Giải mã ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.1.Giải mã ngôn ngữ

Sự hấp dẫn trong truyện trinh thám của Thế Lữ thể hiện ở sự giải mã các ký hiệu ngôn ngữ, để đi đến hồi kết thúc của mỗi vụ án. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Kim Oanh: Những nét chữ, Mai Hương và Lê Phong, Gói thuốc , Vàng và máu, đều sử dụng môtip giải mật mã là những hàng chữ, con số bí ẩn của Con cánh cam vàng. Trong kiệt tác này, Edgar Poe đã để cho nhà côn trùng học William Legrand đọc được những kí tự mật mã trên một miếng da, sau khi vô tình hơ trên lửa. Đầu tiên, Legrand xác định đây là tiếng nh, tiếp theo anh thống kê những chữ có tần số xuất hiện nhiều nhất và thấp nhất. Có được bảng thống kê rồi, anh đặt giả thuyết "số 8" tương ứng với chữ "e", dấu chấm phẩy(;) thay cho "t", "4" thay cho "h"... Sau nhiều lần thử nghiệm, Legrand đã tìm được chữ đầu tiên và cứ thế, anh thay chỗ của các con số, dịch các chữ đã biết, thay các mã số chưa biết..., cuối cùng có được bản đồ kho báu. Cách giải mã này phức tạp hơn nhiều và chỉ áp dụng cho tiếng Anh, không thể đem y nguyên vào truyện viết cho độc giả Việt Nam. Cũng không thể truyện nào cũng giải mã theo một kiểu như nhau sẽ gây nhàm chán, không thu hút được sự tò mò, hồi hộp, đón đợi, suy đoán của độc giả. Do đó, ở mỗi truyện Thế Lữ đều có những đổi mới sáng tạo độc đáo, dựa trên đặc điểm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt và cách chơi chữ quen thuộc của người Việt.

Những nét chữ là truyện tiêu biểu cho kiểu giải mật mã bằng ngôn ngữ. Để tìm ra nguyên nhân cái chết bí ẩn của Tuyết Mai, Lê Phong đã tìm hiểu tất cả nhật ký, thư từ của cô, cả những bài báo cô đang xem dở. Cuối cùng mấu chốt ở một bức thư, nội dung là một bài thơ lục bát với nhan đề:

Chơi n i cảm tác

Lòng đau - khôn chép - hôn ghi đư c lời Quyết tâm ai mảng quên ai

Để ai v i t nh giấc mai mơ màng Gió sầu như g i bên ngàn

Tơ lòng chán nản phiếm đàn tử sinh Chữ t nh ơi hỡi chữ t nh

Lẻ loi còn biết phận m nh đáng thương D ng chân ngó đến con đường Xa xôi dưới lối t nh trường mà ghê

Chính những câu thơ "tầm thường" ấy đã làm cho một người thiếu nữ sợ hãi đến mức phải tự tử. Lê Phong đã nghiền ngẫm và tinh ý phát hiện những dấu hiệu khác thường trong từng nét chữ của bài thơ bí ẩn và kết luận: có những tiếng không cách xa nhau bằng nét chì dọc và những tiếng cách xa nhau bởi một nét chì dọc "nhìn kĩ thì tôi thấy chữ g ở tiếng lòng "Tơ lòng chán nản phiếm đàn tử sinh" có một nét kéo dài ra khác hẳn với chữ g khác. Chữ i trong tiếng xôi "Xa xôi dưới lối t nh trường", chữ h trong tiếng "t nh" "Để ai v i t nh", chữ u trong tiếng sầu, đều cùng kéo dài nét đuôi ra chữ g

nọ...".

Với biệt tài suy đoán, Lê Phong đã phát hiện nguyên nhân cái chết oan ức của cô gái đáng thương qua cách giải mã "chìa khoá" bài thơ định mệnh

Chơi n i cảm tác bằng cách nói lái. Nói lái là kiểu chơi chữ thú vị của người Việt Nam, được nhiều người ưa thích. Tiếng Việt có ba cách nói lái thông thường đối với các từ hai âm tiết: (1) đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh, (2) đổi toàn bộ, (3) đổi dấu thanh. Ví dụ như tên Thứ Lễ được tác giả nói lái thành Thế Lữ theo cách thứ 1. Lê Phong đã ghép các cụm chữ đôi khác thường trong 10 dòng thơ lục bát và đọc lái theo kiểu riêng: ghép phụ âm đầu tiếng thứ hai với vần tiếng thứ nhất : tảng đá = đảng, khôn chép = khép, quyết

