Bình H.T.C Việt Nam
Qua phần phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty CP H.T.C Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2013 cho thấy Công ty đã đạt được một số kết quả trong việc sử dụng tài sản. Tuy nhiên công ty cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đòi hỏi quản trị công ty cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài về vấn đề quản lý tài sản.
Trong giai đoạn năm 2011-2013 chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản chưa được cao, hệ số sinh lời tổng tài sản ROA, suất hao phí tài sản trên doanh thu thuần năm 2013 lãng phí nhất…Vì vây công ty cần nâng cao được hiệu sử dụng công suất tài sản sao cho mức tăng của doanh thu lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng tài sản, từ đó nâng cao giá trị các trị số. Bên cạnh đó, Công ty phải chỉ rõ quyền, trách nhiệm rõ ràng trong việc sử dụng tài sản cố định. Việc phân quyền quyết định sử dụng tài sản cố định sẽ tạo điều kiện cho mỗi bộ phận hoạt động linh hoạt hơn, và nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ tài sản hơn.
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam Thanh Bình H.T.C Việt Nam
Quản lý tiền mặt
Quản lý vốn bằng tiền mặt là một quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Lý do nắm giữ tiền trong doanh nghiệp là để chi trả cho các khoản chi phí phát sinh hàng ngày cũng là để đối phó với những rủi ro bất thường hay để thực hiện mục đích đầu cơ. Tuy nhiên việc nắm giữ tiền cũng tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Vì vậy cần quyết định khi nào cần tăng lượng tiền mặt, khi nào cần quyết định giảm lượng
tiền mặt. Quản lý tiền và chứng khoán khả thị cần xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý và quản lý lưu lượng tiền mặt.
Áp dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền tối ưu nhất cho công ty năm 2013 như sau:
Tại Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam để xác đinh nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 6,6%.
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
( ) đồng Năm 2013, lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường là 7%/năm, chi phí một lần bán chứng khoán là 0,5 triệu đồng, nhu cầu tiền năm 2013 là 16.531 triệu đồng. Theo mô hình Baumol, mức dự trữ tiền mặt tối ưu năm 2013 tại Công ty sẽ là:
Mức dự trữ tiền mặt tối ưu =√ 485.954 triệu đồng. Trong năm 2013, mức dự trữ tiền mặt thực tế là 4.899 triệu đồng > 486 triệu đồng. Như vậy Công ty sẽ dư thừa một lượng tiền mặt là:
4.899 - 486 = 4.413 triệu đồng
Với số tiền dư thừa này Công ty nên đầu tư vào Trái phiếu kho bạc Nhà nước thời hạn 3 năm với mức lãi suất 6,7%/năm phát hành ngày 21/05/2013. Từ đó Công ty sẽ thu được một khoản lợi ích khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn thay vì giữ tiền mặt là: 4.413 *6,7% *3 = 887,013 triệu đồng
Như vậy, nếu Công ty sử dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu sẽ tránh được chi phí cơ hội khi dự trữ tiền mặt. Với lượng tiền dư thừa Công ty có thể đem đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn để thu về khoản lợi ích cho mình.
Tuy nhiên để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Xác định nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Để làm được điều này thì phải thực hiện tốt các công tác quan sát, nghiên cứu vạch rõ quy luật của việc thu chi.
+ Công ty nên rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản thu tăng tốc độ thu, kéo dài những thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán. Tuy nhiên,
59
nghiệp cần tìm ra thời gian chiếm dụng vốn một cách thích hợp để vừa rút ngắn thời gian quay vòng tiền mà vẫn giữ được uy tín cho doanh nghiệp.
+ Cần phải quản lý các khoản chi phí phát sinh một cách chặt chẽ. Để kiểm soát được chi phí phát sinh cần phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là phải nhận diện được chi phí nào là biến phí mà có thể giảm được, chi phí nào là định phí mà không thể giảm được để từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất. Ví dụ: Tiết kiệm về chi phí lao động như xây dựng định mức hao phí lao động phù hợp luật pháp, thường xuyên kiểm tra định mức lao động, bảo đảm tốc độ tăng của năng suất cao hơn tốc độ tăng của tiền lương.
