7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
2.4. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát
Xuất phát từ cơ sở lí luận và những nghiên cứu trước đó về sự hài lòng, hoạt động giảng dạy (đã trình bày trong chương 1), các nội dung của bảng hỏi được tổ chức sắp xếp lại thành các ý chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sau:
Phần 1: Đánh giá chung của SV về hiệu quả môn Gíao dục thể chất trong
trường đại học, cụ thể là:
+ Hiệu quả chung của môn GDTC trong trường đại học + Hiệu quả nội dung môn GDTC trong trường đại học + Hiệu quả của thời lượng học môn GDTC
+ Hiệu quả của thòi điểm dạy môn GDTC + Hiệu quả của phương pháp giảng dạy + Hiệu quả của phương pháp kiểm tra, thi cử + Hiệu quả cơ sở vật chất
+ So với nhu cầu, nguyện vọng cá nhân của SV + So với thể lực của SV
+ So với mục đích học tập của SV + So với công sức học tập của SV
+ So với thời gian dành cho việc học tập của SV + So với kinh phí dành cho việc học tập của SV
Sau đó, đánh giá cụ thể những yếu tố liên quan đến hiệu quả môn GDTC trong trường đại học
Phần 2: Chương trình môn GDTC, cụ thể là
+ SV được giới thiệu nội dung môn GDTC ở buổi đầu tiên + Được lựa chọn để học môn mình thích
+ Chương trình môn GDTC được thiết kế hợp lý
+ Được cung cấp tài liệu để mở rộng kiến thức về môn GDTC + Môn GDTC sẽ không giúp ích công tác sau khi tốt nghiệp
Phần 3: Phương pháp giảng dạy của giảng viên
+ GV hướng dẫn động tác mới rõ ràng, dễ hiểu
+ Giảng viên tạo cho sinh viên một không khí học tập vui vẻ
+ Giảng viên đầu tư rất nhiều công sức để làm cho môn học dễ hiểu và hấp dẫn sinh viên
+ SV được giảng viên hướng dẫn đầy đủ để phòng tránh chấn thương khi luyện tập
+ Chất lượng các buổi học môn giáo dục thể chất rất tốt
+ Giảng viên luôn áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với sinh viên
Phần 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cụ thể là:
+ SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trước khi bắt đầu môn học + SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trong khi học
+ SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực sau khi kết thúc môn học
+ SV đã được lựa chọn một phương pháp kiểm tra/thi môn giáo dục thể chất phù hợp với mình
+ Các bài kiểm tra được giảng viên nhận xét rõ ràng, hữu ích cho SV
+ Điểm số của môn giáo dục thể chất đã phản ánh rất chính xác trình độ học tập của từng sinh viên
+ Đề thi hết môn đã đánh giá tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết mà tôi phải đạt được khi hoàn thành môn giáo dục thể chất
Phần 5: Năng lực của SV, cụ thể là:
+ Việc SV thấy môn giáo dục thể chất rất cần thiết
+ Việc SV thấy môn giáo dục thể chất giúp nâng cao sức khỏe thể lực của mình. + Nếu thể lực không cho phép, SV được lựa chọn phương pháp phù hợp để hoàn thành môn học
+ SV luôn tìm hiểu và tham khảo những tài liệu khác nhau liên quan đến nội dung môn học.
+ SV thấy đều kiện tiên quyết để thành công trong môn giáo dục thể chất là thể lực tốt
+ SV có thể áp dụng những kiến thức của môn giáo dục thể chất đã học để đánh giá các trận thi đấu.
+ Ngoài giờ học chính khóa, SV luôn dành thời gian rãnh để tập thể thao.
