Kiến cá nhân tác giả

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 62)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.3.kiến cá nhân tác giả

Nguyên nhân sự tháo chạy đó còn là hệ quả của cuộc chơi trên một thị trƣờng đang rất bất lợi cho các mạng nhỏ nhƣ Beeline phải vất vả chống đỡ với cuộc chiến gọi miễn phí nội mạng của các mạng lớn đang nắm đến 95% thị phần. Những chƣơng trình khuyến mãi đột phá nhƣ “tỉ phú Beeline” đã sớm bị tuýt còi để dừng cuộc chơi.

Dù tạo dựng đƣợc hình ảnh mạng di động trẻ trung, năng động và tiện ích nhƣng Beeline đã không thành công. Mức doanh thu trên thuê bao tháng (ARPU) quá thấp, vào quí 4-2011 là 0,9 đô la Mỹ/ngƣời/tháng, mức thấp nhất trong 19 thị trƣờng mà Vimpelcom đầu tƣ, trong đó chỉ riêng ở Campuchia đã đạt 2-3 đô la Mỹ/thuê bao/tháng và tại Lào là 4 đô la Mỹ/thuê bao/tháng. Theo một lãnh đạo cấp cao của Viettel cho biết, một mạng di động mới khởi đầu thƣờng có ARPU bằng trung bình 50% của các hãng lớn. Nếu phát triển tốt, chỉ số này sẽ tăng dần, cònARPU suy giảm thì khó phát triển. Ông này cho rằng, nếu ARPU xuống dƣới 2 USD thì ngay cả Viettel cũng khó khăn chứ không nói đến các mạng nhỏ, vì số lƣợng thuê bao ít mà chi phí trên mỗi thuê bao lớn hơn nhiều.

Việc triển khai kết nối và phát triển dịch vụ mới chậm, nhà mạng này lại chƣa có giấy phép 3G nên khả năng hợp tác thấp. Cho đến nay, Beeline là mạng duy nhất không đƣợc cấp băng tần phù hợp để có thể cung cấp dịch vụ 3G. Để đạt đƣợc vùng phủ sóng tốt nhất cho dịch vụ thoại, vì chạy trên dải băng tần 1800 MHz, lại không có 3G, Beeline phải cần ít nhất 20.000 trạm phát sóng tức phải cần đến nguồn tài chính khổng lồ để đầu tƣ và vận hành.Trong khi những nhà mạng khác với băng tần 800-900 MHz thì chỉ cần một nửa số trạm phát sóng nói trên mà suất đầu

Các mạng di động của Nhà nƣớc hiện đang nắm 95% thị phần, và việc đầu tƣ có yếu tố nhà nƣớc đã dẫn đến những chiêu thức cạnh tranh “không theo tiêu chí lợi nhuận” diễn ra trong nhiều năm, làm suy giảm liên tục mức ARPU, dẫn đến thị trƣờng bão hòa với dịch vụ thoại trong khi không có thêm nhiều dịch vụ khác kích thích lớp tiêu dùng mới. Theo đánh giá của hãng nghiên cứu BMI, nếu mức ARPU của thị trƣờng Việt Nam vào năm 2007 và 2008 là 6,5 và 6 đô la Mỹ thì qua năm 2009 chỉ còn 5,52 đô la; năm 2010 là 5 đô la Mỹ/thuê bao/tháng và dự báo giảm xuống 3,51 đô la Mỹ vào năm 2015. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp trong ngành cho biết mức ARPU hiện đã ở mức dƣới 4 đô la Mỹ. Và nếu hạch toán đầy đủ, minh bạch, chỉ số này có thể thấp hơn mức 3 đô la Mỹ/thuê bao/tháng.

Mức doanh thu trên thuê bao tháng (ARPU) quá thấp trong khi chi phí cho số lƣợng thue bao khổng lồ lại quá nhiều là một trong những nguyên nhân chính cho cuộc tháo chạy của Beeline, nhƣng Chất lƣợng dịch vụ của Beeline cũng không kém phần quan trọng

Thƣơng hiệu Beeline – “Sốc” cao nhƣng “Chất” thấp

Liên tục đƣa ra những gói cƣớc Sốc Big Zero, Big&Kool, Tỷ phú 1,Ttỷ phú 2, trung bình mỗi ngày Beeline có thu hoạch gần 10.000 thuê bao (có hoạt động thực và phát sinh cƣớc trong ngày). Tuy nhiên các gói cƣớc này cũng nhanh chóng bị khai tử do các vấn đề liên quan đến hạ tầng và chất lƣợng phuc vụ.

Theo phân tích của anh Đỗ Tuấn Anh (Admin diễn đàn GSM), ƣu điểm của gói cƣớc sim tỷ phú của Beeline là có giá rẻ, thu hút đƣợc một bộ phận lớn những ngƣời có thu nhập thấp, đặc biệt là những ngƣời dân sống ở nông thôn.Tuy nhiên tại những vùng này chất lƣợng phủ sóng của Beeline chƣa tốt, hạ tầng mạng chƣa ổn định nên cơ hội phát triển của Beeline với chƣơng trình sim tỷ phú sẽ không hiệu quả.

thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một chiếc sim phụ.“Một bộ phận người thu nhập thấp tại thành phố cũng sẽ dùng Beeline, nhưng sẽ không bền do họ vẫn phải liên lạc ngoại mạng, trong khi tiền tỷ của Beeline chỉ được dùng nội mạng và cước ngoại mạng được tính không kém so với các bậc đàn anh khác. Do đó độ “hot” của sim tỷ phú của Beeline tôi nghĩ sẽ chỉ tồn tại được từ 3 đến 6 tháng”, anh Tuấn Anh nhận định.

Dƣới góc độ của một nhà kinh doanh dịch vụ nội dung số, đồng thời là giảng viên của nhiều khóa học về mobile marketing, ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc Công ty Việt Hƣng Thái cho biết, cho đến nay con số phát sinh sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của các thuê bao Beeline là rất ít, gần nhƣ là bằng 0. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng sim Beeline phần nhiều mang tính “sơ cua”, họ chƣa sẵn sàng cho việc coi Beeline nhƣ một số điện thoại chính.

Nhìn nhận quá trình hình thành và phát triển của Beeline, anh Tuấn Anh cho rằng, nguyên nhân thất bại của các chiến dịch trƣớc của Beeline chủ yếu là do họ đã quá tập trung vào việc làm thƣơng hiệu mà quên đi mất phát triển thị trƣờng bền vững.

Để có thể đứng vững đƣợc trên thị trƣờng, theo anh Tuấn Anh, Beeline cần xác định rõ chiến lƣợc khách hàng của mình. “Beeline nên tìm thị trường ngách mà các đại gia chưa làm tốt hoặc chưa làm, đầu tư về hạ tầng lâu dài thay vì cứ khuyến mại vớt khách của các đại gia khác”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 62)