Một số nguyên nhân Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline VN

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.Một số nguyên nhân Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline VN

2.4.1. Ý kiến người trong cuộc.

Theo Ông Nguyễn Văn Dƣ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu (Gtel Mobile).

Về lý do phía bạn rút thì do nhiều yếu tố tác động, trong đó 4 vấn đề chính.

Thứ nhất, chính sách Việt Nam không cho phép phía nƣớc ngoài sở hữu cổ phần đa số trong liên doanh. Trong khi phía đối tác nhận thấy họ đã đổ vào khoảng nửa tỷ USD nhƣng lại không đƣợc chủ động nhƣ ý muốn.

Thứ hai, đó là bối cảnh năm 2011, khủng hoảng tài chính lan rộng khắp châu Âu. Giá cổ phiếu công ty mẹ đi xuống, nên họ cũng khó khăn trong huy động vốn.

Thứ ba, do việc tái cơ cấu chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của công ty mẹ là tập trung vào thị trƣờng có khả năng doanh thu và mang lại lợi nhuận cao, trong khi thị trƣờng viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt.

Và cuối cùng là tần số Gtel Mobile đƣợc cấp không đủ cạnh tranh với các nhà mạng khác. Chúng tôi chỉ có băng tần 1.800 MHz, trong khi các nhà mạng khác có đủ băng tần 900 MHz, 1.800 MHz và băng tần 3G.

Nhìn tổng quát lại, tuy việc rút khỏi liên doanh của đối tác nƣớc ngoài là đáng tiếc, nhƣng phía Việt Nam cũng đã chủ động đề phòng các tình huống khó khăn về vốn ngay khi thành lập liên doanh, làm chủ trong quản trị doanh nghiệp, không để xảy ra các rủi ro pháp lý, cũng nhƣ không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài và quan hệ đối ngoại của

2.4.2. Ý kiến chuyên gia.

Theo Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel chia sẻ về hoạt động của Beeline VN.

Khó để đánh giá đƣợc. Nhƣng chỉ xin thông tin thế này: có một quy luật mà Boston Consultant đã rút ra, đó là đối với những lĩnh vực kinh doanh có lợi thế về quy mô thì bố cục cạnh tranh sẽ về số 3, tức là số 2 thì dễ bắt tay thành độc quyền, số 4 thì nhiều quá nên sẽ có 3 hãng cạnh tranh chính, tạo thành thế chân vạc.

Boston đã phân tích hơn 1000 mạng viễn thông từ vài trăm nƣớc và rút ra kết luận này: ba nhà mạng lớn nhất nƣớc sẽ chiếm khoảng 90% thị phần. Hiện nay ở Việt Nam thì ba nhà mạng lớn đang chiếm tới 97% thị phần. Từ con số đó, mọi ngƣời tự đánh giá xem Beeline có thể thành công hay không.

Có một ví dụ nhƣ sau khi tôi gặp đến giám đốc kinh doanh ngƣời Úc ở Indonesia, cậu kể cho câu chuyện về khủng hoảng kinh tế năm 97, 98. Trƣớc khủng hoảng, công ty này đứng thứ nhất Indo. Vì khủng hoảng kinh tế nên công ty không đủ tiền, đành dừng đầu tƣ. Trong khi đó có một công ty cạnh tranh của nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc bơm tiền thì đã phát triển rất nhanh và nhanh chóng chiếm vị trí số 1. Đến năm 2003, khi công ty này đã bắt đầu hồi phục, bèn bơm rất nhiều tiền, thậm chí bơm gấp đôi công ty nhà nƣớc kia để giành lại vị trí số 1 nhƣng không thể lấy lại đƣợc.

Bài học ở đây là: Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông, khi thị trƣờng bắt đầu bão hòa thì nhận thức của ngƣời tiêu dùng là không thay đổi đƣợc. Nếu tạo đƣợc nhận thức ngay từ đầu là mạng viễn thông số 1 thì mãi mãi sẽ là số 1, nếu tạo nhận thức là mạng viễn thông thành phố thì dù có phủ sóng toàn quốc thì ngƣời dùng vẫn chỉ cho là mạng viễn thông thành phố. Nhƣ Beeline là một bài học, dù hiện nay đã kinh doanh toàn quốc nhƣng mọi ngƣời vẫn nghĩ là Beeline chỉ là mạng tại thành phố,

Với 2% doanh thu từ viễn thông mà trong 3 năm Vimpelcom phải bỏ ra 500 triệu đô, cộng với không đƣợc làm chủ điều hành hoạt động vậy liên doanh Beeline VN này có tồn tại lâu không?

