Nghệ thuật kể, tả

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Nghệ thuật kể, tả

3.3.1. Nghệ thuật kể chuyện

Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật được kết tinh bởi quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhưng để có được giá trị thẩm m cao, đòi hỏi người cầm bút không chỉ dừng lại ở sự lựa chọn đề tài cho tác phẩm mà cần khám phá cho được những phương thức, phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhất. Một trong những phương tiện nghệ thuật được Thế Lữ sử dụng thành công là nghệ thuật kể, tả.

Như chúng ta đã biết, trong các tác phẩm tự sự, người kể chuyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là "một người do nhà văn sáng tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật [25]. Người kể chuyện có thể được kể ở ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai. Vai trò của người kể chuyện rất quan trọng trong tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, trình bày những quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của nhà văn.

Trong truyện trinh thám của Thế Lữ, sức hấp dẫn là nhờ lối kể chuyện lôi cuốn, gài nhiều yếu tố bất ngờ, đặt các tình tiết trong một cấu trúc chặt chẽ, luôn luôn biến đổi, nhấn mạnh cái duy lý một cách cần thiết, lời văn chọn lọc, uyển chuyển, sáng sủa khá hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận độc giả muốn thưởng thức một hương vị độc đáo quyến rũ.

Khảo sát qua một số truyện trinh thám của Thế Lữ như Mai Hương và Lê Phong, Những nét chữ, Gói thuốc lá..., chúng tôi thấy thường có hai người kể chuyện đều xưng "tôi". Người kể chuyện thứ nhất là nhân vật thám tử kể lại quá trình phá án, sự suy luận cho bạn mình nghe. Người kể chuyện thứ hai

là bạn của thám tử kể câu chuyện vụ án cho độc giả. Kiểu trần thuật lựa chọn hai ngôi kể đã từng xuất hiện trong truyện của Sherlock Holmes, kiểu trần thuật này tạo ra tính chân thật cho câu chuyện.

Ở truyện Những nét chữ, nhân vật "tôi"- thám tử Lê Phong dẫn người đọc vào một vụ án ly kỳ, hấp dẫn. nh kể quá trình điều tra, suy luận về cái chết bí ẩn của Tuyết Mai cho Văn Bình nghe. Sau đó nhân vật "tôi"- Văn Bình kể lại vụ án cho bạn đọc. Với cách kể chuyện lôi cuốn, câu chuyện đã hấp dẫn bạn đọc từ đầu cho đến khi vén bức màn bí mật.

Mở đầu truyện Những nét chữ là bức thư của một người không quen, nét chữ phụ nữ, ký tên Kiều nh, gửi đến tán tụng và gần như tỏ tình với Lê Phong, nhà trinh thám nổi danh. Trong khi bạn bè khen anh tốt duyên thì Lê Phong thản nhiên viết thư trả lời:

"Gửi cho Đào Thị Kiều Anh" "Thưa ... ông

" Tôi gọi ông là ông vì tôi biết ông không phải là con gái (...). Tôi biết rằng cô Kiều nh ấy chính là ông; và hơn thế, tôi lại biết rằng ông viết thứ bút máy ngòi xấu và cong (...). Ông viết được nửa trang giấy thì hết mực, nên ngừng lại một lúc mới tiếp tục theo và lúc gần viết xong thì trời mưa, một cơn gió thổi vào làm tờ giấy chực bay, ông vội phải lấy tay đè lên - vì ông ngồi viết thư gần cửa sổ.

"Viết xong ông còn đưa cho các bạn ông xem để cùng đùa với nhau... "Một người văn sĩ rất đa tình, nhưng lại đa nghi.

Lê Phong, "Kính bút" [222; 33].

Với cách mở đầu theo kiểu đánh lạc hướng tạo sự bất ngờ, khiến người đọc tưởng đó là một câu chuyện đơn thuần về tình yêu nam nữ quen thuộc. Khi theo dõi tiếp câu chuyện thì đó lại là câu chuyện vụ án, nhưng lồng trong đó là các mối quan hệ về tình anh em, tình bạn, tình yêu nam nữ, đọc xong

