Môi trường sống thuở ấu thơ

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.3. Môi trường sống thuở ấu thơ

Đối với sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà văn, nhà thơ thì những kí ức của tuổi thơ, môi trường sống thời thơ ấu (gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hoá) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nhà phê bình Hoài Thanh có lần từng nói: "Người ta viết văn bằng ấn tượng lúc 5,7 tuổi". Điều này không riêng gì có ở một số nhà văn, nhà thơ, mà đi vào tìm hiểu Thế Lữ chúng tôi cũng thấy như vậy.

Thế Lữ sinh năm 1907, tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê bố ở Phù Đổng, quê mẹ ở Nam Định. Ngay từ nhỏ Thế Lữ đã phải sống trong hoàn cảnh gia đình ngang trái, con một bà mẹ không được gia đình nhà chồng công nhận, cậu bé Lễ từ nhỏ đã thấm thía những nỗi cay đắng của tình đời. Bố ông làm

sếp ở ga Lạng Sơn nên có một thời gian dài Thế Lữ sống ở Lạng Sơn. Ở đó cậu bé đã sống trong tâm trạng luôn phải dằn nén những tình cảm của mình với mẹ và cả với u (vợ chính thức của cha), vì bà không muốn cậu thương nhớ mẹ và cũng không thích cậu tỏ ra quí mến u. Vì thế, theo Thế Lữ kể lại: "Ở Lạng Sơn, tôi sống trong sợ hãi và thương nhớ" [47]. Trong truyện Gió ngàn của Thế Lữ, nhân vật cậu bé Nọng Mai, 12 tuổi nhưng quyến luyến yêu mến Ché Sao - cô gái người Thổ 16 tuổi, thường quan tâm chăm sóc cậu như chị em với một tình cảm khó tả. Điều đó cho thấy cậu bé luôn khao khát tình yêu thương, sự trìu mến của tình mẫu tử.

Kí ức Lạng Sơn không phai mờ của mười năm đầu đời đã trở thành một nhân tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Thế Lữ. Mảnh đất Lạng Sơn - nổi danh là đất ma thiêng, nước độc, với khung cảnh thiên nhiên huyền ảo và những câu chuyện rùng rợn do người thân kể đã tạo cho ông có trí tưởng tượng phong phú, kỳ lạ. Theo hồi ký của Thế Lữ được Xuân Diệu ghi lại, thì ngay từ nhỏ khi ở Lạng Sơn, Thế Lữ đã được tiếp xúc với những truyện ghê sợ: "Ngày còn bé, những khi ở với cha, lêu lổng, không ai ngăn giữ. Trong khi ấy tiếp xúc với thiên nhhiên, thì cái sợ nhiều hơn là cái đẹp. Rừng núi đầy vẻ bí mật. Chuyện người lớn kể cho nghe toàn những truyện ghê rợn: chuyện để của, chuyện thổ phỉ, chuyện ma cà rồng, ma gà; ông chú xem họ xử chém người ở bên kia biên giới, về kể làm tôi sợ" [16]. Điều này phần nào cũng có thể lí giải vì sao tác giả hay viết những truyện kinh dị với bối cảnh là không gian núi rừng với những châu Kao Lâm, những hang Văn Dú, hang thần (Vàng và máu), Hay Lũng Luông (Gió ngàn)... Nhân vật phần nhiều là những người Thổ, Mán, mụ Ké... với những cái tên hết sức lạ lẫm, với những trang phục, phong tục tập quán gợi lên sự khác lạ, bí ẩn... Trong thơ cũng vậy, hình ảnh thiên nhiên mây nước quạnh hiu, hoang dại: những rừng thiêng, bóng cả cây già, hùng vĩ nhưng thâm u; cả nhân vật con hổ chúa tể "oai linh

của rừng thẳm"... Cũng chính là thế giới luôn trở đi trở lại trong sáng tác của ông. Đó là dấu ấn của kí ức Lạng Sơn mà mười năm thơ dại đầu đời cậu bé sống với bao câu chuyện huyền bí của núi rừng. Rồi hiện thực cuộc sống xứ Lạng với những cuộc săn bắn thú dữ trong rừng, giết hổ, giết gấu, chuyện kể cảnh xử tử ghê rợn bên kia biên giới... Tất cả đọng lại trong trí óc non nớt của cậu bé giàu tưởng tượng biết bao nhiêu là câu chuyện hãi hùng, ghê rợn về rừng núi.