2.4.3. Ý kiến cá nhân tác giả.

Nguyên nhân sự tháo chạy đó còn là hệ quả của cuộc chơi trên một thị trƣờng đang rất bất lợi cho các mạng nhỏ nhƣ Beeline phải vất vả chống đỡ với cuộc chiến gọi miễn phí nội mạng của các mạng lớn đang nắm đến 95% thị phần. Những chƣơng trình khuyến mãi đột phá nhƣ “tỉ phú Beeline” đã sớm bị tuýt còi để dừng cuộc chơi.

Dù tạo dựng đƣợc hình ảnh mạng di động trẻ trung, năng động và tiện ích nhƣng Beeline đã không thành công. Mức doanh thu trên thuê bao tháng (ARPU) quá thấp, vào quí 4-2011 là 0,9 đô la Mỹ/ngƣời/tháng, mức thấp nhất trong 19 thị trƣờng mà Vimpelcom đầu tƣ, trong đó chỉ riêng ở Campuchia đã đạt 2-3 đô la Mỹ/thuê bao/tháng và tại Lào là 4 đô la Mỹ/thuê bao/tháng. Theo một lãnh đạo cấp cao của Viettel cho biết, một mạng di động mới khởi đầu thƣờng có ARPU bằng trung bình 50% của các hãng lớn. Nếu phát triển tốt, chỉ số này sẽ tăng dần, cònARPU suy giảm thì khó phát triển. Ông này cho rằng, nếu ARPU xuống dƣới 2 USD thì ngay cả Viettel cũng khó khăn chứ không nói đến các mạng nhỏ, vì số lƣợng thuê bao ít mà chi phí trên mỗi thuê bao lớn hơn nhiều.

Việc triển khai kết nối và phát triển dịch vụ mới chậm, nhà mạng này lại chƣa có giấy phép 3G nên khả năng hợp tác thấp. Cho đến nay, Beeline là mạng duy nhất không đƣợc cấp băng tần phù hợp để có thể cung cấp dịch vụ 3G. Để đạt đƣợc vùng phủ sóng tốt nhất cho dịch vụ thoại, vì chạy trên dải băng tần 1800 MHz, lại không có 3G, Beeline phải cần ít nhất 20.000 trạm phát sóng tức phải cần đến nguồn tài chính khổng lồ để đầu tƣ và vận hành.Trong khi những nhà mạng khác với băng tần 800-900 MHz thì chỉ cần một nửa số trạm phát sóng nói trên mà suất đầu

Các mạng di động của Nhà nƣớc hiện đang nắm 95% thị phần, và việc đầu tƣ có yếu tố nhà nƣớc đã dẫn đến những chiêu thức cạnh tranh “không theo tiêu chí lợi nhuận” diễn ra trong nhiều năm, làm suy giảm liên tục mức ARPU, dẫn đến thị trƣờng bão hòa với dịch vụ thoại trong khi không có thêm nhiều dịch vụ khác kích thích lớp tiêu dùng mới. Theo đánh giá của hãng nghiên cứu BMI, nếu mức ARPU của thị trƣờng Việt Nam vào năm 2007 và 2008 là 6,5 và 6 đô la Mỹ thì qua năm 2009 chỉ còn 5,52 đô la; năm 2010 là 5 đô la Mỹ/thuê bao/tháng và dự báo giảm xuống 3,51 đô la Mỹ vào năm 2015. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp trong ngành cho biết mức ARPU hiện đã ở mức dƣới 4 đô la Mỹ. Và nếu hạch toán đầy đủ, minh bạch, chỉ số này có thể thấp hơn mức 3 đô la Mỹ/thuê bao/tháng.

Mức doanh thu trên thuê bao tháng (ARPU) quá thấp trong khi chi phí cho số lƣợng thue bao khổng lồ lại quá nhiều là một trong những nguyên nhân chính cho cuộc tháo chạy của Beeline, nhƣng Chất lƣợng dịch vụ của Beeline cũng không kém phần quan trọng

Thƣơng hiệu Beeline – “Sốc” cao nhƣng “Chất” thấp

Liên tục đƣa ra những gói cƣớc Sốc Big Zero, Big&Kool, Tỷ phú 1,Ttỷ phú 2, trung bình mỗi ngày Beeline có thu hoạch gần 10.000 thuê bao (có hoạt động thực và phát sinh cƣớc trong ngày). Tuy nhiên các gói cƣớc này cũng nhanh chóng bị khai tử do các vấn đề liên quan đến hạ tầng và chất lƣợng phuc vụ.

