5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học rút ra từ việc nghiên cứu của các tỉnh
Từ những kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau:
Thứ nhất, cần làm tốt công tác quán triệt, triển khai và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về phong trào phụ nữ và cán bộ nữ, qua đó làm thay đổi nhận thức, tƣ duy và hành động của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phƣơng và mỗi cán bộ đảng viên về công tác cán bộ nữ.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL trên cơ sở quy hoạch cán bộ nữ; xác định những ngành, những lĩnh vực phù hợp, phát huy đƣợc thế mạnh của phụ nữ; xác định những chức danh cán bộ LĐQL cần hoặc có thể có cán bộ nữ để từ đó có kế hoạch đào tạo nguồn, đề bạt và sử dụng.
Khi tiến hành quy hoạch cần phải đảm bảo tiêu chuẩn và có đủ ba độ tuổi (cấp huyện dƣới 35 tuổi, từ 35 đến 45 tuổi, trên 45 tuổi; cấp tỉnh dƣới 40 tuổi, từ 40 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi) để kế thừa và phát triển.
Quy hoạch gắn rất chặt với đào tạo, bồi dƣỡng, tạo nguồn cán bộ. Khi tạo nguồn cán bộ cần nhận thức "cán bộ tốt bao giờ cũng sản sinh từ phong trào cách mạng của quần chúng", vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng nếu chăm lo xây dựng phong trào phụ nữ, phát triển tài năng nữ thì sẽ lựa chọn và tạo ra đƣợc một đội ngũ cán bộ nữ tiên tiến.
Đi liền với quy hoạch tạo nguồn là bồi dƣỡng, đề bạt và sử dụng. Đây là những yếu tố gắn liền nhau trong một quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ phải nằm trong kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chung của tỉnh, có nội dung cụ thể. Ngoài các lớp đào tạo chung của tỉnh, các huyện, thành phố đã chủ động phối hợp mở nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nữ, họ vừa có thể nâng cao đƣợc trình độ mà vẫn đảm bảo yêu cầu công tác và thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chăm sóc gia đình. Điều cần chú ý là bên cạnh việc học tập trung, bồi dƣỡng ngắn hạn tại các trƣờng, đòi hỏi mỗi cán bộ nữ phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tự học văn hóa, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết phục vụ cho công tác của mình.
Khi bổ nhiệm, sử dụng cán bộ nữ cần tránh hai khuynh hƣớng: bố trí cán bộ nữ cho đủ tỷ lệ theo cơ cấu mà không chú ý đến tiêu chuẩn hoặc quá khắt khe cầu toàn khi đề bạt cán bộ nữ. Điều đó đòi hỏi những ngƣời làm công tác cán bộ phải có thái độ khách quan, công tâm, có con mắt nhạy cảm tinh đời, hay nói khác đi là phải có "tâm" đối với đội ngũ cán bộ nữ. Khi bố trí sử dụng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ phải có phƣơng án cụ thể để tuyển chọn cán bộ nữ, đặc biệt là phải chọn những cán bộ nữ đảm bảo tiêu chuẩn và các tiêu chí cho các chức danh cần bổ nhiệm cán bộ LĐQL và nổi trội nhất trong đội ngũ cán bộ nữ.
Để đội ngũ cán bộ nữ không bị hẫng hụt, một việc làm cần thiết và thƣờng xuyên của các cấp ủy đảng là phải tăng cƣờng công tác phát triển Đảng trong phụ nữ, sớm phát hiện những đảng viên nữ trẻ có năng lực, có điều kiện phát triển.
Thứ ba, xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ nữ phát triển.
Khác với cán bộ nam, ngƣời cán bộ nữ bên cạnh việc làm tròn chức năng lao động xã hội còn phải làm tròn chức năng và thiên chức làm mẹ, làm vợ. Sự phát triển và trƣởng thành của ngƣời phụ nữ không thể tách rời yếu tố gia đình, họ phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa trách nhiệm công dân với trách nhiệm ngƣời mẹ, ngƣời vợ, giữa lao động xã hội với lao động gia đình. Sự cổ vũ, ủng hộ của gia đình và xây dựng đƣợc một gia đình hạnh phúc hòa thuận sẽ là nền tảng vững chắc để ngƣời cán bộ nữ vƣơn lên trong học tập nâng cao trình độ, đồng thời tạo lập đƣợc uy tín đối với phong trào của phụ nữ.