mỗi người có những suy ngẫm về lối hành xử của bản thân. Bằng óc phán đoán cùng với suy luận giúp Lê Phong khám phá được bí ẩn cái chết của Tuyết Mai có đầu mối từ câu chuyện tình lắt léo, bất ngờ, cuối cùng đã dẫn đến cái chết thương tâm của một thiếu nữ. Đến truyện Mai Hương và Lê Phong, nhân vật tôi đưa người đọc cùng tham gia vào quá trình điều tra và bắt hung thủ giết Trần Thế Đoàn. Để tạo sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện, bên cạnh thám tử tài ba Lê Phong còn xuất hiện người đẹp Mai Hương. Sau này cô cũng trở thành phóng viên trinh thám, đồng nghiệp của Lê Phong. Ban đầu là một chuỗi những lầm tưởng của Lê Phong về Mai Hương, vì anh nghĩ Mai Hương là đồng bọn với Lương Hữu - hung thủ giết Đoàn. Tác giả đã dành rất nhiều chương truyện để miêu tả cuộc "rượt đuổi" của Lê Phong với Mai Hương. Đó là những trang văn hay đầy kịch tính như là những thước phim hành động. Có lúc lại giống như cuộc săn đuổi của Mỵ Châu - Trọng Thu từ vết lông ngỗng xa xưa. Câu chuyện còn hấp dẫn thú vị bởi nhiều yếu tố bất ngờ khác, thí dụ nhân vật tôi thấy đôi dép của Mai Hương hở ra, tưởng là bắt được cô nhưng hoá ra thì chỉ còn lại là đôi dép, không biết Mai Hương tráo kim tiêm thuốc độc từ lúc nào để cứu được Lê Phong... Tác phẩm không chỉ có điều tra, xét hỏi khô cứng như một số truyện trinh thám của các nhà văn khác, mà lồng vào đó còn là câu chuyện về tình bạn, tình yêu, sự quả cảm của con người. Đan xen vào đó là giọng đa chiều: Khi thì trang trọng khi nói về vụ án, khi thì hài hước, khi thì châm biếm... làm nên vẻ đẹp riêng độc đáo cho tác phẩm.

Vàng và máu đã chứng tỏ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác giả. Thế Lữ khéo đặt cốt truyện vào giữa một nơi rùng rú sâu thẳm khiến người đọc tưởng tượng như đứng trước một cảnh vĩ đại, thâm u. Tác giả đã kể lại những câu chuyện, những lời đồn đại về núi Văn Dú và hang thần mà người dân sống quanh đó cho biết. Trước hết, cái tên núi Văn Dú đã gợi cho người

nghe hoặc người đọc một cảm giác là lạ, ơn ớn, nhưng cũng khơi gợi trí tò mò của độc giả. Trên đỉnh núi: "có người thấy rằng thường trông thấy những hình bóng kỳ dị [33; 32]. Còn trước cửa hang "Người thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ các thứ rắn rết". Những người già cả trong làng thì cho rằng: "Hang thần hoá thiêng là vì trong đó chôn cất không biết bao nhiêu thây của quân giặc khách. Bọn giặc này sang tàn phá nước Nam khi trước bị quân ta đuổi riết, túng thế ẩn vào Văn Dú rồi bị hãm chết đói trong hang. Từ đời cha ông họ, những người dân cày cấy gần hang, mỗi khi sụt sùi mưa gió thì nghe thấy "Văng vẳng như có tiếng khóc thảm thiết lẫn với tiếng cười gằn". Có một thời muốn phòng tai nạn, người ta đặt tế lễ thần Văn Dú hàng năm "vật hi sinh là một người con gái đẹp. Tiếng oan khóc của cha mẹ những người gái trinh bị giết quăng xuống suối nghe bi thảm" [34; 32].

Nghe những câu tả Văn Dú như trên, độc giả ắt sẽ hoang mang không còn biết rõ thực hư như thế nào cả. Nhiều người sẽ có tâm trạng tin tưởng như người Thổ ở đó. Nhưng cũng có độc giả cho rằng những người Thổ đã sợ hãi một cách vô lí, lòng thành kính và e dè của họ đối với núi Văn Dú chỉ là sự mê tín, dị đoan của những kẻ tâm hồn còn quá ngây thơ, chất phác. Từ màn sương mờ ảo, hư thực xung quanh những câu chuyện đó, tác giả dẫn người đọc vào câu chuyện hai người đàn ông Thổ từ miền bản Đông thuộc châu Kao Lâm đến hang Văn Dú tìm vàng, rồi câu chuyện ông châu Nga Lộc cùng năm thuộc hạ vào hang tìm vàng. Đến hang thần Văn Dú, họ đã gặp những cảnh tượng quái gở kinh hoàng: những xác chết ở ngoài cửa vào hang thần Văn Dú. Đi theo quan châu Nga Lộc tới núi Văn Dú, vào hang thần, rồi tiếp xúc với ông ta sau vụ đi tìm kho vàng ấy, tất cả sự tò mò của độc giả đều được tác giả và qua những lời nhận xét của quan châu giải đáp thoả mãn hoàn toàn. Quan châu và các thuộc hạ trung thành của ông lấy được kho báu là nhờ có trí thông minh và tài suy luận của quan châu, chứ không phải do thần linh ma qu nào cả.

