Các nghiên cứu có liên quan về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 37)

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng

2.2.3Các nghiên cứu có liên quan về phát triển làng nghề

Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển các LN ở nông thôn nước ta. Các nghiên cứu xoay quanh việc làm thế nào để bảo tồn,

phát triển cac làng nghề, nâng cao vai trò trong phát triển kinh tế mỗi địa phương, xây dựng các mô hình LN phủ hợp với sự phát triển của đặc điểm tự nhiên, văn hóa của từng vùng.

“Giải pháp phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” của Nguyễn Văn Khỏe (2010). Tác giả cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Nghiên cứu của TS. Dương Bá Phượng (2001), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa tức là kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, vừa gìn giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của sản phẩm làng nghề, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến mẫu mã của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra được nguồn gốc, vai trò làng nghề, thực trạng làng nghề hiện nay, tiềm năng, hạn chế, xu hướng vận động của làng nghề và một số giải pháp về cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề mà chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng làng nghề cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 37)