Cái tôi khát khao nhân tình và quyết liệt đi tìm kiếm giá trị Ngườ

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 33)

1.3. Cái tôi khát khao nhân tình và quyết liệt đi tìm kiếm giá trị Người Người

1.3.1. Cái tôi khát khao nhân tình

Hình ảnh cái tôi khát khao nhân tình chính là hệ quả tất yếu của sự cộng hưởng giữa cái tôi đa cảm và cái tôi cô đơn giữa những biến động của xã hội hiện đại. Và trong xã hội ấy, tình nghĩa giữa con người với con người đã trở thành vật phẩm xa xỉ.

Sống trong xã hội như vậy, cái tôi lúc nào cũng luôn cảm thấy sự cô đơn quanh mình và sự khát khao tình người, tình đời lại càng trở nên mãnh liệt.Sự khát khao ấy tạo nên một cái tôi chứa chan những xúc cảm, thèm được

xúc cảm : “tự nhiên thèm chút mủi lòng/ hồn như thớt ế lâu không được

dùng”(thèm được băm). Và, khát khao đến nỗi, cái tôi trữ tình đã tự đi lượm

tình người giữa nhân gian: “tháng 9 thất thểu, đi loanh quanh lượm được tình

người” (tháng 9 chạm vào bàn phím). Tình người giờ trở nên xa xỉ thế, để cái

tôi bé nhỏ phải mải miết đi kiếm tìm và giữ lấy cho riêng mình, để càng trân trọng hơn nghĩa tình giữa bộn bề cuộc sống.

Càng cô đơn, thì con người lại càng khát khao được đến gần với nhau hơn, để sẻ chia, để nương tựa, để được an ủi nhau giữa những biến thiên mỏi mệt, và những lúc như vậy, lời thơ lại như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà không kém phần sâu lắng: “thôi đừng ném gió lời đau/ người như hạt cát tựa

nhau thành bờ”(thôi đừng). Nhưng, cũng ngược lại, càng khát khao nhân tình

bao nhiêu,thì lại càng thấy nỗi cô đơn trở nên trống trải bội phần. Không đủ giao hòa trong thế giới thực tại, nhân vật trữ tình tìm đến cả thế giới ảo để giãi bày, ấy vậy mà, ngay cả thế giới ấy cũng chẳng thể mở lòng: “đêm mất ngủ

đổ bóng mình lên status/ facebook buồn như một sân ga”.

Tự nhận lòng mình như một đốm lửa bên trong thân xác tro tàn, nhân vật trữ tình khát khao đến tột cùng sự đồng cảm trong cuộc sống, để chỉ cần một hơi ấm nhỏ thôi, cũng đủ nhen lên một ngọn lửa rực cháy mãnh liệt phá bỏ thân tàn tro bên ngoài. Sự khát khao ấy ngân lên như một lời mời gọi, kiếm tìm sự đồng cảm của những tâm hồn đồng điệu giữa hang nghìn hàng vạn con người, vậy mà sao vẫn khó khăn đến thế. Giọng thơ tha thiết, khẩn khoản mà vẫn không tìm được niềm tươi vui, cái tôi đã cô đơn, giờ lại lặng lẽ ẩn mình trong nguội lạnh: “lòng tôi suốt một đời đốm lửa/ ngún bên trong

xác củi tro mùa/ ai có về hơ tay nhen niềm tắt/ co ro vui khoác rét sưởi chung buồn” (bài này quên tên). Và để cuối cùng, giọng thơ lại não nề vang vọng: “đêm tôi là lửa lạnh/ cái nguội tàn/ đốm lửa giữa lòng tro”(lửa lạnh). Mọi khát khao lại chìm trong vô vọng, cái tôi cô đơn lại ám ảnh suốt chặng đường

nhưng niềm khát khao thì vẫn âm ỉ như đốm lửa bên trong đó, chỉ cần một hơi nhen lại vẫn có thể sáng bừng, bởi sự thèm và khát khao nhân tình chưa bao giờ vơi cạn: “phía cuối ngày xa tôi/ thấy đời như phố chợ/ thèm mình là cộ xe”.