Bằng cách kể chuyện theo một lối riêng, với những tình tiết, những yếu tố gây tò mò, tạo cảm giác mạnh đều được đặt trong một thứ tự xuất hiện hợp lí. Các sự kiện được sắp đặt một cách tự nhiên tạo sự bất ngờ, bí mật cho câu chuyện. Với tài kể chuyện của tác giả, đã đạt hiệu quả lớn trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.

3.2.2. Nghệ thuật tả

Miêu tả là hoạt động sáng tạo có từ lâu đời trong lịch sử nghệ thuật, nhờ miêu tả người nghệ sĩ đã tạo ra một thế giới hiện thực thứ hai trong nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có sở trường miêu tả riêng, góp phần hình thành nên phong cách của mình. Từ những truyện kinh dị của Thế Lữ, chúng ta đã làm quen với sở trường miêu tả thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, sinh hoạt miền núi. Đến với những truyện trinh thám của ông, người đọc tiếp tục được thưởng thức nhiều bức tranh tả cảnh, tả người. Qua đó, thấy được tài năng của nhà văn ở nhiều phạm vi hiện thực trong việc khắc hoạ chân dung, tính cách nhân vật, và tài năng trinh thám của thám tử.

3.3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh

Trong truyện trinh thám của Thế Lữ, nghệ thuật tả cảnh là một nét đặc sắc, một nội dung thành công đã được Thế Lữ dụng công rất nhiều vào những trang miêu tả để tái hiện và làm nổi bật yếu tố trinh thám đặc sắc. Bằng trí tưởng tượng, khả năng quan sát tuyệt vời, Thế Lữ đã viết lên những trang miêu tả cảnh thiên nhiên, sự vật, con người hấp dẫn, gây ấn tượng.

Cũng như trong thơ, nhiều trang văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ được tác giả khắc hoạ cảnh trí thiên nhiên khá hấp dẫn. Hình ảnh thiên nhiên trong văn chương của Thế Lữ là sự giao cảm nhịp nhàng đằm thắm, giàu chất trữ tình, thi vị giữa âm thanh, đường nét và màu sắc. Ông như đang làm thơ, vẽ tranh, tấu nhạc trên những trang văn. Thế Lữ vừa nhìn từ xa, để tầm mắt bao quát toàn bộ khung cảnh, vừa nhìn gần, để thấy được những chi tiết cụ thể,

sinh động muôn vẻ của tạo vật đang hoạt động và biến chuyển. Điều đó cho thấy trí tưởng tượng và liên tưởng phong phú của nhà văn.

Trong Vàng và máu thiên nhiên được miêu tả vắng vẻ, hoang sơ, đầy bí ẩn, là nơi rừng thiêng nước độc. Đứng trước thiên nhiên đó con người bị choáng ngợp, phải rùng mình khiếp sợ. Đó là cảnh núi Văn Dú nơi diễn ra câu chuyện sừng sững giữa trời "Trông đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một vùng phong cảnh hoang vu... Những buổi hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày ủ dột âm u, Văn Dú lại hiện ra một vẻ riêng oai linh và màu nhiệm" [31; 32]. Đối với núi Văn Dú, người dân Thổ ở đây không chỉ có lòng kính cẩn mà còn sợ hãi nó như một con vật có tri giác, có quyền phép làm hại người. Có ai đó nói tới Văn Dú là như nói tới một sự gở lạ. Họ chỉ gọi đến tên quả núi trong khi tức giận nhau mà chửi rủa hay những khi thề thốt.

