Bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 38)

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng

2.2.4Bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề

Từ thực tiễn phát triển LN ở một số nước và của Việt Nam ở trên, có thế rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Một là, phát triển làng nghề gắn với quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Trong quá trình đô thị hoá, thương mại hóa ở các nước đã có lúc làm cho nét độc đáo, tinh xảo của các LN bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn

nhận mới, các nước đã chú trọng và coi LN là một bộ phận của quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa họ thường kết hợp thủ công với công nghệ hiện đại tùy điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nước, mỗi vùng. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có LN để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa.

- Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.

Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của LN. Vì thế các nước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung các nước đều triệt để sử dụng những phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu. Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc công nghiệp hóa nông thôn để báo cáo một số chuyên đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi.

- Ba là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của LN, từ vài thập kỷ gần đây Nhà nước rất quan tâm, có nhiều chủ trương chính sách đề cập đến vấn đề phát triền LN. Trong đó chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của LN. Sự hỗ trợ tài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngân hàng, hoặc bù

giá đầu ra cho người sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho các LN đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường

- Bốn là, phải biết lựa chọn sản phẩm mang tính đặc thù của từng làng, tùng địa phương dựa trên điều kiện địa lý, kinh tế, lợi thế so sánh và bản sắc văn hóa của từng làng, từng vùng để sản xuất ra sản phẩm đặc trưng cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới.

- Năm là, đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình trong các LN, giữa các làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với nông dân trong chế tạo sản phẩm, xác định giá cả, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho lao động.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Dân Hòa nằm cách trung tâm huyện Thanh Oai 5 km về phía Nam, có ranh giới địa lý như sau: Phía Bắc giáp xã Phương Trung; Phía Tây giáp xã Cao Dương; Phía Đông giáp xã Tân Ước; Phía Nam giáp xã Hồng Dương. Xã có đường giao thông 21B chạy qua và ngã tư, chợ vác rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề và kinh doanh dịch vụ phát triển kinh tế gia đình

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

3.1.2.1 Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi phát triển nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: thóc nếp đặc sản, lợn nạc, thủy sản, cây gia vị, rau an toàn, hoa và cây cảnh.

3.1.2.2 Thời tiết và khí hậu

Xã Dân Hòa cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân năm 23,40C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,20C (tháng 1).

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600 – 1700 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là tháng 11 và tháng 12 lượng mưa thấp.

- Số giờ nắng trung bình/năm là 1832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa đông nam vào mùa nóng ẩm.

3.1.2.3 Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm, có tổng diện tích tự nhiên 517 ha.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt tương đối dồi dào, gồm nước trong các ao hồ. Tuy nhiên nước mặt đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý tốt. Về nguồn nước ngầm ở xã Dân Hòa thuộc loại nước mạch nông, có hàm lượng sắt trong nước khá cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng.

- Thảm thưc vật: Hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, bao gồm các cây hàng năm như lúa, ngô, rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Hệ thống cây xanh trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ trung bình. Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa và chú trọng bảo vệ môi trường.

- Cảnh quan và môi trường: Đình, chùa làng xã Dân Hòa đã được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1985. Các công trình đình chùa mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam.

3.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.3.1 Đất đai

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2012- 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Diện tích đất tự nhiên 517 100 517 100 517 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 373,7 72.28 373 72,15 372,4 72,03 99,81 99,83 99,82 1. Đất trồng cây hàng năm 285.54 76.41 283,51 76 279,63 75,09 99,29 98,63 98,56 2. Đất trồng cây lâu năm 72,64 19,44 72,64 19,47 74,04 19,88 100 101,93 100,96 3. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 15,52 4.15 16,85 4,53 18,73 5,03 108,57 111,56 110,05 II. Đất phi nông nghiệp 137.19 26.54 137,89 26,67 138,69 26,82 100,51 100,58 100,55