Từ những phân tích nêu trên, xét thấy cần phải có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với cán bộ nữ, đối với những tài năng trẻ là nữ; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chính sách giảm bớt khó khăn cho cán bộ có con ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
Thứ tư, muốn hình thành đƣợc đội ngũ cán bộ nữ, đòi hỏi trƣớc tiên có tính chất quyết định là sự tự vƣơn lên của phụ nữ. Do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ kéo dài trong lịch sử nƣớc ta, tƣ tƣởng coi thƣờng phụ nữ, cho phụ nữ kém hơn nam giới về mọi mặt đặc biệt là trí tuệ khiến cho ngƣời phụ nữ trở nên không tin vào chính khả năng của mình. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ nữ không ngừng nâng cao kiến thức về tất cả mọi mặt, đồng thời thay đổi tâm lý, nếp tƣ duy. Bên cạnh đó đòi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hỏi các phƣơng tiện thông tin đại chúng thông qua hoạt động tuyên truyền tác động đến nhận thức của xã hội và của nam giới. Điều này đã đƣợc kiểm chứng tại tỉnh Tuyên Quang, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tiến hành truyền thông kiến thức về pháp luật, về giới, về văn hóa cho chị em; kết quả thông qua các đợt học tập chị em tự tin hơn, chủ động hơn trong cuộc sống.
Từ thực tiễn đội ngũ cán bộ nữ LĐQL của tỉnh Tuyên Quang có thể khẳng định nếu chị em bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc gia đình, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, dành những khoảng thời gian cần thiết cho việc học tập, công tác thì nhất định mọi khó khăn trở ngại và những thiên kiến về giới sẽ không còn nữa. Ngƣời cán bộ nữ không những làm đƣợc nhƣ nam giới mà còn tốt hơn nam giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang, những câu hỏi đƣợc đặt ra là:
- Vì sao cần phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ?
- Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL?
- Cần làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Do đặc thù của công tác cán bộ, tuy có những quy định thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nhƣng mỗi một huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị do nhiều điều kiện, môi trƣờng và các yếu tố xã hội có một yếu tố ảnh hƣởng khác nhau đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL của tỉnh. Do vậy tác giả chọn nghiên cứu tại 7/7 huyện, thành phố của tỉnh và một số cơ quan đơn vị cấp tỉnh.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém.
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội. Có nhiều phƣơng pháp để thu thập dữ liệu sơ cấp nhƣng trong khuôn khổ của đề tài này tác giả chỉ đề cập đến phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp phát phiếu điều tra.
Với phƣơng pháp phiếu điều tra: Tác giả điều tra bằng cách đến trụ sở làm việc, phát phiếu điều tra trong đó xây dựng các câu hỏi liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu. Câu hỏi đƣợc tác giả đƣa ra ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhằm thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi. Khi áp dụng phƣơng pháp này tác giả gặp mặt trực tiếp đối tƣợng nên có thể thuyết phục đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Một số đối tƣợng điều tra huyện ở xa trung tâm, tác giả hƣớng dẫn cho cán bộ tổ chức của cấp huyện, thành phố đi trực tiếp điều tra.
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả áp dụng tại trụ sở làm việc của huyện, các cơ quan cấp tỉnh với chi phí rẻ, thuận lợi, dễ kiểm tra (chi phí ít nhƣng hỏi đƣợc nhiều ngƣời ở những địa bàn khác nhau), có thể sử dụng trực tiếp một số cán bộ ở các vị trí công tác, chuyên môn khác nhau để hỗ trợ quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhƣ: Do những ngƣời bận việc không có nhiều thời gian để trả lời. Hoặc ngƣời phỏng vấn đôi khi mang tâm lý vội vàng, trả lời lấy lệ nên khó đạt đƣợc chất lƣợng hỏi cao.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Do đó, dữ liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập. Sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ tiết kiệm tiền bạc, thời gian. Tuy nhiên, số liệu thứ cấp này đã đƣợc thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu, khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lƣờng có thể khác nhau... Mặt khác dữ liệu thứ cấp thƣờng đã qua xử lý nên khó đánh giá đƣợc mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
Do đó khi thu thập nguồn dữ liệu này ngƣời nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của ngƣời khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả tiến hành thu thập số liệu và các báo cáo từ năm 2005 - nay tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh, các huyện, thành ủy và các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thông tin đƣợc thu thập và đƣợc tổng hợp thì sẽ tồn tại dƣới hai dạng: Thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Các thông tin này cần đƣợc xử lý để phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học mà tác giả đang nghiên cứu. Có hai phƣơng hƣớng xử lý thông tin:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xử lý thông tin định tính: Thƣờng dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trƣờng xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế… Khi các thông tin định tính đã đƣợc thu thập qua các phƣơng pháp nhƣ: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…để phân tích các thông tin trên ta sẽ xử lý logic đối với các thông tin định tính, chính là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét. Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.
