Xu hướng tiếp nhận chung của thời đại

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.1.Xu hướng tiếp nhận chung của thời đại

Từ những năm 1920, sau chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Vì vậy, yêu cầu đổi mới nền văn học nước nhà để bắt kịp các nước trên thế giới đã trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết. Trên hành trình tìm kiếm đổi mới đó, Tự lực văn đoàn - một hàn lâm văn học sang trọng, phát ngôn cho mọi chuẩn mực giá trị văn học được công chúng xa gần thừa nhận đã ra đời với tôn chỉ Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam để xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng. Văn đoàn đã quy tụ được rộng rãi tinh hoa văn nghệ trong cả nước và có ảnh hưởng sâu rộng đến tầng lớp thanh niên trí thức thời ấy. Cùng với hệ thống giáo dục nhà trường Pháp - Việt, một trong những kênh tiếp nhận văn học Pháp nói riêng và phương Tây nói chung, các nhà tân học đã sớm tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn minh công nghiệp, mà tiêu biểu là văn hoá Pháp.

Việc học kĩ, hiểu sâu văn học Pháp và văn học thế giới có tác dụng thực tế góp phần quan trọng trong việc đổi mới, hiện đại hoá văn chương Việt Nam. Có thể thấy ảnh hưởng của trào lưu đó nhất quán trong nhiều trí thức, học giả, tác giả cùng thời từ Nam chí Bắc. Trong tiểu thuyết đầu tiên viết theo kĩ thuật phương Tây: Truyện Thầy Lazazô Phi n (1887), tác giả P.J.B. Nguyễn Trọng Quản đã nói mục đích sáng tác của mình là thực hiện niềm mơ ước "làm cho dân tộc các xứ biết rằng người n Nam sánh trí, sánh tài thì cũng chẳng thua ai" [35], Phạm Quỳnh lại chủ trương "đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng, lấy tinh thần văn hoá Âu Tây để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết". Nguyễn Giang một nhà thơ từng đỗ tú tài Tây, chủ trương Dịch văn thư xã, nhằm đem tiếng Việt: "Cái tiếng của một nước càng nhập được nhiều giọng, nhiều điệu thì một ngày nó càng mềm mại và phong phú thêm lên" [35]. Khái Hưng thì tha thiết: "Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông, để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu" [22].

Như vậy, có thể nói không còn là ý thức của một cá nhân, mà là xu hướng tiếp nhận, đổi mới chung của cả một thời đại. Cách tiếp nhận có hai hướng khác nhau: một là bỏ hẳn cái cũ, học theo cái mới; hai là tổng hợp văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Con đường này ngay từ bước đầu đã được thế hệ tiên phong nhận thức một cách đúng đắn: không cắt đứt quá khứ mà chỉ tiếp nhận bồi bổ thêm, làm giàu đẹp thêm cho bản sắc vốn có của dân tộc. Lịch sử đã đặt lên vai họ một trọng trách thiêng liêng, và đó là một lựa chọn hết sức đúng đắn. Thế Lữ chính là một trong những nhà văn rất ý thức, chủ động trong sự kết hợp ấy.

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 33)