Có thể nói, những kí ức Lạng Sơn là chất liệu có thực của cuộc sống mà bản thân đã trải nghiệm, được Thế Lữ huyền thoại hoá, kinh dị hoá vào sáng tác của mình với một tư duy sáng tạo độc đáo, kết hợp với những yếu tố phương Tây mới lạ mà ông được tiếp cận trên ghế nhà trường Pháp - Việt.

Đến khi Thế Lữ về Hải Phòng sống với mẹ, mẹ ông hay kể cho ông nghe chuyện trong kinh thánh Abrahan dâng con mình cho Chúa, nên trong con người Thế Lữ có thêm một phần tính cách thần bí. Và có lẽ những năm tháng đẹp đẽ đó luôn là dấu ấn mang giá trị tinh thần đẹp nhất góp phần làm nên tư chất của một nhà văn, nhà nghệ sĩ tài hoa để sau này sáng tạo ra những truyện đậm yếu tố trinh thám nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Ngoài ra, bản thân Thế Lữ còn là một con người luôn phá bỏ những lề lối trói buộc: “Cái ý phá những lề lối trói buộc là nhất quán trong tôi; trước đây khi tôi viết truyện, tôi cũng muốn phá thói quen. Trong người mình chứa chất những tình cảm mạnh mẽ về yêu đương, nhưng đương thời đã có bao nhiêu người viết truyện tình rồi, mình còn viết làm gì nữa; cho nên tôi tìm kiếm về một phía khác, một mạch khác” [24]. Dường như ông luôn sợ sự nhàm chán của chính mình và sự nhàm chán của công chúng. Cho nên lúc nào ông cũng say sưa tìm kiếm, khám phá con đường riêng của mình để đi vào thế giới vô biên của nghệ thuật.

Như vậy, môi trường sống thời thơ ấu, những kí ức tuổi thơ là những vốn liếng đầu tiên không thể thiếu để nuôi dưỡng tâm hồn các nhà văn, nhà thơ. Những kí ức đó đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự hình thành thế giới nghệ thuật của họ. Với Thế Lữ, những kí ức tuổi thơ là nguồn nguyên liệu phong phú giúp ông xây dựng thành công "lâu đài truyện trinh thám".

CHƢƠNG 2

CỐT TRUYỆN VÀ MÔ TÍP HÌNH TƢỢNG TRONG TRUYỆN TRINH THÁM CỦA THẾ LỮ

TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 2.1. Kiểu cốt truyện

Một tác phẩm văn học là một công trình thẩm m bao gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố hợp thành. Sự thành công của một cuốn truyện không phải chỉ cần có những sự kiện ly kỳ, những tình huống gay cấn, những bức tranh thiên nhiên đẹp gợi cảm mà cần có cốt truyện hấp dẫn.

Theo T điển văn học (bộ mới, 2004): “Cốt truyện là thuật ngữ chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”. Còn theo T điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, 2000): “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm”. Các ý kiến trên đều cho thấy, cốt truyện chính là diễn biến của hành động và các sự kiện nhằm biểu đạt những giá trị tư tưởng của nhà văn.

Trong truyện trinh thám, cốt truyện giữ một vai trò quan trọng. Nhà văn sắp xếp các tình tiết, sự kiện để giữ bí mật của tội phạm cho đến cùng, tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn ở trong trạng thái căng thẳng, có hứng thú cùng với thám tử tham gia vào trò chơi trí tuệ. Tuy nhiên, nằm trong dòng chảy chung của nền văn học có nhiều đổi mới, cốt truyện của truyện trinh thám Thế Lữ, bên cạnh những đặc điểm truyền thống, đã có nhiều điểm được cách tân cho phù hợp với tâm lý tiếp nhận của độc giả lúc bấy giờ. Cốt truyện của Thế Lữ ít khi đi theo mạch thẳng mà thường bị chi phối bởi ý đồ sắp xếp chi tiết, lựa chọn tình huống, diễn biến tâm lí của nhân vật. Cốt truyện không

đơn thuần nhằm kể việc mà tuôn theo ý đồ tạo ra nỗi ngạc nhiên, nỗi kinh hoàng hoặc niềm mong đợi nóng ruột cái bí mật được khám phá.