Theo phân tích của anh Đỗ Tuấn Anh (Admin diễn đàn GSM), ƣu điểm của gói cƣớc sim tỷ phú của Beeline là có giá rẻ, thu hút đƣợc một bộ phận lớn những ngƣời có thu nhập thấp, đặc biệt là những ngƣời dân sống ở nông thôn.Tuy nhiên tại những vùng này chất lƣợng phủ sóng của Beeline chƣa tốt, hạ tầng mạng chƣa ổn định nên cơ hội phát triển của Beeline với chƣơng trình sim tỷ phú sẽ không hiệu quả.

thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một chiếc sim phụ.“Một bộ phận người thu nhập thấp tại thành phố cũng sẽ dùng Beeline, nhưng sẽ không bền do họ vẫn phải liên lạc ngoại mạng, trong khi tiền tỷ của Beeline chỉ được dùng nội mạng và cước ngoại mạng được tính không kém so với các bậc đàn anh khác. Do đó độ “hot” của sim tỷ phú của Beeline tôi nghĩ sẽ chỉ tồn tại được từ 3 đến 6 tháng”, anh Tuấn Anh nhận định.

Dƣới góc độ của một nhà kinh doanh dịch vụ nội dung số, đồng thời là giảng viên của nhiều khóa học về mobile marketing, ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc Công ty Việt Hƣng Thái cho biết, cho đến nay con số phát sinh sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của các thuê bao Beeline là rất ít, gần nhƣ là bằng 0. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng sim Beeline phần nhiều mang tính “sơ cua”, họ chƣa sẵn sàng cho việc coi Beeline nhƣ một số điện thoại chính.

Nhìn nhận quá trình hình thành và phát triển của Beeline, anh Tuấn Anh cho rằng, nguyên nhân thất bại của các chiến dịch trƣớc của Beeline chủ yếu là do họ đã quá tập trung vào việc làm thƣơng hiệu mà quên đi mất phát triển thị trƣờng bền vững.

Để có thể đứng vững đƣợc trên thị trƣờng, theo anh Tuấn Anh, Beeline cần xác định rõ chiến lƣợc khách hàng của mình. “Beeline nên tìm thị trường ngách mà các đại gia chưa làm tốt hoặc chưa làm, đầu tư về hạ tầng lâu dài thay vì cứ khuyến mại vớt khách của các đại gia khác”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

2.5. Bài học kinh nghiệm từ Beeline VN dành cho Gtel Mobile.

Để thúc đẩy hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng đầu tƣ trong lĩnh vực viễn thông , không chỉ cần những chính sách khuyến khích , tạo môi trƣờng đầu tƣ tro ng nƣớc , mà cần nhâ ̣n thức , nỗ lực trong chính bản thân mỗi doanh nghiệp . Qua sự thành công của Viettel tại Việt Nam có thể rút ra những bài học sau:

Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chủ động tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin khác nhau, nhƣ: các trang web, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cũng nhƣ các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong đầu tƣ tại trong lĩnh vực viễn thông cả thất bại cũng nhƣ thành công .

- Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trƣờng của doanh nghiệp, liên tục cập nhật các thông tin về hệ thống luật pháp, các thay đổi trong cơ chế, chính sách, hoạt động của thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động, thị trƣờng tài chính …

- Tiến hành điều tra thị trƣờng một cách chi tiếp thông qua các công cụ marketing chuyên nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện năng lực quản lý dự án: Theo đó, cần lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các dự án, đảm bảo các nội dung trong dự án đƣợc thực hiện một cách đầy đủ. Thƣờng xuyên tổ chức công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý dự án có trình độ chuyên môn. Tiến hành tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý dự án trong nƣớc, cũng nhƣ tại nƣớc ngoài. Đặc biệt, cần thƣờng xuyên tổ chức học hỏi kinh nghiệm, mô hình quản lý dự án của các doanh nghiệp đầu tƣ ra trong và ngoài nƣớc.

Thứ ba, tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ: Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, thiếu vốn và hạn chế về khả năng công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động về nguồn vốn và các dây chuyền sản xuất, có những cải tiến về khoa học, công nghệ phù hợp với nƣớc sở tại.

