Tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam (Trang 31)

Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thời gian thu hồi vốn ngắn, trong khoản thời gian 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hang tồn kho. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và khoản tài sản ngắn hạn khác trong giai đoạn 2011- 2013 công ty không phát sinh.

Cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu TSNH của công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối(%) Tuyệt đối

Tƣơng đối(%) Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 12.504.588.345 15.507.122.323 9.798.846.959 3.002.533.977 24,01 (5.708.275.364) (36,81)

Đầu tư tài chính

ngắn hạn - - - - - - -

Khoản phải thu

ngắn hạn 1.853.733.905 3.630.941.435 1.176.787.110 1.777.207.530 95,87 (2.454.154.325) (67,59) Phải thu khách hàng 1.853.733.905 3.630.941.435 1.176.787.110 1.777.207.530 95,87 (2.454.154.325) (67,59) Hàng tồn kho 5.590.543.360 5.498.753.720 4.228.053.791 (91.789.639) (1,64) (1.270.699.930) (23,10) Tài sản ngắn hạn khác - - - - - - - Tổng TSNH 19.948.865.610 24.636.817.478 15.203.687.860 4.687.951.868 23,49 (9.433.129.619) (38,29)

33

Thông qua bảng 2.3, ta có thể thấy quy mô tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C có sự biến động trong các năm:

Trong năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền là 9.798.846.959 đồng, giảm so với năm 2011 là 2.705.741.381 đồng. Khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2011 là 1.853.733.905 đồng, sang năm 2013 giảm còn 1.176.787.110 đồng. Hàng tồn kho giảm dần qua các năm. Năm 2011 hàng tồn kho la 5.590.543.360 đồng, năm 2013 hàng tồn kho là 4.228.053.791 đồng.

Biểu đồ 2.2 về cơ cấu tài sản ngắn hạn của ba năm cho ta thấy rõ hơn về sự biến động này.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011- 2013

(Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng 2.3)

Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 là 15.507.122.323 đồng, tăng so với năm 2011 là 3.002.533.977 đồng, tương ứng tăng 24,01 đồng so với năm 2011. Lượng tiền mặt cũng như khoản tương đương tiền tăng lên là vì năm 2012 công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam đã tích cực trong vấn đề thu nợ của khách hàng do đó

62.68 % 9.3% 28.02 % Năm 2011 62.94 % 14.74 % 22.32 % Năm 2012 64.45% 7.74% 27.81% Năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền Khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

lượng tiền khách hàng thanh toán nhiều hơn làm tăng khoản dự trữ tiền mặt và đảm bảo các khoản chi phí để trả cho nhà cung cấp, trả lương nhân viên, giao dịch với đối tác (như chi phí tiếp khách, dự hội chợ thương mại…) đồng thời để dự phòng các khoản rủi ro cho doanh nghiệp có thể xảy ra bất ngờ như cháy nổ, mất cắp thiết bị…Bên cạnh đó, sự biến đổi giá cả trên thị trường cũng là nguyên nhân khiến công ty dự trữ tiền mặt lớn để có thể chủ động đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên công ty dự trữ lượng tiền mặt lớn cũng là một khó khăn vì đó là khoản vốn không sinh lời lại làm tăng chi phí cất trữ và làm mất đi chi phí cơ hội là lãi suất cho ngân hàng vay.

Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 5.708.275.364 đồng, tương ứng giảm 36,81% so với năm 2012. Lượng tiền mặt giảm là do nguồn nguyên vật liệu đầu vào giảm nên nhu cầu thanh toán nhanh cho các nhà cung cấp cũng giảm theo và việc giảm cất giữ tiền mặt cũng góp phần làm giảm chi phí cho công ty. Mặt khác nhờ có lượng tiền có sẵn mà công ty tận dụng cơ hội đầu tư vào tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh và còn đầu tư vào tài sản sinh lời khác. Ngoài ra còn thanh toán một số khoản nợ cho nhà cung cấp và ngân hàng. Việc dự trữ tiền như thế giúp công ty chủ động hơn trong việc thanh toán, giải quyết nhanh công việc.

Nhìn chung lượng tiền mặt của công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chiếm 62,68%, sang năm 2012 chiếm 62,94% và năm 2013 lượng tiền mặt chiếm 64,45% trong tổng tài sản ngắn hạn. Qua đó thấy được lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Công ty dự trữ chủ yếu là có thể thanh toán nhanh các khoản nợ cho công nhân, cho bên cung cấp nguyên vật liệu và mức tiền mặt công ty dự trữ mức hợp lý vì doanh nghiệp nhận thấy dự trữ tiền mặt lớn là khó khăn cho công ty.

Các khoản phải thu

Khoản phải thu trong giai đoạn 2011-2013 chỉ phát sinh ở khoản phải thu khách hàng. Cụ thể là:

Năm 2012 các khoản phải thu là 3.630.941.435 đồng, tăng 1.777.207.530 đồng tương đương tăng 95,87% so với năm 2011 do công ty nới lỏng chính sách tín dụng chưa thu hồi nợ của khách hàng nên làm tăng khoản vốn bị chiếm dụng này.

Sang năm 2013 phải thu khách hàng của công ty giảm 2.454.154.325 đồng tương đương giảm 67,59% so với năm 2011. Sự giảm đi này cho thấy công ty đã có những động thái tích cực để thu hồi các khoản nợ. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện năng lực quản lý vốn của ban lãnh đạo công ty. Mặt khác còn cho thấy sự ngoại giao với khách hàng tốt đã biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý, giúp ông ty giải

35

Qua biểu đồ 2.2 cho ta biết, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, các khoản phải thu chiếm 9,3%; sang năm 2012 chiếm 14,74% và năm 2013 các khoản phải thu chỉ chiếm 7,74% trong tài sản ngắn hạn. Khoản phải thu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất cho biết Công ty hạn chế trong việc cho khách hàng nợ. Việc làm này vừa tốt cũng vừa ảnh hưởng đến Công ty.

Tuy nhiên so sánh các khoản phải thu trong các năm với nhau, việc tăng khoản phải thu giúp công ty mở rộng mối quan hệ với khách hàng nhưng lại làm cho công ty mất khoản chi phí cơ hội. Vì vậy công ty cần đưa ra các biện pháp nhanh chóng làm giảm các khoản phải thu này.

Hàng tồn kho

Năm 2012 hàng tồn kho giảm 91.789.639 đồng tương ứng 1,64% so với năm 2011. Sang năm 2013 hàng tồn kho giảm 1.270.699.930 đồng tức giảm 23,1% so với năm 2012. Đối mặt với tình hình kinh tế suy thoái công ty đã chủ động cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho nhưng mức độ tồn kho vẫn được đảm bảo duy trì ở mức hợp lý bằng việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, bên cạnh việc tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tích cực tìm kiếm khách hàng trong nước, doanh nghiệp còn tìm cách xuất khẩu thép ra nước ngoài, sang các thị trường truyền thống là Lào, Mianma và tìm kiếm thị trường mới là Mỹ, Châu Âu.

Mặc dù lợi nhuận của việc xuất khẩu thép vào thời điểm này rất thấp nhưng đây là giải pháp tình thế để doanh nghiệp giải quyết được lượng hàng tồn kho thu hối vốn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)