tâm = tuyết, ai mảng = mai, vội tỉnh = t i, gội bên = b i, nản phím = phản, tử sinh = xử, chữ tình = tử, loi còn = coi, dừng chân = ch ng, ngó đến = đó, xa xôi = xa, dưới lối = lưới. Ghép các chữ đó lại thành một câu rõ rệt: Đảng hép Tuyết Mai t i b i phản, xử tử, coi ch ng đó. Sa lưới, khiến cho Tuyết Mai, người từng tham gia hội kín, biết rõ chìa khoá mật mã của những từ trong bài thơ ấy, suy sụp và đi đến chỗ tự tử. Người đọc phải thán phục trước sự phá án tài ba của thám tử Lê Phong. Hoàng Minh Châu phải phục tài người đặt thơ, vì "bài thơ bí ẩn, dưới cái mẹo chơi chữ thông thường, thoạt đọc lên ai cũng ngỡ của kẻ thất tình (...), hoá ra là "thơ trinh thám" của Thế Lữ" [11].

Khả năng giải mã các ký hiệu ngôn ngữ của Lê Phong còn thể hiện trong Gói thuốc lá. Đó không phải là sự sao chép nguyên mẫu hay lặp lại cách giải trong những truyện trước mà đơn giản đến bất ngờ. Truyện xoay quanh vụ án cái chết của nhân vật Đường với hiện trường "trên lưng một con dao cắm ngập tới chuôi, trong một khoảng máu đẫm sau áo", và một mảnh danh thiếp khổ lớn, úp mặt. Sau lưng cái danh thiếp có một hàng chữ hoa viết bằng bút chì: X. A. E. X. I. G. Trong khi những ông thanh tra mật thám của Sở liêm phóng còn đang loay hoay đi tìm đầu mối khám phá vụ án, thì với sự phán đoán tinh tế, khoa học, Lê Phong đã "giải mã" được những dòng chữ kỳ dị để tìm ra được hung thủ giết người và nguyên nhân dẫn đến vụ án. nh đã khám phá theo kiểu quy ước thứ tự tương đương giữa bảng chữ và bảng số. Lê Phong đã lý giải: "Những chữ cái ta tưởng là lời bí mật đó chỉ là những số dịch ra chữ cái: là 1, B là 2, C là 3... Tại sao tôi lại biết thế, chỉ vì tôi thấy trong đó có sáu chữ, trừ hai chữ giống nhau, còn những chữ khác không chữ nào theo thứ tự mà quá số mười. Tôi liền thử đổi lại chữ cái bằng chữ số xem thì đó là một hàng bốn chữ số 1597 và hai chữ X. Chữ X, nếu theo thứ tự sẽ là 23, nhưng nếu muốn dùng số 23 sao không viết chữ B, C Vậy chữ X là số vô danh, theo khoa toán Pháp ở đây, đó là một chữ có thể thay cho số 0. Tôi

ghép lại thử xem. Không ngờ thử mà thành ra thực X. . E. X. I. G tức là 015097, con số trúng số độc đắc trong kỳ số Đông Dương vừa rồi".

Như vậy, Lê Phong đã "giải mã" những chữ số kỳ dị một cách vô cùng đơn giản, ai cũng có thể biết mà không ngờ tới được, để tìm ra nguyên nhân của vụ án. Thạc muốn chiếm đoạt cái vé số độc đắc nên đã ra tay giết bạn thân của mình và khéo léo dàn cảnh để mọi người nghi ngờ người Thổ Nông n Tăng. Tiếc là chứng cứ quá hiển nhiên đến phi lý: không ai giết người mà để lại danh thiếp bao giờ. Cho nên hung thủ chỉ đánh lừa được nhà chức trách chứ không qua nổi mắt Lê Phong. Cuối cùng hung thủ Thạc đã phải nuốt thuốc độc chết ngay tại chỗ. Một vụ án thật ly kỳ, bí hiểm, nhiều bất ngờ và cuốn hút người đọc.

