn chứa trong mình bao đen tối của dục vọng, cường quyền. Giá trị và nhân phẩm trở nên lẫn lộn, trá hình, con người cũng dần mất đi niềm tin vào những điều ngưỡng vọng. Xã hội đó, qua lời thơ Miên Di, là cả một sự nhếch nhác và lem luốc về nhân cách:

“những suy đồi vọc suy nghĩ

bóp nặn hình nhân huyện hinh sống lại vẫn béo phì

bủng mỡ lênh láng lịch sử chị dậu đội mồ

dắt con dắt chó

ngơ ngác nhìn hiện thực gầy nhom tắt đèn

ngòi bút chỏng chơ

chầu rìa dưới mái hiên ngôn ngữ qua kẽ hở cuộc đời

giọt tham giọt nhũng buốt lương tri

lổn nhổn cả những cái đầu trọc thầy tu đội cả nỗi niềm nhân thế công lí thực thi trên khấn nguyện

lãng đãng trầm hương” (dột)

Thời đại đổi thay, giá trị đổi thay, xã hội đổi thay ắt hẳn cũng đưa đến sự đổi thay rất lớn về con người. Nhưng tiếc rằng, giữa những biến động ấy, sự đổi thay lại phần nhiều mang những chiều hướng tiêu cực. Đó, là việc con người bị xơ cứng về cảm xúc dẫn tới sự chai sạn và vô cảm trong đời sống tâm hồn. Đó, là hình ảnh những con người hiện đại hối hả gấp gáp, sống bon chen xô bồ, thực dụng. Đó, là những mối quan hệ giữa con người trở nên đầy toan tính mà chẳng hề có những thân quen. Đó, là những con người suốt cả một đời đeo mặt nạ, sống dối trá, lừa lọc đầy đau đớn.

Con người, giờ cũng trở thành những cỗ máy vô hồn không xúc cảm:

hồ công-tơ-mét vô tri”(km/h sống) mà đến cả ánh mắt dành cho nhau, cũng bị

mã hóa thành vạch số: “tôi & em/ tâm hồn mã vạch/ tìm nhau trong tương

thích mắt dò”(tâm hồn mã vạch) bởi giữa một xã hội cứng khô, đến đời sống

tâm hồn cũng không thể nảy mầm sống tiếp:

“sự sống trong mớ âm thanh va đập tiếng rửa bát

tiếng ngáp vặt tiếng càu nhàu

tiếng kinh cầu ruỗng mục tiếng quá khứ-hiện tại

tiếng lương tri thét vào lương tâm điếc đục

những ô cửa sáng tối cảnh đời trong bức tường chung cư thời cuộc ngõ hẻm trên cao

âm u thời đại

bóng đèn leo lét niềm tin bà cụ truyền thống lạc trong thang máy thăm đứa con đương đại

đưa nhà quê lên thiên đường đóng hộp lần tràng hạt cầu khẩn cho cháu con

từng mảnh ăn năn dán lên vết bầm sám hối” (tín điều buồn)

Cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, giá trị vật chất lên ngôi khiến đời sống tâm hồn trở nên cằn cỗi, con người trở nên ích kỉ hơn, thực dụng hơn, chỉ mải mê chạy theo cường quyền, danh vọng. Đến cả ngay mỗi quan hệ giữa người và người trong xã hội cũng trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết: “lòng như ví

cộm toàn danh thiếp/ đếm hoài không đủ một thân quen”(cộm), hay “những cái tên vẫn còn trên điện thoại/ mà tấm lòng không cài được báo rung”(báo rung). Những tên người, những chức vị đều được che đậy và mã hóa bởi công

nghệ hiện đại nhưng bên trong đó, lại chỉ là những cái vỏ trống rỗng vô hồn, vô cảm. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ là điều tốt, nhưng phát triển ồ ạt mà quên đi cả gốc rễ và nguồn cội của mình thì lại là một điều báo động :

“thấy ngoại bang cả trong hàng tạp hóa/ Hỡi tỏi hành quê quán của mi đâu/ Hỏi tre nứa bao đời là thành lũy/ Sao bây giờ đôi đũa cũng ngoại lai?”(Cần hỏi).

Sự đổi thay đến chóng mặt kéo theo bao hệ lụy về con người và xã hội là vấn đề khiến không chỉ Miên Di mà bao tác giả khác cũng trăn trở hàng ngày. Qua lăng kính của họ để truyền tải vào thơ văn, đó là thế giới của đồng tiền, của bạo lực, của tệ nạn, của sự tha hóa và biến chất con người. Thế giới đó, cần được thanh lọc để trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn thật nhiều.

