Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a) Một số phụ nữ còn an phận, thiếu ý thức vươn lên tự khẳng định mình.

Tƣ tƣởng an phận, hài lòng với bản thân, thiếu ý chí tiến thủ, ít có sự đòi hỏi thăng tiến và khát vọng vƣơn lên làm LĐQL còn khá phổ biến trong phụ nữ, khiến cho có không ít trƣờng hợp phụ nữ từ chối khi đƣợc cử đi đào tạo, học tập; cá biệt có trƣờng hợp từ chối khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm. Một số ít khác lại có tâm lý hẹp hòi, đố kỵ, kèn cựa, níu kéo nhau, do đó vẫn còn phổ biến hiện tƣợng phụ nữ không ủng hộ cán bộ nữ ở một số cơ quan, đơn vị.

Một số cán bộ nữ thiếu năng lực nghiên cứu, quản lý, lãnh đạo nên trong quá trình công tác, nhất là ở cƣơng vị LĐQL luôn tỏ ra thiếu bản lĩnh, thiếu tính quyết đoán, ít dám chịu trách nhiệm; thậm chí không loại trừ có tình trạng đi lên không phải bằng năng lực thực sự của mình. Có những trƣờng hợp do nặng về cơ cấu, ít quan tâm đến chất lƣợng, nên khi đƣợc tham gia vào HĐND với tƣ cách là ngƣời đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân lao động nói chung, đại diện cho phụ nữ nói riêng thì có tình trạng một số ít nữ đại biểu HĐND trong suốt cả nhiệm kỳ dƣờng nhƣ không tham gia đƣợc ý kiến nào quan trọng cho chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Điều đó đã làm ảnh hƣởng đến uy tín của số đông phụ nữ làm công tác LĐQL.

Bên cạnh đó, do đặc thù về giới nên phụ nữ cũng còn một số nhƣợc điểm trong hoạt động LĐQL, đó là: yếu về thể lực, thiếu tự tin, ngại va chạm, hay quan tâm đến dƣ luận và những điều vặt vãnh, tính tình thay đổi thất thƣờng, dễ định kiến với cấp dƣới, hay cầu toàn... Với những hạn chế đó, phụ nữ cũng đã tự tạo thêm cho mình những trở ngại trên con đƣờng thành đạt của mình.

b) Một số phụ nữ chưa tranh thủ được sự giúp đỡ của gia đình

Thực tế đời sống xã hội cho thấy, ngƣời phụ nữ chƣa thực sự đƣợc giảm đáng kể gánh nặng công việc gia đình, giảm nhẹ gánh nặng nuôi dạy con cái, chính điều này đã làm ảnh hƣởng tới thời gian nghỉ ngơi, học tập và cơ hội thăng tiến của phụ nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một số chị em phụ nữ thiếu tự tin, chấp nhận việc chăm lo gia đình nhƣ là sự "an bài của số phận" và tin rằng mình không phù hợp với công việc LĐQL, e ngại mất nữ tính khi làm LĐQL.

Khi phải giải quyết vai trò kép giữa gia đình và sự nghiệp, nhiều phụ nữ đã lựa chọn việc chăm lo gia đình. Điều đó vừa là ƣu điểm nhƣng lại là một nhƣợc điểm, thậm chí là sự sai lầm khi chị em đã không điều hòa đƣợc mối quan hệ giữa sự nghiệp và gia đình.

c) Một số phụ nữ chưa nỗ lực học tập để nâng cao trình độ mọi mặt

Bản thân phụ nữ thƣờng chấp nhận sự thiệt thòi về mọi điều kiện tiếp cận thông tin cũng nhƣ các cơ hội đào tạo, bồi dƣỡng, dẫn đến trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng LĐQL bị hạn chế hơn nam giới. Điều này thấy rất rõ ở đội ngũ cán bộ nữ ở địa phƣơng, đặc biệt là ở cấp cơ sở, khi đƣợc lựa chọn đi học tập, bồi dƣỡng, họ thƣờng đƣa ra nhiều lý do nhƣ kinh tế gia đình khó khăn, con nhỏ, chồng không ủng hộ, thiếu phƣơng tiện đi lại... để từ chối cơ hội nâng cao kiến thức mà xã hội dành cho mình. Hơn nữa, chính phụ nữ chƣa đặt mục tiêu và kế hoạch tự học tập cụ thể, chƣa tận dụng các thời cơ để đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, chƣa tự rút kinh nghiệm cho bản thân từ hoạt động thực tiễn, cũng nhƣ chƣa biết dựa vào tổ chức để tìm kiếm sự tranh thủ ủng hộ.

Một trong những nguyên nhân đó là do đặc điểm về giới. Cán bộ nữ, đa số vẫn còn tƣ tƣởng an phận, chƣa có ý chí vƣơn lên, nỗ lực phấn đấu chƣa cao, còn tƣ tƣởng tự ty, chƣa thẳng thắn góp ý kiến, trình bày quan điểm cá nhân trƣớc hội nghị hay cuộc họp. Việc luân chuyển cán bộ nữ cũng gặp khó khăn. Vì vậy, cán bộ nữ thƣờng hạn chế về kinh nghiệm công tác và thiếu điều kiện để đề bạt giữ các chức vụ LĐQL. Với thiên chức làm mẹ, làm vợ, phụ nữ thƣờng mất nhiều thời gian để quan tâm, lo lắng chăm sóc gia đình hơn nam giới, qua khảo sát 100 cán bộ cho thấy đến 61% phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc gia đình. Khi con cái lớn, thì ngƣời phụ nữ thƣờng đã 35-40 tuổi. Vì vậy, thời gian phấn đấu để đƣợc quy hoạch, bố trí vào các chức vụ LĐQL thƣờng chậm hơn so với nam giới. Ðây là một thiệt thòi đối với cán bộ nữ.

Công tác tham mƣu về cán bộ nữ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Ban tổ chức các cấp ủy chƣa chú trọng kiểm tra, đánh giá thực trạng cán bộ nữ; công tác đào tạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bồi dƣỡng cán bộ nữ, tham mƣu đề xuất các vấn đề về công tác cán bộ nữ còn hạn chế. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức, lại thƣờng xuyên thay đổi cơ quan thƣờng trực nên thiếu tính nhất quán.

Tóm lại: Những nguyên nhân cơ bản nêu trên đã làm cho quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế. Để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL đông về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng; phát huy đƣợc tối đa tiềm năng của cán bộ nữ trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói chung và trong LĐQL nói riêng, cần tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm đối với các cấp, các ngành, từ đó đề ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ LĐQL của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh tuyên quang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)