Phần 6 : kế tiếp là nhận xét về các điều kiện phục vụ học tập như:
+ SV được học môn giáo dục thể chất ở điều kiện sân bãi rộng rãi, mát mẻ, thông thoáng
+ SV được tạo điều kiện tổ chức các buổi thi đấu để ôn tập lại các kiến thức đã học
+ GV sử dụng nhiều phương tiện để giảng dạy
+ GV giúp SV tìm thấy kiến thức từ các phương tiện phục vụ giảng dạy
Bảng 2.3. Các thành phần chính của bảng hỏi
Phần Nội dung Số câu
1 Đánh giá chung về hiệu quả môn GDTC 13
2 Chương trình môn GDTC 5
3 Phương pháp giảng dạy của GV 7 4 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 8
5 Năng lực của SV 7
6 Các điều kiện phục vụ học tập 7 2.5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường
2.5.1. Khảo sát thử nghiệm
Bảng câu hỏi được khảo sát thử nghiệm trên mẫu thử với 20 SV năm 3 của 4 trường. Dữ liệu thử nghiệm được phân tích trên phần mềm SPSS để đánh giá thử độ tin cậy của các thang đo cũng như ghi nhận các ý kiến phản hồi khác để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi
Độ tin cậy của bảng hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi Cronbach’s Alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo thường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. (Nunnaly, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng hỏi thử nghiệm được trình bày trong bảng 2.4. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt hệ số Cronbach’s Alpha cần thiết từ 0.767 (Các điều kiện phục vụ học tập) đến 0,897 (Sự quan tân của GV đến SV)
Bảng 2.4. Độ tin cậy của bảng hỏi thử nghiệm
STT Thang đo Số biến Hệ số tin cậy
Cronbach's Alpha 1 Đánh giá chung về hiệu quả môn GDTC 13 0,871
2 Chương trình môn GDTC 5 0,807
3 Phương pháp giảng dạy của GV 7 0,897
4 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 8 0,857
5 Năng lực của SV 7 0,811
6 Các điều kiện phục vụ học tập 7 0,767 2.6. Tóm tắt chương hai
Chương hai trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bào gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và công cụ đo lường. Theo đó, nghiên cứu được tiến hành theo hai giai đoạn: sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm tập trung để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và khảo sát thử bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đã hiệu chỉnh kết hợp kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc để lấy dữ liệu phân tích thống kê trả lời câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Số phiếu hỏi phát ra là 220 (trong đó có 20 bảng dự trữ). Số phiếu hỏi thu về là 216, trong đó có 16 phiếu phải loại bỏ vì người trả lời bỏ trống nhiều. Số bảng hỏi dùng để xử lý là 200 (thỏa mãn điều kiện kích thước mẫu cần thiết).
3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kết quả phân tích thống kê hệ số tin cậy Cronbach Alpha năm thành phần của hiệu quả môn giáo dục thể chất được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3. Thang
đo Phương pháp giảng dạy của giảng viên có hệ số tin cậy Cronbach Alpha cao
nhất (0,897).
Xếp thứ hai là Cronbach Alpha của thành phần Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (0,857). Cronbach Alpha của thành phần Chương trình môn Giáo dục thể chất giữ vị trí thứ ba (0,807).
Vị trí thứ tư thuộc về thành phần Năng lực của sinh viên (0,790). Cuối cùng là Điều kiện phục vụ học tập với Cronbach Alpha (0,775). Tất cả hệ số tương quan
biến tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3.
Riêng thang đo Đánh giá hiệu quả môn giáo dục thể chất trong trường đại học có hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt 0,872. Các hệ số tương quan biến tổng của
các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3.
Thông qua kết quả phân tích Cronbach Alpha ta thấy năm thành phần của
hiệu quả môn giáo dục thể chất và thành phần Đánh giá hiệu quả môn giáo dục thể chất trong trường đại học đều có độ tin cậy lớn hơn 0,8. Có thể nói, thang đo thiết
kế trong luận văn có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Vì vậy, năm thành phần trong hoạt động giảng dạy sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Thang đo trong nghiên cứu gồm có 43 biến quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach Alpha thì không có biến nào bị loại. Để khẳng định mức độ phù hợp của thang đo, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến nhất thiết phải có liên hệ với nhau. Nghiên cứu sử dụng đại lượng Bartlett để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thế. Nếu kết quả kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì sẽ không tiến hành phân tích nhân tố. Ngoài ra, chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Simping Adequacy) cũng được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, giá trị KMO lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng.
Theo Hair và ctv (1998), hệ số tải nhân tố hay trọng số (factor loading) là chỉtiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Factor loading lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này, giá trị Factor loading được chấp nhận khi nóđạt mức tối thiểu (lớn hơn 0,3).
Phương pháp dựa vào eigenvalue được sử dụng để xác định số lượng các nhân tố. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc nên chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Kết quả kiểm định Bartlett (Bảng 1 - Phụ lục 4) cho thấy giả thuyết Hₒ (các biến không có tương quan trong tổng thế) bị bác bỏ (sig.=0,000) đồng thời chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Kaiser-Meyer-Olkin (KMO)
cũng đạt giá trị khá cao 0,903. Như vậy phương pháp phân tích nhân tố chính thức được thừa nhận trong nghiên cứu.
Trong ma trận nhân tố đã xoay (Bảng 4 - Phụ lục 4), theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, thì có năm nhân tố được rút ra. Phương sai trích có giá trị bằng 86,6%. Giá trị phương sai trích cho ta biết năm thành phần được xác định giải thích 86,6 % biến thiên của dữ liệu (Bảng 2 - Phụ lục 4). Các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 (thấp nhất là biến số 33 có giá trị 0,478) nên các biến đều quan trọng trong năm thành phần trích được. Từ các thông tin trên, nghiên cứu rút ra kết luận thang đo được chấp nhận, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể của mẫu điều tra.
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệsố tải nhân tố (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố (Hoàng Trọng và ctv, 2008).