Trong Mai Hương và Lê Phong, cũng thể hiện một cách "giải mã" ngôn ngữ độc đáo. Nạn nhân Trần Thế Đoàn mua được của một người Thổ năm quyển sách quý từ ba năm về trước. Bề ngoài nó giống in như năm bộ "sách thực", nhưng chỉ khác đôi chút là những điểm câu, những nét thừa, là những dấu hiệu mà Đoàn và Lý Tuyết Loan đã tìm ra. "Sách ấy là một thứ sách viết, cũng chia ra từng mục, từng tiết nói về y lý, được tính ra linh thể, bệnh căn như mọi sách khảo cứu về môn học này. Nhưng trong các đoạn văn, thỉnh thoảng lại có một chữ viết thiếu nét, hoặc một lối chấm câu đánh lạc hướng, hoặc một chữ lối viết khác những chữ thường. Đoàn đánh dấu lấy các chữ lạ ấy, ghép riêng ra một chỗ rồi ghép từng câu, từng đoạn thành một bản di chúc chỉ dẫn lối chôn một kho của rất ở lớn thượng du". Tìm ra bí mật ở năm quyển sách đó cũng là tìm ra nguyên nhân vụ án bọn Lương Hữu giết Đoàn. Với cách giải mã các ký hiệu ngôn ngữ đã đem đến cho các truyện trinh thám của Thế Lữ một dáng vẻ riêng, lôi cuốn người đọc ở những bất ngờ, hợp lý, những suy luận thông minh và khoa học.

Có thể nói, mỗi vụ án trong truyện trinh thám của Thế Lữ là một bài toán đố đặt ra cho óc quan sát và khiếu suy luận. Tác giả thường lấy dữ kiện, giải mã dữ kiện bằng cách giải mã ngôn ngữ, rồi sắp đặt như quân cờ dưới tay mình để hung thủ sa lưới. Truyện trinh thám của Thế Lữ lôi cuốn người đọc ở những bất ngờ, hợp lý, những suy luận thông minh và khoa học. Bởi vậy, nên truyện của Thế Lữ ở thời kỳ này được độc giả đón nhận như một thể tài hết sức mới mẻ.

Vàng và máu là kiểu truyện kho báu bí mật - giải mật mã của Thế Lữ có sự giao thoa kiểu truyện vừa kinh dị vừa trinh thám phiêu lưu. Cái tài của Thế Lữ ở chỗ đã xây dựng được một cốt truyện gần gũi với Edgar Poe nhất nhưng cũng Việt Nam nhất, Vàng và máu miêu tả cuộc đi tìm vàng của quan châu Nga Lộc và đám thuộc hạ thân tín của ông trong núi Văn Dú. Núi Văn Dú có một cái hang lớn, trong hang có một kho báu của một người Tàu cất giấu từ đời Minh để lại. Ông quan Châu ở đây, để đối phó với hang Văn Dú, để tìm ra vàng bạc cất giấu, không dùng đến thầy mo cúng bái như lời dặn của người thổ Kao Lâm, không tin vào những phép yểm của người đọc chú. Ông sử dụng óc quy nạp, thu thập những tài liệu để dựng lại câu chuyện, óc suy diễn để giải thích hiện tượng. Cái màn bí mật ấy nằm trong mẩu giấy nhỏ trong tay lão già. Là người học sâu biết rộng và có đầu óc phán đoán, quan Châu đã tìm cách đọc hiểu và giải mã được điều bí hiểm trong tờ giấy. "Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hang vào trăm chân, rồi mày đo trở lên ba tay thì sẽ thấy chữ tên của mày là Thạch. Đào từ chữ Thạch xuống sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá hình nh n như trứng. Đá này giữ kho của đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết" [32].

Bằng tư duy sắc bén, hiểu biết về khoa học tự nhiên, kết hợp với khả năng suy luận, cuối cùng ông đã tìm ra được kho vàng, lại khám phá ra cái bí

mật đã giết chết những người đến trước ông: những tảng đá cuội có trát thuốc độc, chứ chẳng phải bùa phép thần thánh gì cả. Quan Châu đã bình tĩnh, sáng suốt chỉ huy bọn thuộc hạ tránh được nguy hiểm mở lối vào hang, lấy được toàn bộ kho báu, rồi sau đó cho lấp kín miệng hang. Từ đó núi Văn Dú không còn là nơi đáng sợ với nhiều người nữa. Với cách giải mã hợp lý và lôgic bắt đầu từ khi giải mã được những điều bí mật trong tờ giấy, đến sự hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực khoa học: ngôn ngữ học, hoá học, lịch sử... đã thoả mãn được sự tò mò của người đọc, hấp dẫn bạn đọc trong nhiều thập k qua.

Để giải được "ô chữ hóc búa ngôn ngữ", tri thức khoa học ở đủ mọi lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội thì trí tuệ đóng vai trò quan trọng, và là phương thức hiệu quả để tìm ra sự thật. Thành công phá án của nhân vật thám tử trong truyện của Thế Lữ, cũng chính là thành công của Thế Lữ - tác giả của những câu chuyện trinh thám đầy trí tuệ. Mỗi câu chuyện là một cách xử lý, cắt nghĩa khác nhau luôn hấp dẫn kích thích trí tò mò của độc giả.

