Kiến chuyên gia về sự thành công của Viettel

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.6.2. kiến chuyên gia về sự thành công của Viettel

Cách đây 3 năm, vào ngày 25/9/2009, Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - đã có một cuộc giao lƣu thú vị với Câu lạc bộ học viện Lãnh đạo FPT - FLI Club về sự thành công của chiến lƣợc kinh doanh của Viettel.

(Tác giả trích nguyên văn ý kiến của Ông Nguyễn Mạnh Hùng để tiện phân tích trong hoạt động của luận văn)

Tại Viettel có nhiều quan điểm, và chúng tôi có đặt câu hỏi liệu chiến lƣợc thì có học đƣợc không, và kết luận rằng chiến lƣợc là không thể học nhau đƣợc. Vì thứ nhất, chiến lƣợc của mỗi công ty gắn rất nhiều vào văn hóa của công ty. Một chiến lƣợc mà không phù hợp về văn hóa thì rất khó triển khai.

Thứ hai, chiến lƣợc cũng liên quan tới tầm nhìn. Trong cuộc sống chúng ta không có tầm nhìn đúng hay tầm nhìn sai, mà có rất nhiều tầm nhìn đúng, chỉ có điều khác nhau, vì là từ các công ty khác nhau. Vì thế chiến lƣợc cũng khác nhau.

Thứ ba, khi bàn chuyện chiến lƣợc thì phải bàn về cái gốc của chiến lƣợc. Chiến lƣợc nếu sao chép mà không hiểu cái gốc thì không thể triển khai đƣợc. Vì vậy, Viettel sẵn sàng chia sẻ chiến lƣợc của mình cho các đối thủ.

Tôi xin kể một câu chuyện. Thời gian trƣớc khoảng 2005, 2006 Viettel tìm đƣợc một câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lƣợc “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó chúng tôi bỏ thành phố, về đầu tƣ tại nông thôn. Lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, đầu tƣ khó khăn dù cũng chƣa biết liệu có thuê bao nào không.

Tuy nhiên chiến lƣợc này cuối cùng đã rất thành công vì thứ nhất, nhờ đó mà điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân. Mà ở nƣớc mình, giới bình dân có tới 70% ở nông thôn. Thứ hai, ở thành phố ngƣời dùng không phân biệt đƣợc sự khác biệt giữa các nhà mạng. Ví dụ MobiFone đã làm mƣời mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác biệt, làm tốt tại thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn.

Ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có. Ngƣời dân sẽ cảm nhận rằng “A, ông này ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn”. Vậy là ngƣời ta có ấn tƣợng về Viettel rất tốt, từ đó mà Viettel đã rất thành công.

Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rƣỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tƣ vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Khi đó thì câu chuyện đã khác.

Từ câu chuyện này tôi muốn nói rằng, chiến lƣợc chỉ học đƣợc nhau về mặt tƣ tƣởng, nhận thức chứ bắt chƣớc nhau là khó.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 33)