Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thanh Bình H.T.C Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng đối
% Tuyệt đối Tƣơng đối
%
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 22.256.189.045 24.176.145.772 21.389.472.650 1.919.956.727 8,63 (2.786.673.122) (11,53)
Doanh thu thuần 22.256.189.045 24.176.145.772 21.389.472.650 1.919.956.727 8,63 (2.786.673.122) (11,53)
Giá vốn hàng bán 14.884.227.165 15.577.699.334 15.842.408.512 693.472.169 4,66 264.709.178 1,7
Lợi nhuận gộp 7.371.961.880 8.598.446.438 5.547.064.138 1.226.484.558 16,64 (3.051.382.300) (35,49)
Doanh thu hoạt động
tài chính 9.835.537 11.957.732 8.278.816 2.122.195 21,58 (3.678.916) (30,77)
Chi phí bán hàng 1.895.726.479 3.450.674.000 1.756.800.000 1.554.947.521 82,02 (1.693.874.000) (49,09) Chi phí quản lý
doanh nghiệp 907.553.771 1.790.230.479 1.076.741.997 882.676.708 97,26 (713.488.482) (39,85)
Lợi nhuận thuần 4.578.517.167 3.369.499.691 2.721.800.957 (1.209.017.476) (26,40) (647.698.734) (19,22)
Lợi nhuận trước thuế 4.578.517.167 3.369.499.691 2.721.800.957 (1.209.017.476) (26,40) (647.698.734) (19,22)
Thuế thu nhập doanh
27
Doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 là 24.176.145.772 đồng,
tăng 1.919.956.727 đồng, tương ứng tăng 8,63% so với năm 2011. Sự tăng trưởng đó là vì năm 2012 tỉ lệ lạm phát tăng cao buộc công ty phải tăng giá bán. Năm 2013 doanh thu là 21.389.472.650 đồng, giảm so với năm 2012 là 24.176.145.772 đồng tương ứng giảm 11,53% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản đóng băng khiến nhiều dự án bị đình trệ, kéo theo nghành thép tắc đầu ra. Bên cạnh đó sản phẩm thép trong nước lại phải cạnh tranh khốc liệt với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Tiếp đến là do yếu tố tác động đến giá cả đầu vào như chênh lệch cung cầu, lãi suất, tỉ giá. Đặc biệt là tỉ giá, do phần lớn nguồn nguyên vật liệu đầu vào của nghành (thép phế liệu) phải nhập khẩu, cùng với việc nhập khẩu máy móc cải tiến công nghệ, nên khi có biến động của tỷ giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị tác động không hề nhỏ.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong giai đoạn 2011-2013 công ty đều không
phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng nâng cao uy tín đối với khách hàng. Do đó dẫn tới doanh thu thuần đúng bằng doanh thu bán hàng.
Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của
công ty là 11.957.732 đồng, tăng 2.122.195 đồng tương ứng 21,58% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 8.278.816 đồng còn năm 2012 là 11.957.732 đồng. Như vậy năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính giảm 3.678.916 đồng, tương giảm 0,02% so với năm 2012. Nguyên nhân là do bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất đó là tiền lãi: Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kim khí nên khách hàng sẽ phải mua với số lượng lớn và doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng nên công ty cho khách hàng thanh toán trả chậm, trả góp. Vì vậy tiền lãi từ việc bán hàng trả chậm trả góp đóng góp thêm vào doanh thu tuy nhiên khoản lãi này lại không đáng kể.
Thứ hai là doanh nghiệp đã không giành được khoản tiền chiết khấu thanh toán từ khách hàng do công ty không ký kết thêm được nhiều hợp đồng trong năm, khách hàng trả chậm vẫn tiếp tục nợ và có chiều hướng gia tăng hơn.
Bên cạnh đó công ty lại không đầu tư vào trái phiếu và một số lĩnh vực khác nên không có thêm thu nhập từ các hoạt động này.
Chi phí:
Giá vốn hàng bán: Năm 2012 giá vốn hàng bán là 24.176.145.772 đồng, tăng
8.626.619.423 đồng tương ứng tăng 4,66% so với năm 2011. Năm 2013 giá vốn hàng bán của công ty là 15.842.408.512 đồng còn năm 2012 là 15.577.699.334 đồng tăng 264.709.180 đồng tương đương tăng 1,09% so với năm 2012.