1. Đất ở 57,6 41.98 57,6 39,26 63,64 45,89 100 110,49 105,11 2. Đất chuyên dung 79.59 58.02 80,29 60,74 75,05 54,11 100,88 93,47 97,10 III. Đất chưa sử dụng 6,11 1,18 6,11 1,18 5,91 0,88 100 96,73 98,35 Một số chỉ tiêu bình quân 1. BQ đất NN/ khẩu NN (m2) 0,06 0,06 0,06 2. BQ đất NN/ hộ (m2) 0,24 0,24 0,24

Qua bảng 3.1 ta thấy: Dân Hòa có quỹ đất hạn chế với tổng diện tích 517ha, qua 3 năm tình hình biến động như sau:

Đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp của xã là 373,7ha chiếm 72,28% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2012 và giảm xuống 372,4 ha chiếm 72,03% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 0,18% . Đây là sự giảm sút không đáng kể về diện tích đất nông nghiệp do người dân trong xã vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, chỉ có những ruộng chân cao và chất đất xấu khó khăn trong việc cung cấp nước dẫn đến năng suất không cao thì họ bỏ hoang hóa hoặc trồng cây lâu năm. Do đó, diện tích trồng cây lâu năm có sự tăng lên từ 72,64 ha năm 2012 đến 74,04 ha năm 2014. Một số vùng trũng, chính quyền xã cho đấu thầu để người dân nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao dẫn đến diện tích mặt nước cho nuôi thủy sản tăng lên từ 15,52 ha năm 2012 lên 18,73 ha năm 2014, bình quân mỗi năm tăng 10,05%. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp

Địa bàn xã do quỹ đất còn hạn chế nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng còn nhiều khó khăn. Về diện tích đất phi nông nghiệp, những năm vừa qua đã chuyển đổi một phần từ diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích tăng không đáng kể. Năm 2012 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 137,19 ha thì sang năm 2014 là 138,69 ha, bình quân mỗi năm tăng 0,55%. Trong đó, diện tích đất ở tăng từ 57,6 ha đến 63,64 ha, bình quân mỗi năm tăng 5,11%. Sở dĩ có sự tăng diện tích đất nhà ở như vậy là do tỷ lệ người di cư đến xã tăng, số người chuyển sang kinh doanh, dịch vụ tăng nên các cơ sở phục vụ cho hoạt động buôn bán, nhà kho chứa hàng... nhà xưởng mọc lên càng nhiều làm diện tích đất nông nghiệp giảm và diện tích

đất phi nông nghiệp tăng lên. Điều đó cho thấy, kinh tế của xã ngày càng đi lên với sự tăng lên của ngành thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã.

Đất chưa sử dụng:

Năm 2012, diện tích đất chưa sử dụng của xã là 6,11 ha chiếm 1,18% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng đến năm 2014, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 5,91 ha chiếm 0,88%, với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 1,65%. Do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác triệt để tiềm năng của địa phương.

3.1.3.2 Dân số- lao động

Dân số:

Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy năm 2014, tổng số dân số của xã là 9216, tăng 301 người so với năm 2012, bình quân hàng năm tăng 1,68%.

Nhìn chung qua 3 năm, số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế do trồng lúa mang lại không cao họ chuyển sang làm ngành nghề khác như làm kinh doanh, dịch vụ… Đây là các công việc vừa nhẹ nhàng lại mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa nên số khẩu phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Tương ứng với số khẩu tăng lên thì số hộ trong xã cũng tăng lên qua 3 năm. Từ 2339 hộ năm 2012 lên tới 2662 hộ năm 2014 với tốc độ tăng hàng năm là 6,68%. Trong đó, số hộ nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm là 0,23% nhưng số hộ phi nông nghiệp lại tăng lên một cách nhanh chóng, bình quân mỗi năm tăng 19,71%.

