7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
3.6. Kết quả sinhviên đánh giá hiệu quả môn giáo dục thể chất
3.6.1. Đánh giá về Chương trình môn GDTC
Chương trình giảng dạy là thành phần nhận được đánh giá của SV với điểm
3,86. Tuy nhiên, câu 4 và câu 5 là câu hỏi phủ định, SV không tìm được tài liệu tham khảo thêm có điểm trung bình là 1,94 và môn GDTC không giúp được gì cho SV trong công tác sau khi tốt nghiệp có điểm TB 1,76. Điều này chỉ ra khá nhiều
SV nhận thức rõ việc trừ những SV chuyên ngành GDTC, thì môn học sẽ không hỗ trợ nhiều cho công tác sau tốt nghiệp của SV không chuyên, môn GDTC chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của SV là có sức khỏe tốt để phục vụ học tập trong môi trường đại học và SV nên tự chủ trong việc tìm kiếm các tài liệu liên quan tới môn học mà mình quan tâm.
Còn ở các câu 1, 2 và 3, việc giới thiệu rõ nội dung môn học (điểm trung bình 3,84), SV được lựa chọn môn học mình thích theo nhu cầu cá nhân (trung bình
3,95) và chương trình môn học được SV đánh giá là thiết kế hợp lý (trung bình 3,82). Với mức điểm trung bình chung là 3,06, ta có thể nói SV đánh giá khá cao về Chương trình môn GDTC ở trường đại học.
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của SV về Chương trình môn GDTC
Tổng số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn SV được giới thiệu nội dung môn học ở buổi
học đầu tiên 200 3,84 0,73
SV được lựa chọn để học môn mình thích
(học phần tự chọn) 200 3,95 0,76
Chương trình của môn giáo dục thể chất
được thiết kế hợp lý 200 3,82 0,73
SV không mở rộng được kiến thức về giáo dục thể chất vì không tìm được tài liệu tham khảo thêm
200 1,94 0,54
Môn giáo dục thể chất sẽ không giúp được
gì cho SV trong công tác sau khi tốt nghiệp. 200 1,76 0,56
Trung bình 3,06
Mức điểm đánh giá hiệu quả chương trình môn GDTC còn có thể tăng cao hơn nữa nếu nhà trường quan tâm đầu tư, cập nhật thêm thông tin liên quan đến chương trình môn GDTC (điểm trung bình 3,82). Một số góp ý của SV liên quan đến chương trình môn GDTC mà nhà trường có thể tham khảo được trình bày trong
hộp 3.1.
Hộp 3.1. Góp ý của SV về Chương trình môn GDTC
- "GV thường xuyên cập nhật thông tin bổ ích giúp cho SV trang bị được kiến thức hữu ích" (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Kinh Tế).
- "GV cần mở rộng thêm kiến thức, truyền đạt một cách có hiệu quả". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Bách Khoa).
- "Chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của SV". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Sư Phạm).
3.6.2. Đánh giá về Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Phương pháp giảng dạy có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học. Nhờ có sự vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học mà SV nắm vững hệ thống
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, hoạt động trí tuệ. (Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, 2008). Bảng 3.13 trình bày kết quả đánh giá của SV về phương pháp giảng dạy. Với mức điểm trung bình chung là 3,91, điểm số cao nhất, phản ánh một sự nổ lực cao của GV được SV ghi nhận trong phương pháp giảng dạy.
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của SV về Phương pháp giảng dạy của GV
Tổng số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn GV hướng dẫn động tác mới rõ ràng, dễ hiểu 200 3,74 0,62 GV biết động viên sinh viên hoàn thành các
bài tập động tác một cách tốt nhất 200 4,03 0,63 GV tạo cho sinh viên một không khí học tập
vui vẻ 200 3,67 0,64
GV đầu tư rất nhiều công sức để làm cho
môn học dễ hiểu và hấp dẫn sinh viên 200 4,10 0,67 SV được GV hướng dẫn đầy đủ để phòng
tránh chấn thương khi luyện tập 200 3,94 0,71 Chất lượng các buổi học môn giáo dục thể
chất rất tốt 200 4,01 0,79
GV luôn áp dụng các phương pháp dạy học
phù hợp với SV 200 3,89 0,68
Trung bình 3,91
Sự đầu tư công sức trong phương pháp giảng dạy được SV đánh giá rất cao (đạt điểm trung bình trên 4,0). Theo đó, GV đã thật sự trang bị được hệ thống kỹ năng, kỹ xảo gắn liền với nghiệp vụ sư phạm. SV được học những bài tập phù hợp với bản thân, GV động viên SV và hướng dẫn các động tác của môn GDTC rõ ràng, dễ hiểu cho SV. Các số điểm trung bình lần lượt là 3,89; 4,03 và 3,74 tác giả hoàn toàn tin tưởng GV đã thực hiện tốt nội dung này.