Truyện trinh thám dù cổ điển hay hiện đại bao giờ cũng chứa đựng một hạt nhân bí ẩn, một câu đố treo lơ lửng. Vụ án bắt đầu ở phần mở đầu, là câu đố mà toàn bộ diễn tiến còn lại phải là tiến trình giải đố, người truy tìm lời giải đáp cho toàn bộ câu chuyện thông thường là vị thám tử tài năng. Một cuốn trinh thám hấp dẫn ngoài phần trình bày quá trình gỡ rối vụ án còn có khả năng đánh lừa, tức là luôn luôn xuất hiện những cái bẫy như là thử thách đối với thám tử. Thông thường, câu chuyện vụ án có một hoặc một vài kẻ sát nhân nhưng đối tượng tình nghi quá nhiều, nhiều dấu hiệu đánh lạc hướng và tội ác được thực hiện một cách hoàn hảo. Tuy cốt truyện trinh thám có vẻ rắc rối với vô số chi tiết phức tạp nhưng bao giờ cũng sáng rõ về cuối, các tình tiết luôn tuôn thủ theo tính lôgíc, các chi tiết, hành động được tổ chức chặt chẽ, tinh vi để đi đến một kết cục rõ ràng, không có nhiều tầng ý nghĩa. Bản thân một cốt truyện trinh thám đã thu hút ở quá trình của nó, sự kết hợp yếu tố kinh dị càng tăng nét hấp dẫn của câu chuyện.

2.1.1. Bí ẩn tội ác

Bí ẩn tội ác (thường là vụ án mạng) là đề tài hấp dẫn và phổ biến nhất của truyện trinh thám. Thế Lữ cũng như các nhà văn trinh thám khác, không thể thoát khỏi lực hút của kiểu cốt truyện này. Nếu như trong truyện kinh dị của Thế Lữ bí ẩn xuất hiện ở cuối truyện, thì ở truyện trinh thám bí ẩn xuất hiện ngay ở phần đầu truyện, nó thách thức lối tư duy theo thói quen và chỉ được giải mã bằng một bộ óc siêu việt có khả năng chỉ ra lôgic của sự việc từ những điều tưởng rời rạc và không quan trọng. Một số truyện trinh thám của Thế Lữ như Lê Phong phóng viên, Gói thuốc lá, Đòn hẹn, Những nét chữ...,

cốt truyện giống như một bài toán đố đặt ra cho óc quan sát và khiếu suy luận. Mở đầu là một vụ án mạng với một ít dữ kiện, những dữ kiện tầm thường chỉ

cốt để làm lạc hướng những tay điều tra tồi. Cuộc tìm xét càng ngày càng đi vào những hướng tối tăm, tưởng như bế tắc, thì tay tài tử xuất hiện, tự tìm lấy một vài dữ kiện khác, giải thích một cách cao hơn, rồi sắp đặt như quân cờ ở dưới tay mình cho hung thủ (người không ai ngờ đến) sa lưới, và "cười vào mũi" ông thanh tra nhà nước, tức mình nhưng mà khâm phục. Như vậy, mọi bí mật đều được phanh phui nhờ vào tài quan sát, phán đoán tâm lý nhân vật, những giả thuyết lập luận chặt chẽ của nhà thám tử nghiệp dư chứ không phải những thanh tra nhà nước, cảnh sát chuyên nghiệp. Cuối cùng hung thủ phải lộ mặt đúng như tiên đoán của nhân vật thám tử tài ba Lê Phong.

Gói thuốc lá là một truyện trinh thám khá nổi tiếng của Thế Lữ. Tác giả xây dựng cốt truyện là một vụ án mang mô hình của một vụ án hình sự có nạn nhân, kẻ gây án và người điều tra để phá án. Ở đây, Thế Lữ đã tạo ra loại đề tài bí n trong căn phòng hoá ín xuyên suốt câu chuyện. Tác phẩm kể về một vụ án giết người bí ẩn và quá trình truy tìm hung thủ.

Toàn bộ cốt truyện xoay quanh cái chết bất ngờ bí hiểm lúc nửa đêm của nhân vật Đường, trong căn phòng đóng kín chỉ có một mình anh ta khi các bạn xem chớp bóng về tiếp tục đi chơi. Người đọc bắt đầu hồi hộp, đặt câu hỏi ai là người giết Đường và giết để làm gì Tác giả sử dụng k thuật “tung hoả mù” gây nhiễu thông tin để khiến người đọc cũng bị cuốn vào việc điều tra phá án của thám tử. Đối tượng bị tình nghi với nhiều bằng chứng quá hiển nhiên: Trước khi Đường chết có gửi một bức thư cho Lê Phong. Trong thư, Đường cầu cứu Lê Phong giúp anh ta vì sợ Nông n Tăng trả thù do mối thù ngày xưa để lại, con dao của người Thổ đâm trên ngực Đường, bên cạnh tấm thiếp cũng có tên người Thổ - Nông An Tăng.

