Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nữ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.5. Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nữ

Các cấp ủy đảng cần quán triệt đến các cơ quan, ban, ngành tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát từ khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đến khâu sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ trên toàn Tỉnh. Coi đây là nhiệm vụ tất yếu của tất cả các thành viên trong hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao chất lƣợng việc tổ chức học tập nghị quyết và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban

Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình

hình mới, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Kết luận số 55 -KL/TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thƣ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và đến nhân dân. Thực hiện tốt phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Đề ra chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ tham gia LĐQL và cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với tổ chức, cơ quan, không thực hiện nghị quyết của Đảng. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35-40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có tỷ lệ nữ phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với mục tiêu bình đẳng giới theo tinh thần của Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảng và Nhà nƣớc cần quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phƣơng, đơn vị đối với công tác cán bộ nữ của ngành, cấp mình và xem đó nhƣ là một trong những tiêu chuẩn của cán bộ LĐQL. Đồng thời, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc, sớm thể chế hóa các nội dung nghị quyết của Đảng thành những văn bản mang tính pháp lý về mặt nhà nƣớc. Trên cơ sở quan điểm của Đảng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể các cấp nhằm thu hút sự hỗ trợ trong suốt quá trình tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán nộ nữ.

Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng về công tác cán bộ nữ, xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm.

4.4.6. Phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu và cải tiến nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

Ban tổ chức Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thành ủy và Sở Nội vụ tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo làm tốt công tác cán bộ nữ và theo dõi công tác cán bộ nữ một cách hệ thống, khoa học thì mới đảm bảo đƣợc tính ổn định và bền vững trong công tác cán bộ nữ; cần coi trọng hơn nữa phƣơng pháp thi tuyển, xét tuyển thu hút và sử dụng nhân tài trong việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ nữ LĐQL; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp. Xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ theo từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Hội LHPN và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp có vai trò tập hợp đƣợc lực lƣợng phụ nữ, lôi cuốn họ vào sinh hoạt đoàn thể, nâng cao tính tích cực của phụ nữ, trau dồi kỹ năng công tác xã hội, công tác LĐQL của phụ nữ; phối hợp với Đoàn Thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác đối với việc đảm bảo quyền tham chính của cán bộ nữ, đặc biệt trong công tác quy hoạch, đề bạt vào vị trí then chốt.

Hội LHPN tỉnh tích cực hơn trong quá tham gia xây dựng và thực hiện đề án, kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ của các cấp ủy địa phƣơng, ban, ngành… Hội cần thực hiện chức năng, nhiệm vụ phản biện và giám sát đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách vủa các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc có liên quan tới vấn đề bình đẳng giới và đội ngũ cán bộ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nâng cao vai trò tƣ vấn, kiểm tra, giám sát của Hội LHPN và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ trong việc tuyên truyền giáo dục chính trị, phẩm chất, đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện của cán bộ nữ, khắc phục tình trạng tự ti, an phận, thiếu ý chí phấn đấu vƣơn lên. Thƣờng xuyên làm tốt công tác giới thiệu quần chúng nữ ƣu tú với Đảng, tham mƣu cho các cấp ủy Đảng thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ. Sự phối hợp vai trò của hai tổ chức này là rất cần thiết. Hội LHPN có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện nguồn cán bộ nữ hoặc giới thiệu cán bộ đƣơng chức vào các chức vụ cao hơn, thì Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ lại có kế hoạch giám sát công tác cán bộ nữ trong kế hoạch kiểm tra công tác theo định kỳ ở các cấp, các ngành... Đó là cách chuẩn bị thiết thực nhất nhằm mở ra khả năng phát triển của phụ nữ cả nƣớc nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

4.4.7. Bản thân cán bộ nữ không ngừng vươn lên về mọi mặt

Mỗi cán bộ nữ cần nhận thức rõ phụ nữ là lực lƣợng chính góp phần tích cực vào việc hạn chế sự bất bình đẳng, nâng cao vị thế xã hội của phụ nữ. Để làm đƣợc điều đó, bản thân mỗi cán bộ nữ phải chủ động nâng cao hơn nữa nhận thức giới, bình đẳng giới; có kế hoạch học tập trau dồi kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, sáng tạo trong lao động, nhạy bén với cái mới, cái hay; trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí; sách nhiễu nhân dân; đấu tranh tự phê bình và phê bình; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc khi đƣợc Đảng và tổ chức phân công. Muốn vậy, mỗi cán bộ nữ phải khắc phục tính tự ti, mặc cảm, rụt rè, đánh giá thấp chính bản thân mình để tự tin vƣơn lên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình, dám nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ hơn. Những nỗ lực ấy sẽ góp phần nâng cao vị thế của cán bộ nữ trong xã hội.

Mỗi cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang nói riêng phải không ngừng phấn đấu vƣơn lên về mọi mặt, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với cán bộ cả nƣớc, cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang quyết tâm phấn đấu, góp sức nhỏ bé của mình vào thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" do Đảng đề ra. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng an tâm tự nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.5. Một số kiến nghị

Để những giải pháp có thể đi vào thực tiễn trong công tác cán bộ nữ của tỉnh, đem lại ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh, nhóm nghiên cứu đề tài có một số kiến nghị sau đây:

4.5.1. Với Trung ương

Đề nghị Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ trong các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; có các chính sách ƣu tiên trong việc quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ… để tạo cơ sở pháp lý cho các ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện. Thực tế cho thấy, thời gian qua việc thực hiện các chỉ tiêu về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ mới chỉ dừng ở tính chất động viên, chƣa trở thành chỉ tiêu pháp lệnh.

Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng sớm đƣa danh mục kinh phí hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trở thành mục lục ngân sách hàng năm. Đây là vần đề hết sức cần thiết, bởi trong Quyết định phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 không đề cập đến nguồn kinh phí tổ chức thực hiện mà chủ yếu là lồng ghép, phối hợp. Vì vậy địa phƣơng sẽ khó trong việc tự cân đối ngân sách.

Trung ƣơng Hội Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cƣờng công tác tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ; vận động nguồn lực để hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho các tỉnh trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ nữ lãnh đạo đƣơng nhiệm và nguồn trong quy hoạch. Có kế hoạch hƣớng dẫn cụ thể việc lồng ghép giới và thực hiện các mục tiêu về tiến bộ phụ nữ vào các chƣơng trình phát triển KT-XH ở các ngành, địa phƣơng.

Có chế độ ƣu đãi đặc thù đối với những cán bộ nữ cố gắng, nỗ lực trong học tập, nâng cao trình độ lên thạc sỹ, tiến sỹ. Đây là giải pháp thiết thực khuyến khích đội ngũ cán bộ nữ phấn đấu vƣơn lên.

4.5.2. Với tỉnh

Để phát huy truyền thống, tiềm năng và những thế mạnh của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các vị trí LĐQL các cấp đảm bảo chỉ tiêu theo Chƣơng trình hành động số 13-CTr/TU của BTV Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị. Các ý kiến tham gia thảo luận tại hội thảo đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng công tác tạo nguồn quy hoạch và tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong thời gian tới nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Nhóm kiến nghị và giải pháp trước mắt:

Đề nghị BTV Tỉnh uỷ có văn bản chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc tiến hành soát xét toàn diện thực trạng cán bộ nữ (kể cả nguồn cán bộ đƣơng chức và nguồn quy hoạch) của các cấp, các ngành để chuẩn bị tốt nhân sự cấp uỷ các cấp nhiệm kỳ

2015-2020 đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt trên 30%; cấp huyện trên 25%.

Trong quá trình chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp, Tỉnh uỷ cần xác định rõ trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành chủ động chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, bố trí, sử dụng bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục đội ngũ cán bộ nữ LĐQL nhiệm kỳ sau có tỷ lệ cao hơn nhiệm kỳ trƣớc.

* Nhóm kiến nghị và giải pháp lâu dài:

Cấp ủy tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp cần quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, chủ trƣơng về công tác cán bộ nữ của Đảng, nhất là ngƣời đứng đầu, từ đó nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất về công tác cán bộ nữ, lãnh đạo thực hiện chủ trƣơng về công tác cán bộ nữ có hiệu quả.

Các cấp ủy và chính quyền có quan điểm rõ và đánh giá công bằng đối với cán bộ nữ, coi trọng quy hoạch cán bộ nữ để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc. Công tác quy hoạch cần triển khai đồng bộ đảm bảo dân chủ, chặt chẽ, đúng nguyên tắc; đảm bảo những ngành, lĩnh vực có nhiều cán bộ nữ thì phải có cán bộ quản lý là nữ. Quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ.

Cần ƣu tiên và quan tâm tuyển dụng cán bộ nữ, lao động nữ có trình độ đại học, trên đại học nhất là những ngành chiếm ƣu thế về lao động nữ nhƣ y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, lao động thƣơng binh xã hội...

Quan tâm phát hiện, bồi dƣỡng các gƣơng điển hình, các tài năng là cán bộ nữ ở các cấp, đặc biệt là cán bộ nữ dân tộc thiểu số, nâng tỉ lệ phát triển đảng viên mới là nữ.

Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ nữ, kèm theo các chế tài để thực hiện. Quan tâm chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho cán bộ nữ đƣợc tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng; có thêm điều kiện chăm sóc sức khỏe, nuôi con nhỏ, cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ nữ dân tộc thiểu số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách liên quan đến cán bộ nữ. Đƣa công tác cán bộ nữ vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp.

Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tham mƣu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt các vấn đề lồng ghép, phân tích giới trong chiến lƣợc phát triển của tỉnh ở mọi lĩnh vực KT-XH nói chung cũng nhƣ trong công tác tạo nguồn, quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ; xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ nữ theo quan điểm tiếp cận giới, cũng nhƣ tiêu chí đè bạt cán bộ nữ có tính đến đặc điểm và điều kiện giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Đề tài đã giải quyết đƣợc 3 nhiệm vụ nghiên cứu, qua đó đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra

1- Nghiên cứu và phân tích các khái niệm, thuật ngữ khoa học liên quan đến

vị trí, vai trò cán bộ nữ, tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng cán bộ nữ từ các góc độ khác nhau làm cơ sở cho việc xác định các cách tiếp cận phù hợp với bản chất vấn đề, đó là tiếp cận theo quan điểm giới và phát triển, xác định những câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời làm định hƣớng cho điều tra thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL. Để đánh giá thực trạng chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cần làm rõ khía cạnh: Tỷ lệ nữ tham gia LĐQL, chất lƣợng cán bộ nữ, công tác tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với cán bộ nữ cùng với nguyên nhân của nó. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính định hƣớng giúp cho cấp ủy tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các mục tiêu, chiến lƣợc về bình đẳng giới trong công tác cán bộ và trong phát triển KT-XH của tỉnh.

2- Kết quả thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL trên địa bàn tỉnh

Tuyên Quang khẳng định tiềm năng và sự đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, những kết trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai về công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ là LĐQL ở các sở, ban,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)