Chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Do đặc thù của công tác cán bộ, tuy có những quy định thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nhƣng mỗi một huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị do nhiều điều kiện, môi trƣờng và các yếu tố xã hội có một yếu tố ảnh hƣởng khác nhau đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL của tỉnh. Do vậy tác giả chọn nghiên cứu tại 7/7 huyện, thành phố của tỉnh và một số cơ quan đơn vị cấp tỉnh.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém.

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Có nhiều phƣơng pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp nhƣng trong khuôn khổ của đề tài này tác giả chỉ đề cập đến phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp phát phiếu điều tra.

Với phƣơng pháp phiếu điều tra: Tác giả điều tra bằng cách đến trụ sở làm việc, phát phiếu điều tra trong đó xây dựng các câu hỏi liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu. Câu hỏi đƣợc tác giả đƣa ra ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhằm thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi. Khi áp dụng phƣơng pháp này tác giả gặp mặt trực tiếp đối tƣợng nên có thể thuyết phục đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Một số đối tƣợng điều tra huyện ở xa trung tâm, tác giả hƣớng dẫn cho cán bộ tổ chức của cấp huyện, thành phố đi trực tiếp điều tra.

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả áp dụng tại trụ sở làm việc của huyện, các cơ quan cấp tỉnh với chi phí rẻ, thuận lợi, dễ kiểm tra (chi phí ít nhƣng hỏi đƣợc nhiều ngƣời ở những địa bàn khác nhau), có thể sử dụng trực tiếp một số cán bộ ở các vị trí công tác, chuyên môn khác nhau để hỗ trợ quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhƣ: Do những ngƣời bận việc không có nhiều thời gian để trả lời. Hoặc ngƣời phỏng vấn đôi khi mang tâm lý vội vàng, trả lời lấy lệ nên khó đạt đƣợc chất lƣợng hỏi cao.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Do đó, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập. Sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ tiết kiệm tiền bạc, thời gian. Tuy nhiên, số liệu thứ cấp này đã đƣợc thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu, khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lƣờng có thể khác nhau... Mặt khác dữ liệu thứ cấp thƣờng đã qua xử lý nên khó đánh giá đƣợc mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.

Do đó khi thu thập nguồn dữ liệu này ngƣời nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của ngƣời khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.

Trong phạm vi đề tài này, tác giả tiến hành thu thập số liệu và các báo cáo từ năm 2005 - nay tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, các huyện, thành ủy và các cơ quan trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thông tin đƣợc thu thập và đƣợc tổng hợp thì sẽ tồn tại dƣới hai dạng: Thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Các thông tin này cần đƣợc xử lý để phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học mà tác giả đang nghiên cứu. Có hai phƣơng hƣớng xử lý thông tin:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xử lý thông tin định tính: Thƣờng dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trƣờng xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế… Khi các thông tin định tính đã đƣợc thu thập qua các phƣơng pháp nhƣ: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…để phân tích các thông tin trên ta sẽ xử lý logic đối với các thông tin định tính, chính là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét. Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.

- Xử lý thông tin định lƣợng: Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì xử lý toán học, tính toán các chỉ tiêu cần thiết và lập thành các bảng biểu số liệu, phân tích chỉ số trung bình phân tích để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp so sánh

Bất kỳ một thông tin kinh tế nào biểu hiện bằng số mà đứng riêng rẽ, tự nó không so sánh với những con số khác về thông tin kinh tế cùng loại thì vẫn không có tính chất tiêu biểu, nghèo nàn về nội dung. Nhƣng nếu đem so sánh nó với những con số cùng loại, nó trở nên sáng rõ hơn, tiêu biểu hơn, nội dung phản ánh của nó cũng phong phú hơn. Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng:

- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch - So sánh qua các giai đoạn - So sánh các đối tƣợng tƣơng tự

2.2.4.2. Phương pháp phân tích Anova

- Cách chọn mẫu

Số lƣợng cán bộ cấp tỉnh, huyện trên địa bàn toàn tỉnh hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang là: 674 ngƣời

Đề tài sẽ áp dụng phƣơng pháp lấy mẫu theo nhiều cấp (stratify sampling technique) để lựa chọn mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu. Lƣợng mẫu đƣợc lấy theo công thức của Slovin để đảm bảo độ chính xác của mẫu

n = 1 + Ne2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó:

n là số lƣợng mẫu cần lựa chọn

N là số lƣợng tổng thể (674 cán bộ, công chức, viên chức) e là sai số cho phép trong đề tài e = 0,01

Kết quả đề tài sẽ lựa chọn: 100 (cán bộ) làm mẫu và đƣợc phân bổ đều cho các huyện, thành phố và một số cơ quan cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra đề tài còn khảo sát thêm lãnh đạo các huyện bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch các huyện và trƣởng phòng nội, Hội trƣởng Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố.

- Xử lý dữ liệu:

Các thông tin định tính đƣợc nhập theo 5 cấp độ của Likert và sau đó đƣợc xử lý theo giá trị bình quân.

