Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 112)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.4. Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ,

tạo điều kiện cho cán bộ nữ thực hiện tốt chức năng trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội

Sự phấn đấu vƣơn lên của phụ nữ không thể tách rời sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các đoàn thể thông qua những chính sách, biện pháp kịp thời, thiết thực. Ngoài chính sách chung đối với công dân, ngƣời lao động, dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... cần đặc biệt lƣu ý đến những đặc điểm mang tính đặc thù của phụ nữ.

Trong điều kiện hiện nay, do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" thì một trong những tiêu chí đánh giá sự công bằng, dân chủ của đất nƣớc là tỷ lệ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống chính trị nƣớc ta nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng tỷ lệ nữ so với nam là rất thấp, chƣa có sự bình đẳng về giới. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về chính sách đối với cán bộ nữ còn chậm đƣợc triển khai thực hiện. Vì vậy Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các đoàn thể cần phối hợp, khảo sát thực tế, từ đó nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và xây dựng một số chính sách đặc thù của tỉnh phù hợp với tình hình và đặc điểm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phụ nữ, phù hợp với điều kiện địa phƣơng trong tỉnh nhằm tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị.

Chính quyền các cấp cần có chính sách mở rộng và tổ chức tốt các dịch vụ công nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của nhân dân, đồng thời góp phần tích cực giúp cán bộ nữ giảm bớt gánh nặng trong đời sống gia đình để chị em tập trung sức lực, trí tuệ và khả năng cho công tác, nhất là trong thời gian đầu lập nghiệp, xây dựng gia đình, sinh con. Ở thời kỳ này, nếu ngƣời cán bộ nữ có đƣợc một công việc yêu thích, một môi trƣờng công tác thuận lợi, một gia đình ổn định, hạnh phúc sẽ là tiền đề rất tốt, tạo cơ sở vững chắc để ngƣời cán bộ nữ trƣởng thành, vƣơn lên đạt nhiều kết quả tốt hơn và thành công hơn trong sự nghiệp cũng nhƣ trong cuộc sống. Trong thực tế nếu ngƣời cán bộ nữ đƣợc quan tâm tạo điều kiện để tiến bộ trong giai đoạn này thì có cơ hội để trở thành LĐQL là rất lớn. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng xây dựng hệ thống giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo kể cả công lập và dân lập, mở rộng sân chơi, tăng cƣờng đồ dùng dạy học... Đồng thời, cải tiến giờ giấc phục vụ của hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo. Giờ trả trẻ trùng hoặc sớm hơn giờ tan tầm nhƣ hiện nay là không hợp lý, cán bộ nữ sẽ vi phạm kỷ luật lao động vì về sớm đón con. Do đó, cần phải kéo giãn giờ trả trẻ sau giờ hành chính từ 30 phút đến 1 giờ, đồng thời nghiên cứu chế độ hỗ trợ cho giáo viên mầm non cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần có chế độ trợ cấp cho cán bộ nữ đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng khi còn nuôi con nhỏ; xây dựng chính sách khuyến khích tài năng nữ trên mọi lĩnh vực và chính sách thu hút sinh viên nữ mới tốt nghiệp về công tác tại địa phƣơng nhằm tạo nguồn cán bộ nữ.

Thực hiện chính sách nâng bậc lƣơng sớm đối với cán bộ nữ trong thời gian 5 năm trƣớc khi đến tuổi nghỉ hƣu. Từ năm 1960, khi bắt đầu có chế độ bảo hiểm xã hội, Đảng và Nhà nƣớc đã đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với ngƣời lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng (đƣợc nghỉ công tác để hƣởng chế độ hƣu trí trƣớc 5 năm so với nam giới và thời gian công tác để đƣợc tính tỷ lệ lƣơng hƣu lại ít hơn nam giới 5 năm). Vì vậy, mặc dù nghỉ hƣu sớm hơn nam giới 5 năm nhƣng tỷ lệ % lƣơng hƣu của cán bộ nữ vẫn bảo đảm đƣợc tƣơng đƣơng so với ngƣời cán bộ nam cùng công tác trong một ngành nghề chuyên môn, cùng trình độ.

Từ sau khi thực hiện chế độ tiền lƣơng mới thì thời gian để tính bảo hiểm xã hội của nữ và nam đều bằng nhau trong lúc tuổi nghỉ hƣu vẫn quy định nhƣ cũ (nam 60, nữ 55). Vì vậy, dẫn đến thực tế là cùng một độ tuổi, cùng trình độ, cùng môi trƣờng công tác thì mức lƣơng hƣu của cán bộ nữ sẽ thấp hơn cán bộ nam ít nhất là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2 bậc. Điều này dẫn đến ảnh hƣởng một số chính sách, chế độ kèm theo đối với cán bộ nữ. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu để có chế độ nâng bậc lƣơng sớm đối với cán bộ nữ. Cụ thể là, nếu quy định chung thời gian để nâng một bậc lƣơng ở ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp là 3 năm thì ngƣời cán bộ nữ ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên có thể xem xét để nâng bậc với thời gian 2 năm. Nhƣ vậy, cho đến khi nghỉ hƣu, đối với cán bộ nữ có thể vận dụng để xét nâng bậc lƣơng sớm từ 2 đến 3 lần và mức lƣơng khi nghỉ hƣu (ở độ tuổi 55) cũng sẽ gần tƣơng đƣơng đối với mức lƣơng khi nghỉ hƣu của cán bộ nam cùng trình độ, nghề nghiệp.

Rà soát, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy định về thực thực hiện chính sách đối với công tác cán bộ theo hƣớng loại bỏ mọi hình thức phân biệt giới về độ tuổi - không còn phù hợp với quy định của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Ban Bí thƣ và Điều 11 Luật Bình đẳng giới "Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức".

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)