Nhu cầu về viễn thông của Việt Nam hiện nay vẫn không ngừng đƣợc nâng cao, nhiều mảng dịch vụ còn đang bỏ ngỏ, mức độ thâm nhập thị trƣờng viễn thông còn thấp… Đó là những cơ hội để các doanh nghiệp

trên đất nƣớc mình. Kinh nghiệm thành công của Viettel sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khác có những bài học quý giá trên con đƣờng chinh phục những miền đất viễn thông rất nhiều thách thức.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đề cập đến những hoạt động của Beeline VN trong thời gian qua. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

-Phân tích các yếu tố nội bộ của Beeline VN nhƣ : marketing, công nghệ sản xuất, quản trị- nhân sự, tài chính- kế toán qua đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hƣởng đến hoạt động của Công ty

-Phân tích các yếu tố bên ngoài nhƣ: Các yếu tố kinh tế, chính trị- pháp luật, văn hoá- xã hội, kỹ thuật- công nghệ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra các cơ hội cũng nhƣ đe doạ ảnh hƣởng đến hoạt động của Công ty

Từ các cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu .Chúng là cơ sở để đƣa ra các chiến lƣợc và lựa chọn các chiến lƣợc then chốt để thực hiện.

Ngoài ra chƣơng 2 tác giả cũng đã đƣa ra những ý kiến về sự tan rã của thƣơng hiệu Beeline VN dƣới con mắt đa chiều từ các chuyên gia, ngƣời trong cuộc và của tác giả. Qua đó phân tích những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của Beeline VN để có cơ sở thực tiễn nhằm thực hiện những giải pháp có tính chiến lƣợc trong thời gian đến cho Gtel khi mà VimpelCom rút vốn khỏi Việt Nam.

Qua những luận chứng cơ bản của chƣơng 1 và phân tích thực trạng hoạt động ở chƣơng 2 là tiền đề để hoạch định chiến lƣợc phát triển cho Gtel sau khi VimpelCom rút vốn khỏi thị trƣờng Việt Nam ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH MẠNG DI ĐỘNG GTEL KHI VIMPELCOM RÚT VỐN KHỎI

BEELINEVIỆT NAM 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng của Gtel tại Việt Nam.

3.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu 3.1.1.1 Tầm nhìn & sứ mạng 3.1.1.1 Tầm nhìn & sứ mạng

* Tầm nhìn

Hình 3.1

Trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam,bằng cách tích hợp các dịch vụ thông tin liên lạc, giải trí, kinh doanh trong một giải pháp toàn diện và hiện đại mangbản sắc riêng cho khách hàng và Gtel

Giá trị xây dựng

- Trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam: Trong tƣơng lai mục tiêu của Gtel là nhà khai thác mạng điện thoại di động (hạ tầng cơ sở) hàng đầu của Việt Nam (về công nghệ thông tin số hoá), thống lĩnh vị trí thứ nhất trên tất cả các chỉ tiêu về uy tín, độ ổn định, số lƣợng thuê bao và mức tăng trƣởng

- Tích hợp và hội tụ số: Bằng việc phát triển giá trị gia tăng (VAS) trên nền công nghệ vƣợt trội, Gtel tự hào mang đến cho khách hàng những tiện ích trong thông tin liên lạc, biến chiếc điện thoại di động thành công cụ đa năng (giải trí) hiện đại (tiện lợi) và thông dụng giúp cho khách hàng có thể liên lạc, kinh doanh và thƣ giãn mọi lúc, mọi nơi (Gtel sẽ biến chiếc điện thoại di động trở thành một thiết bị đƣợc tích hợp) với nhiều

tivi, máy tính, máy nghe nhạc và giúp khách hàng giải quyết đƣợc hầu nhƣ tất cả các mối tƣơng tác của cuộc sống số, từ mua hàng cho đến chăm sóc trẻ, chơi game, truy cập internet, xem phim, đọc sách, kiểm tra mail và xem ảnh triển lãm gửi qua email..

- Giúp khách hàng thu hẹp khoảng cách không gian: Không ngừng hoàn thiện và phát triển chất lƣợng dịch vụ. Với Gtel khoảng cách về không gian dƣờng nhƣ không còn là vấn đề. Vì Gtel luôn mang đến cho khách hàng những cuộc gọi “chất lƣợng cao” và luôn luôn đƣợc kết nối cho dù ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Với những gói cƣớc của Gtel mọi ngƣời dƣờng nhƣ ở gần nhau hơn

- Tiếp cận và tận hƣởng những công nghệ tiên tiến của thế giới: Gtel kế thừa và mang đến cho khách hàng sự tự hào và tin tƣởng tuyệt đối vì đƣợc tiếp cận và sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thông tin liên lạc với chi phí hợp lý (tiết kiệm) nhất

Sứ mệnh

- Phổ biến công nghệ của ngành công an: Xây dựng hệ thống mạng thông tin di động tiên tiến trên phạm vi toàn quốc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của mạng di động GTEL khi Vimpelcom rút vốn khỏi Beeline Việt Nam (Trang 60)