Mức điểm đánh giá trên vẫn còn có thể cao hơn nữa nếu GV nhà trường quan tâm đến không khí vui vẻ trong lớp học GDTC (điểm trung bình 3,67). Một lớp học sinh động rõ ràng dễ thu hút sự chú ý của SV hơn, đồng thời kích thích được tính tích cực học tập. Một số góp ý của SV liên quan đến phương pháp giảng dạy mà GV có thể tham khảo được trình bày trong hộp 3.2.
Hộp 3.2. Góp ý của SV về phương pháp giảng dạy
- "GV nên sử dụng nhiều phương pháp phát huy tính tích cự của SV hơn, tạo ra bầu không khí lớp học sôi động" (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học).
- "GV nên tạo không khí cho lớp học thêm sinh động". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Bách Khoa).
- "Cách giảng dạy của GV nên thay đổi để làm cho lớp học thật sự sinh động đồng thời kích thích sự tích cực học tập của SV". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Kinh Tế).
3.6.3.Đánh giá về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập được SV quan tâm nhiều, vì tất cả những kiến thức đã lĩnh hội, thu nạp được đều thể hiện qua quá trình này. Các chỉ số đo cơ thể trước, sau và trong khi rèn luyện GDTC ở trường đại học đều đạt điểm trung bình trên 3,8, điều này nói rõ SV rất quan tâm đến công sức mình bỏ ra có thu lại được chỉ số thể lực cao như mong muốn.
Đối với những SV có thể lực không cho phép, GV sẽ để SV lựa chọn cho mình phương pháp kiểm tra/thi phù hợp, điều này khuyến khích các em quan tâm đến môn GDTC và lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp. (điểm trung bình 3,94).
Bảng 3.14. Kết quả Đánh giá của SV về PP Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Tổng số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trước khi bắt đầu môn
học 200 4,02 0,64
SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực trong khi học 200 3,87 0,73 SV được đo các chỉ số cơ thể, thể lực sau khi kết thúc môn
học 200 3,88 0,74
SV đã được lựa chọn một phương pháp kiểm tra/thi môn giáo
dục thể chất phù hợp với mình 200 3,94 0,77
Các bài kiểm tra được GV nhận xét rõ ràng, hữu ích cho SV 200 3,83 0,69 Các bài kiểm tra được GV đánh giá công bằng, khách quan 200 4,05 0,71 Điểm số của môn giáo dục thể chất đã phản ánh rất chính xác
trình độ học tập của từng SV 200 3,72 0,68
Đề thi hết môn đã đánh giá tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết mà SV phải đạt được khi hoàn thành môn giáo dục thể chất
200 3,84 0,75
Các bài kiểm tra được GV đánh giá công bằng, khách quan giúp SV nhìn nhận được ưu, khuyết điểm của bản thân (điểm trung bình 3,83). GV đánh giá các bài kiểm tra công bằng, khách quan, hầu hết các bài kiểm tra môn GDTC là công khai vì thực hiện trước lớp, vì vậy SV đánh giá mặt này cao nhất (trung bình 4,05). Tương tự như điểm số phản ánh chính xác trình độ thì đề thi hết môn đã tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để SV có thể tự tin thể hiện những gì đã học được.
Điểm trung bình chung đạt 3,87; có thể nói, SV đánh giá cao phương pháp
Kiểm tra đánh giá trong trường đại học.
Hộp 3.3. Góp ý của SV về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- "GV nên sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với thể lực từng SV" (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Kinh Tế).
- "GV cần kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá giúp SV thể hiện hết khả năng của mình". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Sư Phạm).
- "SV muốn được áp dụng hết tất cả những điều đã học trong quá trình kiểm tra đánh giá của GV". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Bách Khoa).