Quản lý các khoản phải thu
Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý doanh nghiệp. Việc tăng khoản phải thu kéo theo các chi phí liên quan đến việc quản lý khoản phải thu, chi phí thu hồi khoản phải thu, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu về vốn trong trường hợp vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng. Khoản phải thu cao làm tăng rủi ro khách hàng không trả được nợ, gây mất vốn Công ty. Do đó Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Rà soát lại chính sách tín dụng thương mại: Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của Công ty cần xem xét với tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có chính sách thích hợp và có lợi.
+ Xác định đối tượng khách hàng bán chịu: Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không. Công ty cần xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu tín dụng như: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, khả năng thanh toán, lịch sử trả nợ, tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng…
+ Xác định điều kiện thanh toán: Công ty cần quyết định thời hạn thanh toán và tủ lệ chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán là phần giảm trừ một số tiền nhất định cho khách hàng khi khách hàng trả tiền trước thời hạn thanh toán. Chiết khấu thanh toán được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm tính theo doanh số mua hàng ghi trên hóa đơn. Việc tăng tỷ lệ chiết khấu giúp khách hàng thanh toán sớm và thu hút thêm khách hàng mới.
+ Thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý: Công ty xác định khách hàng xong sẽ thực hiện đưa ra hạn mức bán chịu phù hợp với từng khách hàng. Nếu vượt quá giới hạn Công ty sẽ không cho phép khách hàng mua chịu nữa. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng thương mại.
Công ty nên sử dụng phương pháp điểm tín dụng từ công thức sau: Điểm tín dụng =
Trong đó:
A: Khả năng thanh toán lãi B: Khả năng thanh toán nhanh C: Số năm hoạt động
Sau quá trình đánh giá, khách hàng được xếp vào các nhóm rủi ro thông qua bảng sau:
Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng để phân nhóm rủi ro
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 Lớn hơn 47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40 - 47 2
Số năm hoạt động 1 32 - 39 3
24 - 31 4
Nhỏ hơn 24 5
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nguyễn Hải Sản)
Với từng nhóm rủi ro cho ta biết có nên cho khách hàng nợ không hay có chính sách nào phù hợp đối với từng nhóm rủi ro đó:
Bảng 3.3. Danh sách nhóm rủi ro
Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 - 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp hiện đai, Nguyễn Hải Sản)
Như vậy, các nhóm khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không phải xem xét nhiều và vị thế của khách hàng có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của khách hàng có thể được xem xét mỗi năm hai lần. Và cứ như vậy
61
hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý.
+ Quản lý các khoản phải thu: Công ty có sổ quản lý chi tiết các khoản phải thu ghi rõ thời gian nhắc nợ từng lần. Đối với khách hàng cá nhân Công ty cũng lập hợp đồng mua bán làm cơ sở pháp lý, đồng thời tăng trách nhiệm của khách hàng cá nhân trong việc mua hàng.
+ Áp dụng các biện pháp chủ động thu hồi nợ: Với các khoản nợ trong kỳ thanh toán, Công ty phải chuẩn bị các thủ tục cần thiết để tiến hành nhắc nhở khách hàng. Với các khoản nợ đã quá hạn, Công ty cần chủ động áp dụng các biện pháp tích cực để thu hồi nợ và xác định nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ quá hạn để có giải pháp thu hồi từng phần vốn trong nhiều giai đoạn, tránh hiện tượng khách hàng không trả nợ.
Như vậy quản lý chặt chẽ khoản phải thu thúc đẩy công tác thu hồi khoản phải thu là một trong những biện pháp quan trọng để giảm thiểu khó khăn về vốn, nhanh chóng thu hồi và quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ví dụ: Ta có thể áp dụng cụ thể cho một khách hàng của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam là Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng làm về lĩnh vực xây dựng và là một bạn hàng lâu đời của Công ty Thanh Bình.