3.2. Thời gian- thời khắc bung nở của những nỗi buồn bất tận

3.2.1. Chiều tà- Thời gian của những suy tư lắng đọng

Thời khắc của những buổi chiều lúc nào cũng dễ đem lại cho ta rất nhiều những xúc cảm. Đó, là khi mặt trời dần tắt nắng, khi cuộc sống hối hả trở về với những mâm cơm sau một ngày mỏi mệt. Buổi chiều lúc nào cũng hay gắn liền với nỗi buồn và sự cô đơn đầy sâu lắng như thế. Trong thơ Miên Di, thời khắc của những buổi chiều tà cũng là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để sáng tác, khoảng thời gian, mà cái tôi trữ tình ngồi lặng yên đầy chiêm nghiệm về cuộc đời. Thế nên, đó, là khoảng thời gian của những suy tư lắng đọng nhất, sâu sắc nhất. Cảm xúc buổi chiều trong thơ Miên Di, không ồn ào mãnh liệt, không cháy bỏng nồng nàn như những đêm tối trải lòng với nỗi cô đơn, mà đó, là khoảng thời gian của những triết lí, những giá trị của cái tôi suy tư lặng lẽ mà thấm thía.

Đó, có thể là sự suy tư về cả kiếp nhân sinh đầy chua chát: “đười ươi

lặng lẽ ngắm chiều/ nỗi buồn tiến hóa thành điều quạnh hiu”(quạnh hiu).

Hoặc gần gũi hơn, là sự suy tư chính trong cõi lòng đang rất nhiều những trăn trở ngổn ngang. Đó, là hình ảnh của cái tôi lặng lẽ giữa tiếng còi xe tan tầm tấp nập: “phố dài buồn chật cười thưa/ còi xe gắt gỏng cơn mưa tan tầm/

chuông chùa lạc lõng lời câm/ loãng vào vội vã thanh âm rủ về” để thấy “lòng mình như phố kẹt xe” . Âm thanh hỗn loạn, tâm hồn ngổn ngang, phố

xá ồn ào chen chúc, chỉ có lòng mình là dừng lại thẫn thờ giữa nhịp sống rất nhanh: “tôi dắt mình đi/những buổi chiều thủng lốp/ anh sửa xe không vá

được nỗi buồn”(tiếng động màu xanh). Nỗi buồn ấy, có thể là nỗi buồn tự

thân, cũng có thể là nỗi buồn đã được dồn nén bao lâu để buổi chiều hôm nay, cái tôi trữ tình thẫn thờ đến thế. Nỗi buồn trong những buổi chiều, là nỗi buồn tự đến mà cũng tự ra đi, chỉ để lại trong lòng ta những khoảng trống mơ hồ khó lí giải. Nỗi buồn đó, cách đây hàng chục năm, chàng thi sĩ của tình yêu cũng đã phải thốt lên rằng: “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu

vì sao tôi buồn”(Xuân Diệu).

Buổi chiều, còn là thời gian mà sự cô đơn nhẹ nhàng xâm chiếm tâm hồn, sự cô đơn bắt nguồn từ sự trống vắng: “chiều trên nóc cô đơn/ rọi xuống bóng âm u/ hàng cây không đơn lẻ/ sao cúi mình lặng lẽ/ cơn gió nào lành lạnh một hương quen”(ngày tháng lạ). Sự cô đơn giữa buổi chiều, cũng cứ

nhẹ nhàng thôi mà thấm thía đến tận cùng của một tâm hồn cũng đầy những mông lung khó có thể định hình, cắt nghĩa: “buổi chiều mở dấu ngoặc đơn/

chân mây và một hoàng hôn vô hồn/ từng cơn hạnh phúc rất buồn/ khúc jazz khắc khoải như cuồng câm tôi”(cuồng câm). Tâm hồn đó, vẫn mải mê đi tìm

mình trong những “buổi chiều hoang dại”, tâm hồn chới với đầy dự cảm với nỗi buồn, tâm hồn yêu thiết tha và nhạy cảm với mọi vấn đề trong cuộc sống:

cùng dòng người qua lại/ nhặt quả thông rơi thảng thốt gặp bóng mình”(pleiku).

Bên cạnh nỗi buồn thấm thía nhẹ nhàng trôi chảy, buổi chiều trong thơ Miên Di còn là khoảng thời gian của những nhung nhớ tương tư. Trong buổi chiều ấy, có hình ảnh của cái tôi si tình, ngồi thẫn thờ nhung nhớ người tình trong mộng: “nếu em biết/ chẳng còn buổi chiều hư ảo nữa/ hoàng hôn chôn

trong mắt của em rồi”(nếu em biết). Nỗi nhớ nhung thường gắn với với buổi

chiều, một nỗi nhớ cũng chơi vơi, cũng trong trẻo và đầy thánh thiện, cũng

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w