3.6.4. Đánh giá về năng lực của sinh viên
Như đã nêu trên, trong chương trình đại học, SV không chỉ được GV truyền đạt kiến thức mà phải có khả năng tự nghiên cứu, tự đánh giá việc học của mình, như vậy mới phát triển năng lực cá nhân. SV nhận thấy rõ tầm quan trọng của môn GDTC giúp nâng cao sức khỏe thể lực (điểm trung bình 4,08), ngoài giờ học chính khóa SV đã dành thời gian tập luyện thêm bên ngoài, tự tham khảo tài liệu, áp dụng kiến thức đã học để đánh giá các trận thi đấu.
Bảng 3.15. Kết quả Đánh giá của SV về Năng lực SV Tổng số phiếu Trung bình Độ lệch chuẩn SV thấy môn giáo dục thể chất rất cần thiết 200 3,97 0,67 SV thấy môn giáo dục thể chất giúp nâng cao sức khỏe
thể lực của tôi 200 4,08 0,72
SV luôn tìm hiểu và tham khảo những tài liệu khác nhau
liên quan đến nội dung môn học 200 3,79 0,65
Theo SV, đều kiện tiên quyết để thành công trong môn
giáo dục thể chất là thể lực tốt 200 2,77 0,63
SV có thể áp dụng những kiến thức của môn giáo dục thể
chất đã học để đánh giá các trận thi đấu. 200 3,82 0,75 Ngoài giờ học chính khóa, SV luôn dành thời gian rãnh
để tập thể thao. 200 3,94 0,63
Trung bình 3,73
Câu hỏi thể lực là câu hỏi ngược để đảm bảo SV cũng nhận thức rõ thể lực sẵn có tốt hay không không quan trọng, mà do quá trình rèn luyện GDTC giúp cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn. (điểm trung bình là 2,77).
Hộp 3.4. Góp ý của SV về Năng lực SV
- "SV đại học hiện nay đã tự ý thức rõ về tầm quan trọng của sức khỏe và thể chất" (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Kinh tế).
- "Một SV có thân hình khỏe đẹp, thể chất mạnh mẽ sẽ gây được ấn tượng năng động trong mắt nhà tuyển dụng". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Bách Khoa).
3.6.5. Đánh giá về điều kiện phục vụ học tập
Điều kiện học tập, phương tiện phục vụ giảng dạy không chỉ nhằm minh hoạc cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng học tập cho SV. Kết quá SV đánh giá về phương tiện giảng dạy được trình bày trong bảng 3.16. Nhìn chung, SV hài lòng với điều kiện phục vụ học tập (điểm trung bình chung đạt 3,85).
GV sử dụng nhiều phương tiện để phục vụ giảng dạy được SV đánh giá hiệu quả khá cao (điểm trung bình 4,03), chứng tỏ GV sử dụng tốt các phương tiện giảng dạy làm bài giảng thêm phong phú, tuy nhiên, việc giúp SV dễ tiếp thu trong quá trình thực hiện động tác và sử dụng phương tiện giúp SV tiếp thu kiến thức lại rất khó (điểm trung bình chỉ đạt 3,65).
Bảng 3.16. Kết quả Đánh giá SV về Điều kiện phục vụ học tập
Tổng số
phiếu Trung bình
Độ lệch chuẩn SV được học môn GDTC ở điều kiện sân
bãi rộng rãi, mát mẻ, thông thoáng 200 3,74 0,73 SV được tạo điều kiện tổ chức các buổi thi
đấu để ôn tạp lại các kiến thức đã học 200 3,97 0,60 GV sử dụng nhiều phương tiện để giảng dạy 200 4,03 0,78 GV giúp SV tìm thấy kiến thức từ các
phương tiện phục vụ giảng dạy 200 3,65 0,69
Trung bình 3,85
Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc ủng hộ các nhận xét đánh giá nêu trên. Đây cũng là những thông tin mà GV và nhà trường có thể tham khảo để điều chỉnh và cải tiến các điều kiện phục vụ học tập.
Hộp 3.5. Góp ý của SV về Điều kiện phục vụ học tập
- "GV sử dụng nhiều phương tiện giảng dạy. Nhưng cần hướng dẫn kĩ cho SV phần áp dụng vào bài tập, phân tích kĩ các tiến trình để SV hiểu hơn" (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Sư Phạm).