- Xử lý thông tin định lƣợng: Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì xử lý toán học, tính toán các chỉ tiêu cần thiết và lập thành các bảng biểu số liệu, phân tích chỉ số trung bình phân tích để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp so sánh
Bất kỳ một thông tin kinh tế nào biểu hiện bằng số mà đứng riêng rẽ, tự nó không so sánh với những con số khác về thông tin kinh tế cùng loại thì vẫn không có tính chất tiêu biểu, nghèo nàn về nội dung. Nhƣng nếu đem so sánh nó với những con số cùng loại, nó trở nên sáng rõ hơn, tiêu biểu hơn, nội dung phản ánh của nó cũng phong phú hơn. Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng:
- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch - So sánh qua các giai đoạn - So sánh các đối tƣợng tƣơng tự
2.2.4.2. Phương pháp phân tích Anova
- Cách chọn mẫu
Số lƣợng cán bộ cấp tỉnh, huyện trên địa bàn toàn tỉnh hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang là: 674 ngƣời
Đề tài sẽ áp dụng phƣơng pháp lấy mẫu theo nhiều cấp (stratify sampling technique) để lựa chọn mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu. Lƣợng mẫu đƣợc lấy theo công thức của Slovin để đảm bảo độ chính xác của mẫu
n = 1 + Ne2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong đó:
n là số lƣợng mẫu cần lựa chọn
N là số lƣợng tổng thể (674 cán bộ, công chức, viên chức) e là sai số cho phép trong đề tài e = 0,01
Kết quả đề tài sẽ lựa chọn: 100 (cán bộ) làm mẫu và đƣợc phân bổ đều cho các huyện, thành phố và một số cơ quan cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra đề tài còn khảo sát thêm lãnh đạo các huyện bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch các huyện và trƣởng phòng nội, Hội trƣởng Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố.
- Xử lý dữ liệu:
Các thông tin định tính đƣợc nhập theo 5 cấp độ của Likert và sau đó đƣợc xử lý theo giá trị bình quân.
Các cấp độ từ 1 đến 5, tƣơng ứng với: “Không bao giờ/hoàn toàn không đồng ý”, … “luôn luôn/hoàn toàn đồng ý” và đƣợc định nghĩa theo khoảng nhƣ sau:
Mức độ Khoảng Ý nghĩa
5 4.3 – 5.0 Tốt/rất lớn
4 3.3 – 4.2 Khá/lớn
3 2.7 – 3.2 Trung bình
2 1.9 – 2.6 Yếu/nhỏ
1 1.0 – 1.8 Rất yếu/Cần cải thiện/ không có
- Đây là một cách đơn giản để xử lý số liệu bằng ANOVA của Excel. Kết quả đã đƣợc thể hiện trên cột Sum, cột F, P-value, F crit Nếu P-value ≤ 0,05 và F > F crit thì sự sai khác giữa "Số kiểm tra" và "Số mẫu " là có ý nghĩa, tức là chất lƣợng cán bộ cán bộ nữ là khác nhau và sự khác nhau đó có ý nghĩa khi nghiên cứu. Nếu P- value > 0,05 và F < F crit thì không có sai khác và không có ý nghĩa về sai khác đó tức là sự sai khác về chất lƣợng cán bộ nữ LĐQL là không có ý nghĩa.
2.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phƣơng pháp này giúp tranh thủ ý kiến của những ngƣời có chuyên môn cao, chuyên môn sâu (chuyên gia), mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định sát thực.