Như vậy, với một chuỗi chứng cứ hiển nhiên thì ai cũng nghĩ kẻ giết chết Đường là Nông n Tăng, nhưng tác giả đặt tiếp cốt truyện dưới con mắt tài ba của nhà trinh thám Lê Phong. Lê Phong đã lập ra một kế hoạch hành

động có sự giúp sức của Mai Hương và một số người tin cậy. Thám tử tìm hiểu những bức thư của Đường và mối quan hệ của anh với Nông n Tăng, giải mã những chữ khó hiểu X. .E.X.I.G trong tấm danh thiếp..., từ đó tìm ra hung thủ giết người là Đinh Võ Thạc - một người bạn thân ở cùng với Đường, nhằm chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng.

Với cốt truyện trinh thám mang dáng dấp một vụ án hình sự, hung thủ gây án là Đinh Võ Thạc, một người có mối quan hệ rất thân thiết, thậm chí là người bạn tri k , tâm giao với nạn nhân, hắn có vẻ ngoài rất đáng tin cậy được nhiều người quý mến, đối lập hoàn toàn với sự vô nhân tính, tàn bạo bên trong. Hiện trường vụ án giả được tạo ra một cách đầy tinh vi, có tính toán k lưỡng. Hắn cùng với người em song sinh Đinh Võ Tạc đã lập kế hoạch giết Đường. Thám tử Lê Phong đã dàn dựng một màn kịch có tang chứng vật chứng cụ thể (xác chết của nạn nhân), dùng “giọng mũi” giả vờ là giọng nói của xác chết sống lại, khiến hung thủ hoảng sợ đến mức tự tử, đây cũng là một “mánh lới” k thuật độc đáo của Thế Lữ, tạo yếu tố bất ngờ cho cốt truyện. Có thể nói, khi xây dựng cốt truyện Thế Lữ đã ảnh hưởng từ Năm h nh mẫu truyện trinh thám của Poe, với hình mẫu trong truyện Mi cũng là m t con người, nhưng tác giả đã có sự sáng tạo độc đáo, sau này được nhiều nhà văn viết truyện trinh thám học tập.

Trong truyện Gói thuốc lá, vấn đề tội ác bí ẩn được Thế Lữ nêu lên như "một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên"; "không thể triệt khử được như bản năng phá hoại vốn sinh thành ra nó" [11]. Động cơ gây án của Thạc được lý giải khá rõ ràng: ý đồ chiếm đoạt tiền bạc (Thạc biết rõ việc Đường trúng xổ số độc đắc). Đi sâu vào khai thác một trong những yếu tố cơ bản cấu thành truyện trinh thám, Thế Lữ có xu hướng "khai thác những vấn đề bất ổn của nhân cách bản năng" [11], và cho thấy phần nào bóng tối của bức tranh nhân tính.

Những nét chữ là truyện ngắn có cốt truyện rất hấp dẫn. Tác phẩm không trực tiếp vào đề bằng một vụ án giật gân, nhưng bí ẩn của vụ án mạng

về cái chết của một cô gái tên Tuyết Mai chết cách đó ba năm đã trở thành sự kiện quan trọng tạo nên cốt truyện cho tác phẩm. Khác với Gói thuốc lá, bí ẩn tội ác ở đây không xuất hiện công khai trước đám đông, trên báo chí mà bí mật ở ngay chính nạn nhân. Đúng hơn tội ác mà câu chuyện đề cập đến ít màu sắc hình sự mà đậm màu sắc bi kịch cá nhân.

Mở đầu truyện Những nét chữ là bức thư của một người không quen, nét chữ phụ nữ, ký tên Kiều nh gửi đến tán tụng và gần như tỏ tình với Lê Phong, nhà trinh thám nổi danh. Trong khi bạn bè mừng khen anh tốt duyên thì Lê Phong đã đoán ra được đó là một bức thư của một người đàn ông giả gái. Hai ngày sau, có một thanh niên đến toà soạn xin gặp Lê Phong, nhờ tìm ra manh mối về cái chết của người em gái chết cách đó 3 năm.

Khi bí mật về cái chết của Tuyết Mai được Lê Phong khám phá có nguyên do từ Đỗ Lăng, bạn của Đào Đăng Khương (anh của Mai). Cô chơi thân và tâm sự nhiều chuyện với Lăng, trong đó có cả việc cô từng tham gia hội kín với các bạn gái, sau thấy không hợp Mai xin ra khỏi hội và hội đó cũng tan rã. Nhưng Mai luôn bị ám ảnh bởi những truyện trả thù trên sách báo nên cô thường xuyên lo sợ. Mỗi lần như thế Đỗ Lăng lại tìm cách giải thích,

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)