- "GV đã sử dụng đầy đủ các phương tiện giảng dạy dành cho môn điền kinh như bàn đạp, gậy tiếp sức, nhưng cần hướng dẫn kĩ hơn các tư thế đúng để sử dụng chúng tốt hơn". (SV nữ, năm thứ ba, trường ĐH Kinh Tế).
3.7. Tóm tắt chương ba
Chương ba phân tích các kết quả nghiên cứu đạt được bắt đầu bằng việc đánh giá hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo đó, các thành phần trong mô hình nghiên cứu ban đầu đều đạt hệ số tin cậy Cronbach Alpha cần thiết. Các giá trị Cronbach Alpha nằm trong khoảng 0,7 đến 0,8.
Tiếp theo nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá và xây dựng mô hình hồi quy với sáu thành phần; trong đó thành phần Đánh giá của SV về hiệu
quả môn GDTC là thành phần phụ thuộc; năm thành phần còn lại bao gồm: Chương trình môn GDTC, Phương pháp giảng dạy của GV, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, Năng lực của SV, Điều kiện phục vụ học tập là những thành phần độc lập và
được giả địng là các yếu tố tác động đến sự đánh giá của SV về hiệu quả môn GDTC. Mô hình hồi quy đạt độ thích hợp 66%. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các giả thuyết từ nghiên cứu ban đầu đều được chấp nhận với mức ý nghĩa sig=0,000.
Thống kê mô tả cho thấy đánh giá của SV đối với năm thành trong mô hình
được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Phương pháp giảng dạy môn GDTC (điểm trung bình 3,91 ); Kiểm tra đánh giá kết quả học tập (điểm trung bình
3,87 ); Điều kiện phục vụ học tập (điểm trung bình 3,85); Năng lực SV (điểm trung bình 3,73); Chương trình môn GDTC (điểm trung bình 3,06). Riêng Chương trình môn GDTC có hai câu hỏi phủ định. Điểm hài lòng tổng thể đạt trên 3,8 cho phép ta
kết luận: Hầu hết SV đánh giá cao hiệu quả môn GDTC trong trường đại học (tại khu vực TP.HCM).
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Nghiên cứu này tiếp cận việc đánh giá hiệu quả môn Giáo dục thể chất trong các trường đại học (khu vực TP.HCM) từ một góc nhìn mới – góc nhìn của khách hàng với chất lượng dịch vụ. Theo đó, SV là khách hàng hưởng dịch vụ giảng dạy nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp các thông tin phản hồi về hiệu quả môn học.
Dựa trên cơ sở lý luận về đánh giá của khách hàng, các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ và quá trình dạy học GDTC tại đại học, nghiên cứu đã xác định được mô hình gồm 05 yếu tố tác động đến đánh giá của SV đối với hiệu quả môn GDTC, được đo lường qua 43 biến theo thang đo 5 mức.
Năm yếu tố trong mô hình tác động thuận chiều đến đánh giá của SV đối
với hiệu quả môn GDTC trong trường đại học, gồm: i) Chương trình môn GDTC, ii) Phương pháp giảng dạy của GV, iii) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, iv) Năng lực của SV, v) Điều kiện phục vụ học tập. Trong đó yếu tố có tác động mạnh nhất đến đánh giá của SV về hiệu quả môn GDTC trong trường đại học là Chương trình môn GDTC ; kế đến là Phương pháp giảng dạy; tác động ít nhất đến đánh giá của SV về hiệu quả môn GDTC là yếu tố Điều kiện phục vụ học tập. Đây là nguồn
thông tin đáng giá để GV nhà trường đối chiếu và điều chỉnh nếu trong quá trình tổ chức hoạt động giảng dạy môn GDTC, những yếu tố quan trọng trước giờ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy SV đại học (tại khu vực TP.HCM) khá hài lòng với hiệu quả môn Giáo dục thể chất. Trong đó, SV hài lòng nhất là
Phương pháp giảng dạy; kế đến Kiểm tra đánh giá kết quả học tập; Điều kiện phục vụ học tập; Năng lực SV ; và cuối cùng là Chương trình môn GDTC(
Nghiên cứu cũng đã tiến hành so sánh sự khác biệt về mức độ đánh giá của SV về hiệu quả môn GDTC giữa các trường. Kết quả cho thấy không có sự
khác biệt giữa SV các trường trong đánh giá hiệu quả môn GDTC trong trường đại