Kết quả ma trận nhân tố sau khi xoay (Bảng 4 – Phụ lục 4) cho ta sự phân bố của 30 biến vào năm nhân tố cụ thể như sau:
Nhân tố thứ nhất có hệ số lớn ở năm biến được nêu trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Các biến của nhân tố thứ nhất
STT Biến Hệ số
1 Nội dung môn học được giới thiệu ở buổi học đầu tiên 0,893
2 Được lựa chọn môn học 0,887
3 Chương trình được thiết kế hợp lý 0,887
4 Được cung cấp tài liệu tham khảo về môn Giáo dục thể chất 0.868 5 Tác dụng của môn Giáo dục thể chất trong công tác sau khi tốt nghiệp 0,524
Năm biến của nhân tố này thuộc về thành phần Chương trình môn giáo dục thể chất như đã dự đoán ban đầu. Sau khi phân tích nhân tố, thành phần này giữ lại được tất cả các biến của mình, vì vậy ta vẫn đặt tên cho nhân tố này là: Chương trình môn giáo dục thể chất.
Nhân tố thứ hai có hệ số lớn ở bảy biến được nêu trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Các biến của nhân tố thứ hai
STT Biến Hệ số
1 GV hướng dẫn động tác mới rõ ràng, dễ hiểu 0,521 2 GV biết động viên sinh viên hoàn thành các bài tập động tác một cách
tốt nhất 0,930
3 GV tạo cho SV một không khí học tập vui vẻ 0,922 4 GV đầu tư rất nhiều công sức để làm cho môn học dễ hiểu và hấp dẫn
SV 0,921
5 GV hướng dẫn đầy đủ để phòng tránh chấn thương khi luyện tập 0,920 6 Chất lượng các buổi học môn Giáo dục thể chất rất tốt 0,874 7 GV luôn áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với SV 0,873
Bảy biến của nhân tố này thuộc về thành phần Phương pháp giảng dạy của giảng viên như đã dự đoán ban đầu. Sau khi phân tích nhân tố, thành phần này giữ lại được tất cả các biến của mình, vì vậy ta vẫn đặt tên cho nhân tố này là:Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Nhân tố thứ ba có hệ số lớn ở tám biến được nêu trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Các biến của nhân tố thứ ba
STT Biến Hệ số
1 SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trước khi bắt đầu môn học 0,862 2 SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trong khi học 0,853 3 SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực sau khi kết thúc môn học 0,771 4 SV đã được lựa chọn một phương pháp kiểm tra/thi môn giáo dục thể
chất phù hợp với mình 0,671
5 Các bài kiểm tra được giảng viên nhận xét rõ ràng, hữu ích cho SV 0,670 6 Các bài kiểm tra được giảng viên đánh giá công bằng, khách quan 0,636 7 Điểm số của môn giáo dục thể chất đã phản ánh rất chính xác trình độ
học tập của từng SV 0,608
Tương tự như nhân tố thứ hai, nhân tố thứ ba cũng giữ lại được tất cả các biến ban đầu và ta vẫn đặt tên cho nhân tố này là: Kiểm tra đánh gia kết quả học tập.
Nhân tố thứ tư có hệ số lớn ở sáu biến được nêu trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Các biến của nhân tố thứ tư
STT Biến Hệ số
1 SV thấy môn giáo dục thể chất rất cần thiết 0,524 2 SV thấy môn giáo dục thể chất giúp nâng cao sức khỏe thể lực 0,941 3 SV luôn tìm hiểu và tham khảo những tài liệu khác nhau liên quan đến nội dung môn học 0,940 4 Theo SV, đều kiện tiên quyết để thành công trong môn giáo dục thể
chất là thể lực tốt 0,931
5 SV có thể áp dụng những kiến thức của môn giáo dục thể chất đã học
để đánh giá các trận thi đấu. 0,635
6 Ngoài giờ học chính khóa, SV luôn dành thời gian rãnh để tập thể
thao. 0,632
Các biến trong nhân tố này đều thuộc về thành phần Năng lực của sinh viên ban đầu. Vì vậy ta đặt tên cho nhân tố này là: Năng lực của sinh viên.
Nhân tố thứ năm có hệ số lớn ở năm biến được nêu trong bảng 3.5
Bảng 3.5. Các biến của nhân tố thứ năm
STT Biến Hệ số
1 SV được học môn GDTC ở điều kiện sân bãi rộng rãi, mát mẻ, thông thoáng 0,745 2 SV được tạo điều kiên tổ chức các buổi thi đấu để ôn tập lại các kiến
thức đã học 0,693
3 GV sử dụng nhiều phương tiện để giảng dạy 0,760 4 GV giúp SV tìm thấy kiến thức từ các phương tiện phục vụ giảng dạy 0,524
Các biến này đều thuộc về thành phần Điều kiện phục vụ học tập như đã dự
đoán ban đầu. Khi tiến hành phân tích nhân tố, thành phần giữ lại được bảy biến của