Cảm giác cô đơn xâm chiếm, sự suy tư trăn trở về cuộc sống và con người hiện đại hòa quyện trong cái tôi đa cảm đa sầu đã tạo nên khát khao mạnh mẽ về chữ tình trong cuộc sống. Nhưng, cuộc hành trình ấy có vẻ đã gặp rất nhiều gian khó. Không tìm được sự đồng điệu giữa cuộc đời và con người thường nhật, nhân vật trữ tình đã tự tìm cho mình một con đường riêng để tìm lại và giữ gìn sự vẹn nguyên của một trái tim ấm nóng. Đó, là con đường quay ngược dòng thời gian, trở về với thưở ấu thơ, quay ngược không gian, trở về với quê hương yên ả một thời. Đó, là sự bảo lưu còn vẹn toàn nhất.

Cái khát khao của cái tôi trữ tình cũng là khát khao của biết bao tâm hồn giữa cuộc sống bộn bề hối hả hôm nay, và khi bất lực cô đơn giữa thực tại, họ quay trở về níu giữ những giá trị tốt đẹp còn trong kí ức để tìm lại và cân bằng chính mình. Đối với mỗi tác giả, lại có trong mình những lựa chọn khác nhau, nếu Phạm Công Trứ nhẹ nhàng: “Người như nước chảy vào thành

phố/ Ta nắm tay mình ngược ngoại ô” (Chiều) thì Đồng Đức Bốn lại quyết

liệt: “Trở về với mẹ ta thôi/ Kẻo mai chết lại mồ côi dưới mồ”.

Còn đối với Miên Di, cuộc hành trình đi kiếm tìm sự bình yên cũng chính là cuộc hành trình quay ngược dòng quá khứ:

“ngày mai, tôi quay về vú mẹ, lớn ngược về nơi giao tử hoài thai, đi mãi đến nơi không còn khổ đau nữa

nơi không tôi không tuổi tác không cuộc đời

nơi tôi gặp linh hồn mình đi lạc, mãi kiếm tìm thân xác bỏ hoang” (tôi buồn sang tôi vui không?)

Ngược dòng thời gian đến tận nơi “giao tử hoài thai” để quên và bắt đầu lại tất cả. Cái tôi ấy mang niềm khát khao mãnh liệt và vẫn trĩu nặng suy tư, trĩu nặng một nỗi buồn đau sâu kín đến tận cùng.

Trốn tránh cuộc sống ngột ngạt và sự lạnh lùng nơi phố thị phồn hoa, cái tôi quay lại cả không gian để tìm về nơi bình yên nhất, để “níu quê”, níu

hồn mình đi lạc.

“chiều thành phố kẹt xe có mấy trở về

có bao nhiêu ở lại

những con đường không phải lối đi

hạt cơm phố thị mang quá khứ ruộng đồng sao không uống cốc trà phèn lờ lợ

bên cạnh tiếng cha ho bên mẹ gầy như hạt lúa lép níu vào quê thân xác qua mùa” (níu quê)

Cái tôi trữ tình nhiều suy tư quá, nhiều trăn trở quá và nhiều mệt mỏi quá giữa cuộc sống bộn bề. Trái tim đa cảm ấy luôn ấm nóng, luôn khát khao kiếm tìm sự đồng cảm mà dường như sao lại toàn vô vọng. Giải pháp mà tác giả đưa ra thực chỉ là sự bám víu, bám víu quá khứ để làm ấm cho nỗi buồn hiện tại. “Con người ta có nhiều nơi để đi nhưng sẽ chỉ có một nơi để quay

1.3.2. Cái tôi quyết liệt đi tìm kiếm giá trị Người

Bên cạnh một cái tôi âm thầm, lặng lẽ khi suy tư về những giá trị cuộc sống thì vẫn còn một cái tôi khác nữa, đó là cái tôi vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt đi tìm kiếm và khẳng định giá trị “Người”, những giá trị nhân văn cao đẹp cần phải có trong cuộc sống.