3.2.2.2. Suy luận lôgic

Một trong những yếu tố then chốt để phá án trong truyện trinh thám của Thế Lữ là năng lực phân tích - suy luận lôgic, tìm ra được "dây xích lớn" từ những "mắt xích nhỏ". Tư duy lôgic - thế mạnh của Thế Lữ, có lẽ được bộc lộ rõ nhất trong truyện trinh thám, thông qua việc tổ chức cốt truyện. Mỗi truyện là một vụ án cần khám phá. Tội ác trong truyện trinh thám của Thế Lữ được khám phá nhờ các suy luận theo lôgic tr u tư ng chứ không phải nhờ những lời tố giác hoặc sự vụng về của hung thủ.

Gói thuốc lá là truyện điển hình nhất cho việc vận dụng năng lực suy luận lôgic, mặc dù phương pháp này được Thế Lữ áp dụng trong tất cả các truyện trinh thám. Đây là truyện trinh thám duy nhất thám tử Lê Phong không hề trực tiếp đến hiện trường vụ án để quan sát, mà chỉ phân tích các thông tin

từ người bạn Văn Bình cung cấp về cái chết bí ẩn của Đường. So sánh đối chiếu với những vật chứng, nhân chứng như: giọng nói của người Thổ gọi cổng, con dao của người Thổ đâm trên lưng Đường, tấm danh thiếp úp mặt, sau lưng với hàng chữ X. . E. X. I. G, Nông n Tăng đến nhà thám tử Lê Phong ngay sau khi Đường vừa bị giết... Những sự việc, chi tiết xâu chuỗi lại với nhau, từ đó xác định rằng cái chết của Đường không phải do một băng đảng gây nên, mà hung thủ là một đối tượng duy nhất, hành động độc lập, có mối quan hệ thân thiết với nạn nhân. Lê Phong cũng chỉ ra những điểm bất hợp lý, sai lầm trong các phán đoán, nhận định của thám tử, thanh tra Sở mật thám nhà nước khi cho rằng Nông n Tăng chính là hung thủ giết Đường, bởi không ai vừa giết người xong lại tự mình đến "nộp mạng" cho thám tử Lê Phong.

Trong suy luận lôgic, kiến thức tâm lý học là vô cùng cần thiết. Chính vì nắm rõ tâm lý sợ hãi của Đinh Võ Thạc nên Lê Phong - nhà thám tử nghiệp dư mới quyết định dàn dựng một màn kịch bất ngờ, đầy ấn tượng, để "kẻ chết có thể sống lại được, có thể nói được, và sẽ khai tên kẻ giết người", khiến thủ phạm Thạc vì lo lắng và tìm cách giết người lần nữa. Nhưng lần này thì Thạc không may mắn nên chính hung thủ đã "tự thú" toàn bộ tội ác của mình.

Trong truyện Đòn hẹn, căn cứ vào các thông tin thu thập được về băng đảng Tam Sơn: hai bức thư bọn Tam Sơn gửi cho Lê Phong thông báo về các vụ án sắp xảy ra (giết Nguyễn Bồng và người đàn bà), lời khai của các nhân chứng kết hợp với quan sát trực tiếp tại hiện trường. Lê Phong tập trung phân tích, giải mã được những điểm mấu chốt của vụ án. Thứ nhất, chúng sẽ giết Nguyễn Bồng vì tội bội phản băng đảng và cách giết người của chúng rất tinh vi, khiến mọi người sẽ nghĩ đó chỉ là một vụ tai nạn, để cho Sở liêm phóng chú ý riêng về việc đó. Thứ hai, chúng gửi thư cho Lê Phong, thông báo về cái chết của Nguyễn Bồng, mục đích là để đe doạ anh, nếu như còn can dự vào việc của chúng, nhưng Lê Phong vẫn không hề nao núng tinh thần nên

thứ ba, chúng sẽ ám sát Lê Phong, vì chúng biết rằng nếu không trừ khử anh thì việc làm ăn của chúng không thể nào yên ổn mà tiến hành được. Sau đó chúng yên tâm đến tống tiền một số nhà giàu nhất trong thành phố. Căn cứ vào dấu vết tại hiện trường: cách chúng giết Nguyễn Bồng, tráo thư trong túi áo Lê Phong, bắn trúng hình nhân Lê Phong đang ngồi đọc sách trước bàn giấy..., Lê Phong đưa ra phán đoán, suy luận chính xác: hung thủ giết người là bọn băng đảng Tam Sơn, tuyệt đỉnh của sự gian ác, khôn ngoan, sắc sảo và rất

Một phần của tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi thế lữ trước cách mạng tháng tám (Trang 98)