Từ đó cho thấy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số trong lĩnh vực ngành nghề có sự chuyển biến tích cực và đây là dấu hiệu tốt để xã phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Dân Hòa qua 3 năm 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2013/2012 2014/2013 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 8915 100 9003 100 9216 100 100,99 102,37 101,68 1. Nhân khẩu nông nghiệp Người 6240 70,00 6170 68,53 6090 66,08 98,88 98,70 98,79 2.Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 2675 30,00 2833 31,47 3126 33,92 105,91 110,34 107,37

II. Tổng số hộ Hộ 2339 100 2430 100 2662 100 103,89 109,55 106,68 1. Hộ nông nghiệp Hộ 1577 67,43 1575 64,81 1570 58,98 99,87 99,68 99,77 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 762 32,57 855 35,19 1092 41,02 112,20 127,72 119,71

III. Tổng số lao động Lao động 5800 100 5998 100 6619 100 103,41 110,35 106,82 1. Lao động nông nghiệp Lao động 2388 41,18 2381 39,7 2377 35,91 99,71 99,83 99,77 2. Lao động phi nông nghiệp Lao động 3412 58,82 3617 60,3 4242 64,09 106,01 117,28 111,50 IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ số nhân khẩu/ hộ Người/ hộ 3,81 3,7 3,46 97,11 93,51 95,29 2. BQ số khẩu NN /hộ NN Người/ hộ 3,96 3,92 3,88 98,99 99,99 99,49 3. BQ lao động NN/ hộ NN LĐ/ hộ 1,51 1,50 1,51 99,34 100,67 100

Lao động:

Tổng số lao động trong độ tuổi của xã giai đoạn 2012 – 2014 đã tăng lên 819 người tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,82%. Bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp giảm 0.23%, đây là số giảm không đáng kể do người dân chuyển sang làm ngành nghề khác nhưng vẫn làm nông nghiệp vì họ tiếc đất tuy nhiên tỷ lệ đó là rất ít.

Số lao động phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, bình quân số lao động phi nông nghiệp hàng năm tăng 11,5%. Như vậy, số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng giảm với tốc độ chậm và số lao động phi nông nghiệp tăng lên do những lao động trẻ có xu hướng tìm công việc khác thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và những lao động có sức khỏe cũng tìm những công việc có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp.

Tóm lại, tốc độ tăng dân số, sự biến đổi về cơ cấu lao động của xã đang theo hướng tích cực. Tuy nhiên, để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì chính quyền xã cần có phương hướng cụ thể để nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề cho người lao động.

3.1.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã

Hiện nay, toàn xã đã cơ bản đáp ứng đầy đủ hệ thống điện - đường - trường - trạm - chợ phục vụ cho nhu cầu đi lại, học tập, giao lưu buôn bán, khám chữa bệnh… Từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã cả về vật chất lẫn tinh thần, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Dân Hòa năm 2014

STT Hạng mục ĐVT lượngSố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hệ thống điện

-Trạm biến thế Cái 12

2 Đường giao thông

-Đường nhựa Km 9

-Đường bê tông Km 20

3 Các công trình phúc lợi

-Trường mầm non Trường 3

- Trường tiểu học Trường 3

- Trường trung học Trường 1

- Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1

- Cơ sở y tế Trạm 1

- Nhà văn hóa xã Nhà 1

- Nhà văn hóa thôn Nhà 15

- Chợ Cái 1

- Bưu điện Cái 1

- Sân vận động thể thao Cái 1

4 Mạng lưới truyền thông

-Hệ thống truyền thanh xã Trạm 1

-Tỷ lệ số hộ có điện thoại % 90

-Số máy điện thoại cố định/100 dân Máy 80

-Số thôn có Internet Thôn 4

3.1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã

Dân Hòa là một xã nông nghiệp như các xã khác trong huyện nhưng hiện nay tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương là khá thấp. Nhiều người dân trồng lúa chỉ là để đáp ứng nhu cầu lương thực. Thu nhập chính của hộ là từ ngành nghề TTCN là nghề làm lồng chim và từ hoạt động thương mại - dịch vụ (TM – DV) khác. Trong những năm qua, tỷ trọng ngành CN - TTCN, TM - DV chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã. Điều này cho thấy, xã Dân Hòa đang chuyển dịch theo đúng hướng.

Tổng giá trị sản phẩm của xã Dân Hòa liên tục tăng (bảng 3.4), tốc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 38)