Không chịu sự im lặng trước những biến động quanh mình, cái tôi trữ tình cất lên tiếng nói cá nhân phủ định và bác bỏ những tha hóa của đời sống hiện đại. Đó là tiếng nói hết sức mạnh mẽ, quyết liệt thể hiện một thái độ phản kháng với những hình ảnh cực tả: “tôi nôn ra một bãi đời/ vẫn còn lợn

cợn cái thời tôi ăn/ phố phường chật chội âm thanh/ muốn đi thật chậm để nhanh đến mình”… “tôi nôn ra một cuộc đời/ như là đám rác nổi trôi theo dòng…những bầy người nhặng tội tình/ bâu quanh chia chác rập rình ôi thiu” (tôi nôn ra một chính mình). Đọc những câu thơ ấy, độc giả đều có thể

cảm nhận được sự dồn nén đến căng tràn những giận dữ, những bất mãn của dòng tâm trạng với một đời sống xã hội lem luốc, dơ bẩn và rất đáng khinh bỉ. Giọng thơ quyết liệt, dứt khoát với nhiều những ngôn từ với sắc thái mạnh:

“nôn, đám rác, bầy người nhặng, ôi thiu…” đã đủ thấy sự phẫn nộ trong tâm

hồn cái tôi đầy khẳng khái để bật lên thành lời: “có lần muốn sống phần

muông thú/ sợ làm người bẩn tiếng chó tru” (người & con). Trong tâm hồn ấy

dường như có một sự phân định rất rạch ròi về ý nghĩa và giá trị của chữ NGƯỜI trong hai chữ CON NGƯỜI. Cái tôi khẳng khái ấy như là một người lữ hành không mỏi mệt, trong cuộc hành trình đi kiếm tìm giá trị chân chính của cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh việc phản ứng dữ dội trước cuộc sống, chủ thể cũng không ngừng tự soi chiếu bản thân mình. Trong nhận thức của chủ thể, sống, không có nghĩa là tồn tại mà sống, là phải có giá trị cho cuộc đời. Đọc những dòng tâm tư chất chứa đầy tâm trạng với những băn khoăn về giá trị

sống, bất giác, ai cũng phải giật mình, và dành cho mình một khoảng lặng để suy nghĩ lại chính bản thân: “mỗi thức dậy/ gặp mình như câu hỏi/ nghe trăm

năm thấm thoát bỏ đi/ những thằng bạn yên bình xây mộ sống/ trong mưu sinh nhạt nhẽo vật vờ”. Chính chủ thể trữ tình đã từng quan niệm, “có những cái chết trước khi tắt thở”,có những con người ngay khi sống đã tự đào huyệt

chôn mình, và lấy đó làm lớp vỏ bảo vệ cho một tâm hồn mục nát. Quan niệm cuộc sống ấy là hoàn toàn tích cực, và những vần thơ ấy lại lần nữa gióng lên như hồi chuông báo với những câu hỏi tu từ chất chứa biết bao sự trăn trở: “mỗi thức dậy/ gặp mình như câu hỏi/ nghe trăm năm rồi sẽ bỏ đi/ những sống sót như tôi và nhiều người khác nữa/ trăm năm không biết để làm gì?”.

Trả lời được câu hỏi để làm gì, là chúng ta đã đang trên con đường đi tìm được cho mình một giá trị sống.

Nếu những lời thơ đầy căm phẫn thể hiện một cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt như muốn bứt tung khỏi sự ngột ngạt của cuộc sống bế tắc, quẩn quanh thì những vần thơ dưới đây lại chứa đựng biết bao niềm trăn trở. Ta lại thấy một cái tôi dịu lại, trở về gần hơn với sự thâm trầm quen thuộc vốn có. Và, cái tôi ấy cứ day dứt mãi một câu hỏi “để làm gì”,câu hỏi như cứa sâu vào tâm trạng của hàng bao thế hệ:

“mai thức dậy gặp mình như câu hỏi trăm năm không biết để làm gì

……….. chiều lịch sử

chiều không tiếng súng

đám chim muông tao tác điều gì? là cái thời sống và chết như nhau bên trong tóc những đầu lâu chưa chết

nếu đại thụ có thể nào bất diệt lá hoa kia đã chẳng rụng bao giờ” (mỗi thức dậy gặp mình như câu hỏi)

Tác giả đã đặt ra một vấn đề lớn, vấn đề của muôn đời, muôn thế hệ. Trước đó hàng thế kỉ, văn học đã có một chàng Hamlet với lời trăn trở bất hủ

“Sống, hay không sống?” đánh thức biết bao người. Và, cho đến tận hôm nay,

vượt qua bao ranh giới địa lí, bao khoảng cách thời gian, ý thức về một giá trị sống đích thực bao giờ cũng vẫn luôn là đề tài nóng bỏng. Và, khi càng trân trọng cuộc sống, ta lại càng ý thức hơn về giá trị sống và ý nghĩa sống của chính mình.

Quyết để không sống một cuộc đời vô nghĩa, những vần thơ của Miên Di có khi trở nên đầy mãnh liệt, mãnh liệt đến nhói đau: “thôi thì làm miếng

giẻ lau/ có bẩn cũng sạch được đâu đó rồi” (giẻ lau) bởi đó là một cái tôi đầy

tự trọng và khẳng khái, một cái tôi luôn tràn đầy ý thức sống, nhiệt huyết sống: “Con ra đi bởi vì con biết khóc/ Mây trắng như khăn ai chít ngang

chiều” (Dặn Mẹ).

Cái tôi tràn đầy nhiệt huyết sống và trách nhiệm sống với chính mình là cái tôi xứng đáng được trân trọng nhất. Giọng thơ mạnh mẽ, dứt khoát đã tạo nên sự khẳng khái và đầy ý chí. Cái tôi tràn đầy nhiệt huyết sống bởi đó, cũng chính là cái tôi biết yêu và biết trân trọng cuộc sống này đến tột cùng.

Tóm lại, hình tượng cái tôi trong thơ Miên Di là một hình tượng phức hợp, không đơn giản, một chiều. Trước hết, đó là cái tôi nghệ sĩ vô cùng nhạy cảm và đa cảm trước cuộc đời và nhân tình thế thái để rồi, có những lúc phiền muộn và cô đơn đến tận cùng. Tuy rằng vậy, nhưng, đó lại vẫn luôn là cái tôi tràn đầy tình yêu vào cuộc sống, luôn khát khao sống, mãnh liệt sống, trăn trở day dứt đi tìm ý nghĩa đích thực và những giá trị nhân văn cao đẹp. Và cái tôi ấy, lúc nào cũng tràn đầy những suy tư về cuộc sống, về những con người

xung quanh, và về chính nội tâm đầy phức tạp của mình. Những suy tư ấy là những chiêm nghiệm sâu sắc đầy lắng đọng, là những phút giây giãi bày thủ thỉ bộc bạch nỗi lòng của một tâm hồn, đứng giữa nhân gian mà vẫn luôn cảm thấy cô đơn trống trải. Tất cả những yếu tố đó đã tổng hòa với nhau tạo nên hình ảnh của cái tôi trữ tình đa dạng trên nhiều phương diện, trước nhiều vấn đề cuộc sống.

Hình ảnh cái tôi trữ tình đã góp phần không nhỏ tạo nên màu sắc riêng biệt cho thế giới nghệ thuật thơ Miên Di. Đó là cái tôi thâm trầm, kín đáo mà sâu sắc với những trải nghiệm cuộc sống phong phú và đa dạng. Tiếng nói trong thơ Miên Di, là tiếng nói nhẹ nhàng mà thấm thía, trầm ấm mà lắng đọng thật sâu. Miên Di, đã nói hộ lòng rất nhiều độc giả bằng cách riêng của mình, không ồn ào, không gây hấn mà vẫn vô cùng mãnh liệt và da diết.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ MIÊN DI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w