8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Cách giải mã độc đáo
Thế Lữ là một trong những cây bút viết truyện trinh thám nổi tiếng của Việt Nam đầu thế k XX đã chịu ảnh hưởng sâu sắc k thuật viết truyện trinh thám của Edgar Poe, trong đó có k thuật "giải mật mã". Trong loạt tác phẩm trinh thám, k thuật này được Thế Lữ vận dụng một cách sáng tạo và Việt hoá cho phù hợp với độc giả người Việt.
Trong truyện trinh thám của Thế Lữ, cách giải thích của ông rất khoa học, điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình khẳng định. Hoài Việt trong bài Thế Lữ như tôi biết có viết: "Cần nhấn mạnh rằng Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mơ mộng nhưng lại tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học [56]. Trong cuốn Chân dung văn học Hoài nh khẳng định: "truyện trinh thám của ông có sự kết hợp giữa kịch tính và chất thơ, giữa ly kỳ rùng rợn và lý giải khoa học, điều này cũng khiến ông gần với Edgar Poe" [3]. Quả thật đúng như nhận định của các nhà nghiên cứu, khi đi vào tìm hiểu cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ, chúng tôi thấy hầu hết trong các truyện trinh thám của ông, tác giả luôn đưa người đọc đi từ hồi hộp này đến hồi hộp khác, thẳng một mạch cho đến khi vén màn bí mật. Tư duy lôgic kết hợp với cách giải thích khoa học đã khiến cho các vụ án trong truyện trinh thám của ông lúc đầu tưởng như mơ hồ, khó hiểu, nhưng sau được giải thích rõ ràng, hợp tình hợp lý khiến người đọc phải hoàn toàn thán phục và thích thú.
Về bản chất, truyện trinh thám hướng tới việc làm sáng tỏ "bí ẩn" đặt ra ở phần đầu truyện. Cách thức khám phá một vụ án cũng giống cách người ta "giải một ô chữ", đòi hỏi rất nhiều năng lực trí tuệ. Nhiệm vụ của nhà văn viết truyện trinh thám là lựa chọn và trình bày trước độc giả cách "giải ô chữ" hiệu quả và thuyết phục nhất, thông qua một "cầu nối" đặc biệt quan trọng - nhà thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư). Trong truyện trinh thám của Thế Lữ, đó chính là "anh tài trí tuệ" Lê Phong, người sở hữu năng lực đặc biệt:
quan sát tinh tường, phân tích sắc sảo, phán đoán chính xác, tìm ra được mối liên hệ giữa những "mắt xích" ở rất xa nhau trong "một dây xích lớn".