Công ty Cổ phần Thanh Bình đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại để quản lý các khoản phải thu đối với công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng, cụ thể là:
Xác định đối tượng khách hàng bán chịu: Công ty CP Xây dựng Sông Hồng là công ty đã có quan hệ lâu dài với Công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam có tình hình kinh doanh tốt và có uy tín trên thị trường. Qua theo dõi tình hình thu nợ, Công ty CP Xây Dựng Sông Hồng có lịch sử trả nợ đúng hạn và là khách hàng lớn của Công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam.
Xác định điều kiện thanh toán: Công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam năm 2013 cho biết sau 19,8 ngày Công ty có thể thu hồi được nợ khách hàng. Tuy nhiên đối với khách hàng có uy tín như Công ty CP Xây dựng Sông Hồng thì được phép sau 30 ngày là có thể thanh toán. Nếu thanh toán nợ trước thời hạn Công ty CP Xây dựng Sông Hồng được hưởng chiết khấu thanh toán là 2%.
Thiết lập hạn mức tín dụng hợp lý:
Bảng 3.4. Mô hình điểm tín dụng
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Công thức Trọng số Giá trị
Tài sản ngắn hạn 293
Hàng tồn kho 145
Nợ ngắn hạn 92
EBT 80
Chi phí lãi vay 23
Khả năng trả lãi (Lần) 4 4,47 Khả năng thanh toán nhanh 11 1,6 Số năm hoạt động 1 16 Điểm tín dụng 51
(Nguồn: Công ty CP Xây dựng Sông Hồng)
Theo kết quả ở bảng 3.2, Công ty CP Xây dựng Sông Hồng được xếp vào nhóm rủi ro thứ nhất. Và có tỷ lệ doanh thu không thu hồi được rất thấp nhỏ hơn 1. Công ty CP Xây dựng Sông Hồng có thể được mở tín dụng mà không phải xem xét nhiều.
Thường xuyên quản lý các khoản phải thu: Công ty CP Xây dựng Sông Hồng sẽ nằm trong danh sách quản lý các khoản phải thu để đảm bảo Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam luôn theo dõi và đôn đốc Công ty CP Xây dựng Sông Hồng trả nợ đúng thời hạn quy định.
Quản lý chặt chẽ lƣợng hàng tồn kho
Công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực vật kim khí nên luôn phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu đủ lớn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được di n ra bình thường. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho lại ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của Công ty, do đó công ty cần áp dụng ngay một mô hình chính sách thích hợp để quản lý lượng hàng tồn kho từ các đơn đặt hàng với khối lượng nguyên vật liệu cần thiết.
63
vật liệu cho toàn Công ty nhằm kiểm soát mức tiêu hao một cách toàn diện đồng thời kiểm soát được chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng + Xác định rõ mức tồn kho: Xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được di n ra liên tục cũng như không bị ứ đọng nhiều vốn cho công ty. Công ty cần xác định rõ danh mục các loại nguyên vật liệu cần dự trữ, nhu cầu số lượng và thời gian cung cấp. Với doanh nghiệp sản xuất thép luôn cố gắng tìm cho mình một mô hình quản lý hàng tồn kho phù hợp nhất với đặc điểm của loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
+ Công tác mua sắm nguyên vật liệu: Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, phòng kế hoạch đầu tư sẽ nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý việc cung cấp và kiểm tra chất lượng. Với thông tin thị trường ngày càng đa dạng, công ty cần lựa chọn nguồn cung cấp với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty thường xuyên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để quản lý tốt nguyên vật liệu. Công tác này đòi hỏi sự đánh giá phân loại, kiểm kê giá cả thực tế trên thị trường để có những dự đoán chính xác giúp phòng kế toán tài chính có thể dự trù ngân sách cho việc mua sắm vật tư thiết bị.
Như vậy, quản lý chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng cũng như dự trữ hợp lý nguyên vật liệu sẽ giúp Công ty giảm được chi phí tồn kho. Tránh tình trạng ứ đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.