Nguyên nhân giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2011-2013 tăng là do tác động chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Trong đó nguyên vật liệu của nghành thép là thép phế chiếm đến 90%, điện chiếm 6%, dầu FO chiếm 3%. Trong khi thép phế hầu hết là nhập khẩu chiếm từ 70%-80% và biến động theo giá phôi thép thế giới nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thị trường thế giới mà giá phôi thép lại liên quan đến tỉ giá hối đoái trên thế giới.
Tỷ giá hối đoái lại tăng lên đáng kể làm cho giá nhập nguyên vật liệu đầu vào cao lên làm cho chi phí nhân công, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy mà giá vốn hàng bán tăng lên trong 3 năm 2011, 2012 và năm 2013.
Chi phí bán hàng: Năm 2012 chi phí bán hàng là 3.450.674.000 đồng, tăng
1.554.947.521 đồng tương ứng tăng 82,02% so với năm 2011. Do năm 2012 công ty bỏ ra chi phí không tốn kém nên năm 2012 có tiến triển hơn. Năm 2013 chi phí bán hàng của công ty là 1.756.800.000 đồng, giảm 1.693.874.000 đồng tương đương giảm 49,09% so với năm 2012. Trong thời kì bất động sản đóng băng, nghành thép bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc tiếp thị cho khách hàng và quảng cáo cần được đề cao nên chi phí bỏ ra khá lớn. Điều này dẫn đến giá thành của sản phẩm tăng làm cho số lượng hàng bán, bán ra cao hơn nên chi phí bán hàng năm 2013 giảm so với năm 2012.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.790.230.479 đồng, tăng 882.676.708 đồng so với năm 2011. Lí do là vì công ty đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như các nguồn lực để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.
Năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.076.741.997 đồng còn năm 2012 là 1.790.230.479 đồng giảm 713.488.482 đồng, tương đương giảm 39,85% so với năm 2012. Công ty đã có những nỗ lực để tối thiểu hóa chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận với mức sản xuất giảm như công ty đã giảm lượng nhân công không cần để tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra công ty đã có sự cơ cấu lại phòng ban thay đổi phương pháp quản lý có hiệu quả… từ đó cũng đồng thời làm giảm chi phí quản lý kinh doanh của
29
Lợi nhuận:
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 là 2.527.124.768
đồng giảm 906.763.107 đồng tương ứng giảm 26,4% so với năm 2011. Năm 2013 là 2.041.350.718 đồng giảm 485.774.050 đồng tương đương giảm 19,22% so với năm 2012.
Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm so với năm 2011 là vì năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 4.578.517.167 đồng xuống còn 3.369.499.691 đồng, tương ứng giảm 26,4% so với năm 2012 và thuế thu nhập của công ty phải đóng cũng giảm 26,4% so với năm 2011. Hai điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2012 so với năm 2011 là giảm rõ rệt.
Còn lợi nhuận sau thuế của năm 2013 giảm là do sự sụt giảm của doanh thu. Mặt khác thuế phải nộp giảm dần từ 1.144.629.292 đồng năm 2011 xuống còn 680.450.239 đồng năm 2013 cũng cho thấy rằng công ty đang bị lỗ. Nhưng bằng những chính sách hợp lý như giảm thiểu chi phí tăng thêm nguồn thu công ty sẽ khắc phục được những khó khăn. Mặc dù vậy, công ty vẫn duy trì hoạt động củng cố giữ vững được lòng tin với khách hàng từ đó tạo đà cho phát triển sau này.
Nhận xét:
Qua số liệu phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy mặc dù lợi nhuận của công ty có sự sụt giảm nhưng trong giai đoạn khủng hoảng đóng băng của nghành như trong giai đoạn này thì đó cũng là một sự thành công lớn của công ty. Với những chính sách đúng đắn công ty vẫn có thể có được lợi nhuận và còn có thể phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế phục hồi trong những năm sắp tới.