Quan điểm tiếp nhận văn học phương Tây

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.2. Quan điểm tiếp nhận văn học phương Tây

Có thể nói Thế Lữ là một trong những nhà tân học đầu thế kỉ XX đã sớm tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây, tiêu biểu là văn hoá Pháp. Ông

từng tâm niệm "Làm sao cho văn học ta không kém gì Âu châu". Ngay từ những năm 1929 - 1930, khi còn là sinh viên trường M thuật, Thế Lữ đã cùng với một số bạn bè như Vũ Đình Liên, Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung, Ngô Bích San... tổ chức một "Salon" văn chương nhỏ, mục đích chuyên thảo luận về sự đổi mới văn học, nghệ thuật để theo kịp đà phát triển các nước. Thế Lữ cùng các văn sĩ trong "Salon" văn học đã tập viết văn quốc ngữ, dịch một số tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp ra tiếng Việt. Với ý thức chủ động tiếp nhận để sáng tạo nền quốc văn mới, Thế Lữ khẳng định mục đích sáng tác của mình: "Tôi muốn viết văn, viết báo để ta cùng “mở mày mở mặt”: Pháp họ có nhà văn thì mình cũng có nhà văn. Họ làm báo, viết văn, thì ta cũng làm được [56]. Cùng với thơ ca, Thế Lữ đã tích cực thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hoạt động sôi nổi nhất là báo chí. Công việc dịch thuật cũng có ảnh hưởng nhất định đến văn xuôi của Thế Lữ đặc biệt là kết cấu tác phẩm, cấu trúc câu văn... Ông sáng tác truyện lạ kiểu “E. .Poe” và truyện trinh thám. Lê Phong phóng viên chính là cuốn sách viết theo yêu cầu của báo. Nó đề cập đức tính cần có của người phóng viên: xông xáo đến tận cùng nơi người ta khoá trái sự thật để phanh phui chân lý. Cộng thêm chủ trương của Tự lực văn đoàn lúc ấy là kêu gọi thanh niên bài trừ óc mê tín dị đoan, luyện óc khoa học, chống phong trào tiểu thuyết thần bí hoang đường. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến mục đích kinh tế: do báo Phong hoá đang bị ế, ông chủ bút Nhất Linh đã giục Thế Lữ viết. Nắm bắt được thị hiếu của độc giả đương thời, ông đã cho ra đời hàng loạt truyện trinh thám và kinh dị với óc quan sát và phân tích lôgic sắc bén, giàu trí tưởng tượng mới lạ của phương Tây, nhưng vẫn đặt nó trong bối cảnh gần gũi của đất nước và cảm nhận quen thuộc của người dân Việt. Nhờ vậy, tác phẩm của ông đã được độc giả thích thú đón nhận.

Thế Lữ lúc sinh thời đã thích đọc đủ loại sách trinh thám chọn lọc. Ngoài Edgar Poe, Conan Doyle, ông còn đọc tác phẩm của Maurice Leblanc

nhà viết truyện trinh thám Pháp (cùng thời với Conan Doyle ở nh), nổi tiếng với loạt truyện nhân vật chính là tên trộm quý tộc hào hiệp Arsene Lupin, được công chúng ở các nước dùng tiếng Pháp yêu thích không kém gì Sherlock Holmes ở các nước nói tiếng nh đầu thế kỉ XX. Thế Lữ cũng rất yêu thích những truyện của gatha Christie - nữ văn sĩ người nh. Bà đã sống ở Pari từ năm 15 tuổi, từng chịu ảnh hưởng sâu sắc Edgar Poe và Conan Doyle, với hai nhân vật thám tử nổi tiếng Hoecull Porót và Bà Marple (Miss Marple). Christie được coi là Nữ hoàng trinh thám, và là một trong những nhà văn quan trọng và sáng tạo nhất của thể loại này. Ông còn say mê nghiền ngẫm các loại tư liệu hình sự, tài liệu dạy cách điều tra khám phá bí mật của các cơ quan cảnh sát, toà án... Đam mê này chính là một trong những điều kiện quan trọng để Thế Lữ là một trong những người mở đầu thể loại truyện trinh thám sau này.

Có thể nói, đến Thế Lữ truyện trinh thám đã có một bước phát triển mới, được khẳng định như một thể loại văn học riêng và là sự tổng hợp Đông - Tây thú vị, từ sự gặp gỡ và tiếp nhận sáng tạo văn học phương Tây.

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)