2. Các bƣớc tiến hành chế biến ruốc khô
2.6. Đóng thùng
a) Mục đích
- Hạn chế hƣ hỏng sản phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển, bảo vệ sản phẩm tránh các tiếp xúc cơ học.
- Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và lƣu kho.
b) Tiến hành
Các bƣớc tiến hành đóng thùng:
Bước 1: Gấp thùng carton
có động tác gấp thùng.
- Gấp miệng đáy trƣớc, 2 miếng ngang rồi 2 miếng dọc.
- Dán băng keo lên đáy thùng rồi đặt thùng lên bàn (hình 4.4.22).
Bước 2: Cho sản phẩm vào thùng carton
Khối lƣợng sản phẩm mỗi thùng carton 5kg, 10kg tùy theo yêu cầu của
khách hàng. Hình 4.4.22. Dán băng keo đáy thùng Tùy sản phẩm đã bao gói hay chƣa bao gói mà cách cho sản phẩm vào thùng carton khác nhau.
* Đối với sản phẩm đã vào PE/PA
- Xếp các bao PE/PA chứa sản phẩm đã hàn miệng bao vào thùng carton. - Lƣu ý xếp sao cho bề mặt thùng bằng phẳng;
- Các bao PE/PA ngay ngắn, kín khít trong thùng carton.
* Đối với sản phẩm chưa vào PE/PA
- Dùng bao PE có kích thƣớc tƣơng ứng với thùng carton lót thành một lớp trong thành carton (hình 4.4.23);
- Cho ruốc vào sau khi cân vào thùng carton, lắc nhẹ để ruốc đƣợc nén chặt (hình 4.4.24).
Hình 4.4.23. Lót bao PE vào thùng carton
Hình 4.4.24. Cho ruốc khô vào thùng carton có lót bao PE
- Sau khi cho ruốc vào thùng tiến hành gấp miệng bao PE lại;
- Tiến hành hàn miệng bao chân không để ruốc đƣợc nén chặt, tiết kiện diện tích thùng.
Bước 3: Đậy nắp thùng
- Kéo 2 nắp lớn cho miệng thùng kín khít, không bị hở miệng (hình 4.4.25).
Hình 4.4.25. Đậy nắp thùng carton Hình 4.4.26. Dán băng keo miệng thùng
Bước 4: Dán băng keo miệng thùng
- Dùng băng keo dán giữa 2 nắp lớn và dọc nắp lớn để làm kín miệng thùng carton (hình 4.4.26) sau khi đậy nắp thùng;
- Đƣờng băng keo dán phải thẳng, không bị nhăn.
Bước 5: Niềng dây đai thùng carton
Bƣớc này có thể thực hiện hoặc không tùy yêu cầu khách hàng. Có thể niềng dây đai bằng máy hoặc thủ công bằng dụng cụ xiết dây đai cầm tay.
- Niềng thùng carton bằng máy: + Bật nút ON trên bảng điều khiển để khởi động máy;
+ Đặt thùng lên máy niềng, dây đai đƣợc choàng qua thùng (hình 4.4.27).
+ Máy sẽ niềng chặt dây đai lên thùng carton;
+ Sau đó, dây đai đƣợc đƣa vào vị trí để tự cắt đứt dây đai.
+ Niềng lần lƣợt 4 dây đai quanh thùng (gồm 2 dây dọc và 2 dây ngang).
Hình 4.4.27. Niềng dây đai bằng máy
- Niềng thùng thủ công (hình 4.4.28): + Để thùng carton lên giá đỡ;
+ Luồn dây đai choàng lên thùng.
+ Dùng dụng cụ xiết dây đai để xiết chặt dây đai.
+ Dùng lƣỡi dao đã đốt nóng trên bếp điện, cắt dây và hàn dính 2 đầu dây lại với nhau.
đến thùng và sản phẩm bên trong thùng.
Hình 4.4.28. Niềng dây đai thủ công Bước 5: Dán nhãn
Bƣớc này đƣợc thực hiện khi chƣa in thông tin trên thùng carton. Thùng có thể đƣợc in trực tiếp các thông tin hoặc dán nhãn vào thùng tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Cách tiến hành dán nhãn:
- Bóc nhãn ra khỏi lớp keo dính 1 mặt;
- Dán nhãn ngay ngắn vào giữa thùng, vào vị trí dễ nhìn (hình 4.4.29);
- Dùng băng keo trong bọc lên trên lớp nhãn để giữ nhãn không bị bong tróc
và sạch. Hình 4.4.29. Dán nhãn thùng
c) Yêu cầu của thùng carton đựng sản phẩm
- Trên thùng phải ghi đầy đủ các thông tin về địa chỉ công ty, tên sản phẩm, cỡ, trọng lƣợng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản…
- Nội dung in trên thùng carton phải thống nhất với sản phẩm đƣợc đóng thùng.
- Đóng thùng phải đạt tiêu chuẩn không lẫn tạp chất, đúng cỡ, loại, trọng lƣợng.
- Mối hàng bọc phải thẳng và kín, keo dán miệng thùng phải thẳng, dây đai phải song song với cạnh thùng.
- Kích thƣớc thùng đựng sản phẩm phải phù hợp với lƣợng sản phẩm cần đóng thùng.