Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, việc sử dụng tài sản tại Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Qua việc phân tích số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian qua cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều sụt giảm và còn thấp. Cụ thể:
Hiệu suất sử dụng tài sản chưa hiệu quả, kể cả hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn lẫn hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đều thấp. Trong đó, hiệu suất sử dụng tài sản trung bình là 0,69 lần. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trung bình là 1,17 lần. Như vậy cho thấy tài sản của Công ty vận động còn chậm, hiệu suất sử dụng không ổn định trong giai đoạn này.
Tỉ suất sinh lời tài sản: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình đạt được là 0,08 lần, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn trung bình là 0,13%. Do đó, tỉ suất sinh lời chưa khả quan và còn hạn chế khả năng đầu tư của công ty.
Suất hao phí của tài sản: Suất hao phí của tài sản ngắn hạn trên doanh thu năm 2013 là lãng phí nhất, năm 2012 là hiệu quả nhất trong ba năm. Như vậy, chính sách quản lý tài sản ngắn hạn mà công ty áp dụng cho giai đoạn này chưa hợp lý.
Tiền mặt dự trữ chưa thực sự hợp lý: Công ty áp dụng mô hình quản lý tiền mặt cũng như chính sách quản lý ngân quỹ chưa chính xác làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả.
Hàng tồn kho: Mặc dù hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều tuy nhiên cần phải đảm bảo được mức tồn kho tối ưu trong kho.
Vòng quay khoản phải thu: Khoản phải thu khách hàng không sinh lời cao, do đó Công ty phải nỗ lực khắc phục tìm cách quản lý khoản phải thu một cách chặt chẽ.
Khả năng huy động vốn còn hạn chế: Khả năng huy động vốn trong 3 năm tăng lên không đáng kể. Trong năm 2011-2012 vốn chủ sở hữu chỉ tăng từ 26.681.573.875 đồng lên 27.127.124.768 đồng. Khả năng huy động vốn còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, Công ty chưa quan tâm đến việc duy trì cơ cấu vốn tối ưu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Tóm lại thông qua các chỉ tiêu đã phân tích ta thấy Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam sử dụng tài sản chưa hiệu quả và quản lý tài sản chưa được tốt.
55
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
+ Quản lý tiền mặt chưa đạt hiệu quả cao: Do Công ty chưa xác định được mức dự trữ tiền mặt hợp lý và cách quản lý lưu lượng tiền mặt một cách hiệu quả. Lượng tiền mặt tồn quỹ của Công ty còn khá lớn nên không tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, Công ty lại chưa có kế hoạch đầu tư chứng khoán, mà vẫn đảm bảo ngân quỹ để phục vụ thanh toán kịp thời nên việc quản lý tiền mặt chưa được hiệu quả.
+ Các khoản phải thu: Các khoản phải thu trong ba năm có xu hướng tăng là do công ty sàng lọc quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả, việc quản lý công nợ chưa được chặt chẽ. Các biện pháp khuyến khích về vật chất đối với khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện.Ngoài ra, khách hàng thường xuyên chậm thanh toán, khâu thủ tục giấy tờ trong thanh toán còn phức tạp. Do đó quản lý công nợ của công ty còn chứa đựng nhiều rủi ro.
+ Công tác quản lý, đầu tư tài sản cố định chưa hiệu quả
Công tác mua sắm quản lý tài sản cố định còn nhiều hạn chế. Vì công ty đầu tư vào tài sản cố định và chỉ quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị mà không quan tâm đến việc phải phải sử dụng như thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản mang lại. Ngoài ra một số máy móc thiết bị dùng trong sản xuất tuy đã khấu hao hết nhưng vẫn mang ra sử dụng. Rõ ràng việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như trên là rất bất cập dẫn đến giá trị hao mòn cao và không đạt hiệu quả sử dụng tài sản.
+ Quản lý hàng tồn kho còn ở mức lỏng lẻo: Nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát với thực tế, có những trường hợp dư thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Một số nguyên vật liệu mà công ty nhập về không đủ tiêu chuẩn chất lượng, sai quy cách, giá cả lại cao. Công ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học.
Nguyên nhân khách quan:
+ Nền kinh tế biến động bất lợi: Sự biến động của nền kinh tế luôn ảnh hưởng đến sự biến động của nghành thép. Trong khi đó Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài về và còn xuất khẩu sản phẩm ra các nước khác, do đó chỉ cần một biến động nhỏ như lãi suất, tỷ giá… thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của Công ty.
+ Thách thức từ thị trường cho tới chính sách trong nước và ngoài nước, Công ty gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty còn cạnh tranh với rất nhiều đối thủ lớn trong nghành thép nói riêng và cạnh tranh trong vị trí danh sách những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nói chung. Vì vậy, Công ty phải luôn tìm ra những giải pháp tốt nhất, cải thiện tình hình của Công ty trong thời gian tới.