Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam (Trang 38)

Việt Nam

Để đánh giá đúng chính xác hiệu quả sử dụng tài sản cả công ty Thanh Bình ta cần hiểu rõ được thực trạng của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty.

2.3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam Việt Nam

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.5. Phân tích khả năng sinh lời của Công ty CP Thanh Bình H.T.C Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch(%)

2012/2011 2013/2012 Doanh thu Doanh thu thuần VNĐ 22.256.189.045 24.176.145.772 21.389.472.650 8,63% (11,53%) Tổng tài sản bình quân VNĐ 31.721.729.298 32.408.442.968 33.735.794.012 2,16% 4,09% Lợi nhuận sau thuế VNĐ 3.433.887.875 2.527.124.768 2.041.350.718 (26,4%) (19,22%) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,7 0,75 0,63 6,32% (15%) Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) Lần 0,11 0,08 0,06 (27,97%) (22,4%) Suất hao phí của TS so với doanh thu thuần Lần 1,42 1,34 1,58 (8%) 24% Suất hao phí của TS so với lợi nhuận Lần 9,24 12,82 16,5 38,74% 28,7%

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

39

đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,75 lần đồng doanh thu thuần. Chỉ số này tăng do doanh thu thuần năm 2012 tăng 8,63% và tổng tài sản bình quân tăng 2,16% so với năm 2011. Mức tăng của doanh thu thuần lớn hơn mức tăng lên của tổng tài sản bình quân nên dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 tăng so với năm năm 2011.

Năm 2012-2013: Năm 2013 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,63 lần, cho biết một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 0,63 lần đồng doanh thu thuần. Năm 2013 công ty đầu tư mạnh vào tài sản khác, tài sản cố định như dây chuyền sản xuất, máy móc trang thiết bị để nâng cao sản xuất các mặt hàng về thép nên tổng tài sản tăng lên so với năm 2012 là 4,09%, mặt khác doanh thu bán hàng giảm làm cho doanh thu thuần của công ty giảm theo xuống 19,22%. Điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm là 15% so với năm 2012.

Vậy hiệu quả sử dụng tài sản trong 3 năm qua giảm trung bình 0,69 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty chưa được cao.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - (ROA)

Năm 2011-2012: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2011 là 0,11 lần, cho biết

trong kỳ phân tích kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản thì công ty thu về được 0,11 đồng lợi nhuận. Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 0,08 lần, cho biết cứ 100 đồng tài sản thì công ty thu về 0,08 đồng lợi nhuận. Mức chênh lệch tỷ suất giữa hai năm giảm 27,97%. Nguyên nhân là vì lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 26,4%, mặt khác tổng tài sản tăng 6,32% so với năm 2011. Do đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm.

Năm 2012-2013: Tỷ suất sinh lời của hai năm này có tăng lên một chút. Trong

đó, năm 2012 tỷ suất sinh lời là 0,06 lần tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận ròng. Mức chênh lệch vẫn giảm 22,4% nhưng có tăng lên so với năm 2011-2012 là 27,97%. Nguyên nhân là vì lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm ít hơn, nên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng tăng lên một phần nhỏ.

Tóm lại tỷ suất sinh lời trên tổng tài tài – ROA qua 3 năm 2011, 2012, 2013 đều giảm. Chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không tốt, làm hạn chế khả năng đầu tư của công ty.

Biểu đồ 2.4. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu

(Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng 2.5)

Năm 2011-2012:

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2011 là 1,42 lần, cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 1,42 đồng tài sản đầu tư. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2012 là 1,34 lần, cho biết doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 1,34 đồng tài sản.

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2012 giảm 8% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng tài sản chênh lệch 2,16% còn doanh thu thuần chênh lệch 8,63% của năm 2012 so với năm 2011. Sự tăng lên của tài sản nhỏ hơn sự tăng lên của doanh thu thuần nên hiệu suất hao phí tài sản trên doanh thu thuần giảm.

Năm 2012-2013:

Suất hao phí của tài sản trên doanh thu thuần năm 2013 là 1,58 lần, cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 1,58 đồng tài sản đầu tư. Suất hao phí năm 2013 tăng 24% so với năm 2012. Do tài sản tăng 4,09% và doanh thu thuần giảm 11,53% của năm 2013 so với năm 2012 nên dẫn đến suất hao phí của tài sản trên doanh thu thuần tăng lên.

Tóm lại suất hao phí của tài sản trên doanh thu thuần trung bình của 3 năm 2011, năm 2012, năm 2013 là 1,45 lần. Nhìn vào biểu đồ 2.3 suất hao phí của tài sản trên doanh thu thuần, năm 2012 là nhỏ nhất, và năm 2013 là lớn nhất. Điều đó cho thấy năm 2012 là năm doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả nhất, doanh nghiệp đã tiết kiệm được tài sản một cách tốt nhất. Năm 2013 là năm doanh nghiệp sử dụng tài sản lãng phí nhất. Qua đó ta thấy rằng chính sách quản lý tài sản còn chưa hiệu quả.

1,2 1,3 1,4 1,5 1,6

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.42

1.34

1.58

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu

41

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận:

Biểu đồ 2.5. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận

(Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng 2.5)

Năm 2011-2012:

Năm 2011 suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận là 9,24 lần, cho biết trong kỳ phân tich doanh nghiệp thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần 9,24 đồng tài sản. Năm 2012 suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận là 12,82 lần, cho biết trong kỳ kinh doanh thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần 12,82 đồng tài sản. Suất hao phí tài sản trên lợi nhuận năm 2012 giảm 38,82% do tài sản tăng 2,16% và lợi nhuận giảm 26,4% dẫn đến suất hao phí tài sản tăng lên.

Năm 2012-2013:

Năm 2013 suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận là 16,5 lần, cho biết trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần 16,5 đồng tài sản. Suất hao phí của tài sản tăng 28,7% so với năm 2012.

Sự giảm xuống của lợi nhuận sau thuế ít hơn sự tăng lên của tổng tài sản bình quân làm cho suất hao phí giữa tài sản và bình quân tăng lên.

Như vậy suất hao phí tài sản trên lợi nhuận năm 2011 là 9,24 lần thấp nhất cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2011 là cao. Suất hao phí tài sản trên lợi nhuận năm 2013 là cao nhất trong 3 năm (16,5 lần) cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Suất hao phí trong giai 2011-2013 đạt mức trung bình là 12,85 lần cho thấy chỉ tiêu này không thấp và vẫn hấp dẫn các cổ đông.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thanh Bình H.T.C Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)