Bên cạnh miêu tả núi Văn Dú, tác giả còn tái hiện cảnh hang thần nơi bọn Tầu để của. Đó là một cái hang lớn, nơi chứa những tai hoạ ghê gớm cho người Thổ: "Hang thần trông cũng không to: bề cao bằng nửa cây gạo già mọc trước cửa. Miệng hang loe ra như cái miệng hũ. Phía trên có chỗ toác ra như môi rách, phía dưới có hai tảng đá dài và nhọn đâm lên ở hai bên mép như hai cái nanh. Trông vào trong hang càng xa càng rộng, càng đen tối thêm, thăm thẳm sâu, vô cùng tận. Trên cửa hang chi chít các giống thảo mộc kỳ dị lấp lánh vì nước mưa phùn mới rửa. Từ trong kẽ đá, bò ra những khúc cây tròn và mốc, bám chặt vào miệng hang..." [38; 32]. Có thể nói hang thần được tác giả miêu tả giống như một con quái vật hung ác, s n sàng cướp đi tính mạng của những người đến gần nó bất cứ lúc nào. Chính vẻ hoang sơ, kỳ dị của hang thần đã khiến cho hai người Thổ hoang mang và sợ hãi đến cùng cực. Trong hang thần còn có một cái hang nhỏ: "Hang này cách đất độ bốn, năm thước, cửa hang to bằng một cái nong. Không thể biết hang nông hay

sâu: Trông vào thì thấy mù mịt đen, và phảng phất như có khói..., càng vào sâu thì khí lạnh càng thấm thía. Một thứ gió lan đi rất chậm, từ chỗ đen tối cùng cực đưa ra..." [95; 32]. Cảnh vật trong hang thần có lúc đã lay động sự can đảm của quan châu Nga Lộc và mấy người thuộc hạ. Ông ngờ rằng trong hang núi có một sức kín nó làm cho tâm trí ông mê mẩn. Nhưng sau cùng ông vững tâm hơn, bảo mọi người đi theo tiến về phía trước. Thế Lữ đã huy động mọi giác quan để miêu tả trong hang thần, nên đã gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Trong Vàng và máu, những đoạn tả cảnh Văn Dú, hang thần, những xác chết vừa có nét tinh tế của một cây bút hiện thực, vừa có sự miêu tả con mắt của một thi nhân, góp phần làm tăng ấn tượng nghệ thuật đối với người đọc về cái được miêu tả.

Trong quá trình miêu tả thiên nhiên, Thế Lữ còn đặc biệt chú ý mô tả những âm thanh tạo nên một không khí rờn rợn ghê người. Đó là tiếng khóc, tiếng cười phát ra từ hang Văn Dú mà dân cư cày cấy gần hang như nghe được "Mỗi khi sụt sùi mưa gió lại văng vẳng như có tiếng khóc thảm thiết lẫn với tiếng cười gằn; chốc chốc lại một cơn gió là là mặt đất chạy qua, cửa hang bỗng gầm rít lên một cách giận dữ" [34; 32]. Đặc biệt là âm thanh tiếng quạ nghe thê thảm. Âm thanh này được lặp lại khá nhiều lần: "Cái nhánh cây gạo chung quanh thỉnh thoảng lại đưa đẩy. Một đàn quạ đen sợ người không dám xuống, gọi nhau bằng những tiếng thê thảm lạnh lùng"; "Giọng thê thảm của mấy con quạ núi quen thuộc nơi hoang vắng vừa bay ngang trời vừa kêu". Đó còn là âm thanh phát ra từ trong hang mà người trai trẻ ở ngoài nghe thấy "chốc chốc lại có tiếng kêu "chít chít" nhỏ, với tiếng thì thầm lớn, tưởng như lời mỉa mai độc ác của yêu quái, ngồi xổm đang vừa ngáp, vừa bàn nhau" [43; 32].

Là một nhà văn hiện đại sớm ảnh hưởng văn hoá phương Tây, bên cạnh những trang văn miêu tả thiên nhiên hoang vắng, rùng rợn, Thế Lữ còn có những trang văn tuyệt bút miêu tả thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Đằng sau

mỗi bức tranh thiên nhiên của Thế Lữ như ẩn chứa bao điều bí mật, bất ngờ. Thiên nhiên được xem như là "phông nền" bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của nhân vật. Thiên nhiên trong Mai Hương và Lê Phong, mở đầu bằng một buổi sớm mai mùa thu dịu mát "Ánh mặt trời buổi sáng tươi cười gội xuống những chòm lá cây thu, tươi cười chiếu lên các mặt tường cao lộng lẫy, vuốt ve màu áo của những cô nhan sắc đi cạnh những cậu lịch sự, và soi lấp loáng những xe hơi tối tân đang đỗ ở trước Đông Dương đại học đường" [284; 33]. Khung cảnh đẹp, tấp nập, trang trọng ấy dường như đối lập, báo hiệu trước diễn biến số phận nghiệt ngã của một con người. Đó là bức tranh thiên nhiên buổi chiều dưới cái nhìn yêu mến của Lê Phong mang một vẻ đẹp ấm áp, tươi

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)