Các cấp độ từ 1 đến 5, tƣơng ứng với: “Không bao giờ/hoàn toàn không đồng ý”, … “luôn luôn/hoàn toàn đồng ý” và đƣợc định nghĩa theo khoảng nhƣ sau:

Mức độ Khoảng Ý nghĩa

5 4.3 – 5.0 Tốt/rất lớn

4 3.3 – 4.2 Khá/lớn

3 2.7 – 3.2 Trung bình

2 1.9 – 2.6 Yếu/nhỏ

1 1.0 – 1.8 Rất yếu/Cần cải thiện/ không có

- Đây là một cách đơn giản để xử lý số liệu bằng ANOVA của Excel. Kết quả đã đƣợc thể hiện trên cột Sum, cột F, P-value, F crit Nếu P-value ≤ 0,05 và F > F crit thì sự sai khác giữa "Số kiểm tra" và "Số mẫu " là có ý nghĩa, tức là chất lƣợng cán bộ cán bộ nữ là khác nhau và sự khác nhau đó có ý nghĩa khi nghiên cứu. Nếu P- value > 0,05 và F < F crit thì không có sai khác và không có ý nghĩa về sai khác đó tức là sự sai khác về chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL là không có ý nghĩa.

2.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phƣơng pháp này giúp tranh thủ ý kiến của những ngƣời có chuyên môn cao, chuyên môn sâu (chuyên gia), mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định sát thực. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn.

Đề tài áp dụng phƣơng pháp này để phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể trong tỉnh. Nội dung phỏng vấn về chất lƣợng cán bộ nữ, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL và các giải pháp nâng cao chất lƣợng cán bộ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung phƣơng pháp: Trực tiếp gặp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn để đối thoại, thăm dò ý kiến, quan điểm của chuyên gia qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc.

Do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phỏng vấn có thể thuyết phục đƣợc đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Phƣơng pháp này cần có thời gian tiếp cận ngƣời đƣợc phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán bộ đƣợc phỏng vấn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL, sau:

- Chỉ tiêu về sức khỏe: Chỉ tiêu về sức khỏe tiêu chí quan trọng để phản ánh, đánh giá chất lƣợng của đội ngũ cán bộ nữ LĐQL, xem có đủ sức khỏe để làm việc đƣợc liên tục trong thời gian dài hay không, trí óc có đủ minh mẫn để nghiên cứu, giải quyết các công việc ở địa phƣơng, ở cơ sở hay không.

- Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức: Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của cán bộ nữ LĐQL, xem có tinh thần yêu nƣớc, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc hay không; có ý thức cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân tính nhiệm hay không.

- Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị: Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị mà cán bộ nữ LĐQL đƣợc đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

- Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn: Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà cán bộ nữ LĐQL đƣợc đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ đƣợc giao hay không, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực đƣợc giao hay không.

- Chỉ tiêu về năng lực LĐQL: Khả năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ là năng lực "tiềm ẩn" của ngƣời cán bộ, nó quyết định sức mạnh để có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả công việc đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Tuyên Quang ở tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Đông giáp các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang. Diện tích tự nhiên 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nƣớc, dân số trên 74 vạn ngƣời với 22 dân tộc. Toàn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố; 141 xã, phƣờng, thị trấn; 489 tổ chức cơ sở đảng; 3.401 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 44.980 đảng viên (thời điểm 12/2013).

Tuyên Quang có nhiều nguồn tài nguyên quý giá: ngoài những loại tài nguyên nhƣ tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, còn có

nguồn tài nguyênthuỷ sản lớn với tổng diện tích mặt nƣớc toàn tỉnh có gần 18.000 ha

(chƣa tính đến Hồ thuỷ điện Tuyên Quang), chiếm 48% diện tích đất phi nông nghiệp, bằng 3% tổng diện tích đất tự nhiên. Công trình thuỷ điện Tuyên Quang đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2008, có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.

Là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa và lịch sử cách mạng, Tuyên Quang là Thủ đô khu giải phóng, là nơi Bác Hồ và Trung ƣơng Đảng đã ở và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng 8/1945 thắng lợi, là Thủ đô kháng chiến, nơi Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng nhƣ: lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào - là những dấu tích của An toàn khu và Thủ đô kháng chiến, đến khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm…tất cả đã hội tụ, giao thoa tạo nên những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; với những lễ hội, những truyền thuyết và những làn điệu dân ca... Tuyên Quang đã và đang là một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách.

Là một tỉnh miền núi, xa trung tâm (cách Thủ đô Hà Nội 165 km), giao thông không thuận lợi, kinh tế nhìn chung phát triển chậm. Tuy vậy, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã đoàn kết, phát huy truyền thống quê hƣơng cách mạng, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành tích cực của chính quyền địa phƣơng, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân dân trong tỉnh đã quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn, khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh của địa phƣơng, chủ động hội nhập kinh tế, phấn đấu và giành đƣợc những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ khá liên tục hàng năm.

Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm đạt 13,53%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp (nông, lâm nghiệp chiếm 28,32%, công nghiệp - xây dựng 30,76%, dịch vụ 40,92%); GDP bình quân đầu ngƣời đạt 702 USD. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt trên 833 tỷ đồng.

Năm 2013, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 13,5%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Thu nhập bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) đạt 25,5 triệu đồng/ngƣời, các chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)