7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Giả thuyết 1: Môn Giáo dục thể chất được sinh viên đánh giá là đạt hiệu
quả. Hiệu quả của môn giáo dục thể chất phụ thuộc vào việc môn học này được thiết kế theo chương trình đào tạo và đáp ứng nhu cầu, sở thích, thể lực và mục đích học tập của sinh viên. Đồng thời hiệu quả của môn giáo dục thể chất phụ thuộc vào
Hiệu quả môn GDTC
Chương trình môn GDTC
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Điều kiện phục vụ học tập
Năng lực của sinh viên
0,435 0,405
0,386 0,282
các điều kiên của nhà trường như cơ sở vật chất, thời gian sắp xếp các môn học, trình độ và số lượng giảng viên chuyên ngành.
- Giả thuyết 2: Môn Giáo dục thể chất sẽ đạt hiệu quả cao khi chương trình
học môn Gíao dục thể chất, phương pháp giảng dạy của giảng viên, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được đổi mới và nâng cao theo hướng đáp ứng đầy đủ hơn các yêu cầu của sinh viên và được trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
Hai giả thuyết nghiên cứu trên đồng nghĩa với việc kiểm định Chương trình môn GDTC; Phương pháp giảng dạy ; Kiểm tra đánh giá; Năng lực sinh viên; Điều kiện phục vụ môn học ảnh hưởng đến Đánh giá của sinh viên về hiệu quả môn Gíao dục thể chất trong trường đại học.
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Hệ số B Sig Kết quả
Chương trình được đổi mới và nâng cao 0,435 0,000 Chấp nhận Phương pháp giảng dạy được đổi mới và nâng cao 0,405 0,000 Chấp nhận
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập được nâng cao 0,386 0,000 Chấp nhận Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập 0,198 0,000 Chấp nhận
Đáp ứng năng lực của sinh viên 0,282 0,000 Chấp nhận
Kết quả này ủng hộ sự quan tâm cải tiến từng khía cạnh cụ thể trong việc đánh giá hiệu quả môn giáo dục thể chất để có thể đạt được sự hài lòng cao nhất từ phía SV đối với môn GDTC trong trường đại học (tại khu vực TP.HCM). Cụ thể: chỉ cần chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất được đổi mới và nâng cao hơn một bậc và điểm đánh giá của SV ở khía cạnh này tăng lên 1 thì điểm sinh viên đánh giá tính hiệu quả về chương trình giảng dạy cũng sẽ tăng 0,435 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập,
điều kiện cơ sở vật chất, đáp ứng năng lực sinh viên lần lượt tăng lên 1 thì đánh giá của sinh viên về hiệu quả môn giáo dục thể chất sẽ lần lượt tăng lên: 0,198; 0,282; 0,386; 0,405 điểm.
Tiếp theo phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA một yếu tố) được thực hiện với biến độc lập là nhân tố đánh giá của sinh viên về hiệu quả môn giáo dục thể chất và biến phân loại là Trường nhằm kiểm định giả thuyết: có sự khác biệt về việc sinh viên các trường khác nhau đánh giá hiệu quả môn GDTC. Kết quả kiểm định mức độ đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) cho mức ý nghĩa Sig.= 0,673 lớn hơn 0,1. Như vậy, phương sai sự đánh giá của sinh viên giữa các trường không khác nhau và kết quả phân tích ANOVA được sử dụng. Phân tích phương sai ANOVA, ta được mức ý nghĩa Sig. của biến độc lập là 0,076 (lớn hơn 0,05) nên ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV ở các trường. Nói cách khác, SV các trường dường như có cùng xu hướng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với hoạt động giảng dạy.