Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ lồng chim tại làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 60)

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề làm lồng

4.1.2Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ lồng chim tại làng nghề

4.1.2.1 Thực trạng sản xuất

a) Tình hình cơ bản của hộ

Bảng 4.4: Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2014

Chỉ tiêu ĐV BQ chung Loại hộ QM lớn QM trung bình QM nhỏ Tổng số hộ điều tra Hộ 60 12 26 22 1, Thông tin chủ hộ

1.1, Tuổi bình quân Tuổi 38,88 50,17 42,97 35,50

1.2 Số năm làm nghề bình quân Năm 8,4 13,08 8,15 6,14 1.2, Giới tính - Nam % 83,33 91,67 84,62 81,22 - Nữ % 16,67 8,33 15,38 18,18 2, Trình độ văn hóa - Cấp I % 100 100 100 100 - Cấp II % 83,33 75 80,77 90,91 - Cấp III % 38,33 25 30,77 54,55 - Đh-CĐ % 21,67 0 15,38 40,91

3. Nhân khẩu và lao động

- Nhân khẩu/hộ Người 5,55 6,08 5,12 4,36

- Lao động làm lồng chim BQ/hộ

Người 3,63 5,08 4,08 3,09

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015)

Qua bảng 4.4, ta thấy độ tuổi bình quân của những chủ hộ làm lồng chim là 38,88 tuổi và số năm làm nghề bình quân của hộ là 8,4 năm. Ta thấy số năm làm nghề bình quân tỷ lệ thuận với độ tuổi bình quân của chủ hộ. Trong đó, tuổi bình quân chủ hộ của hộ quy mô lớn là cao nhất 50,17 tuổi thì

số năm làm nghề là nhiều nhất 13,08 năm. Hộ quy mô lớn là hộ có thâm niên trong nghề làm lồng chim, với kinh nghiệm và tay nghề vốn có của mình họ sẽ làm ra được những chiếc lồng có giá trị cao, vì vậy họ sẽ có một số vốn nhất định tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình để đầu tư mở rộng quy mô. Vì vậy các hộ quy mô lớn có tuổi bình quân và số năm làm nghề là lớn nhất. Tuổi bình quân của chủ hộ quy mô trung bình là 42,97 tuổi tương ứng với số năm làm nghề bình quân là 8,15 năm. Trong độ tuổi này số chủ hộ sản xuất lồng chim chiếm số đông trong làng nghề một phần là do họ cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tay nghề đang được nâng cao nên họ sẽ đầu tư mở rộng sản xuất. Tuổi bình quân chủ hộ thấp nhất là hộ quy mô nhỏ với 35,5 tuổi và số năm làm nghề bình quân cũng thấp nhất 6,14 năm. Tuổi và số năm làm nghề của hộ quy mô nhỏ thấp là do họ chưa có kinh nghiệm, số năm làm nghề ít, hơn nữa khả năng về vốn và nguồn lực có hạn nên các hộ này chỉ đầu tư sản xuất với quy mô nhỏ. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất của làng nghề phát triển tốt dựa vào độ tuổi, số năm làm nghề, kinh nghiệm và tay nghề của các hộ sản xuất.

Về giới tính của chủ hộ điều tra, do tính chất ngành nghề nên nam giới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất vì vậy ở hộ quy mô lớn chiếm 91,67% và nữ giới chiếm 8,33%. Sự chênh lệch về giới tính là do tính chất của nghề, để làm ra được một chiếc lồng chim thì có rất nhiều công đoạn, cả nam và nữ đều có thể tham gia làm nghề; tuy nhiên có một số công đoạn khó như chạm khắc trang trí cho vanh lồng mà nữ giới không thể làm được thì phải cần đến lao động nam có tay nghề cao. Do đó nam giới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất của làng nghề làm lồng chim.

Qua bảng số liệu ta thấy trình độ văn hóa của chủ hộ cũng khá cao, không có hộ nào không đi học, 100% chủ hộ đã học hết cấp I, tỷ lệ hộ học hết

cấp II là 88,33% và có 38,33 hộ học hết cấp III, tỷ lệ tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ bình quân nhỏ hơn là 21,67%

Chúng ta biết rằng các làng nghề thủ công là những ngành nghề không chỉ sử dụng lao động chính mà còn tận dụng được cả lao động lớn tuổi và nhỏ tuổi. Qua bảng 4.5 ta thấy nhân khẩu bình quân và số lao động bình quân của hộ quy mô lớn là lớn nhất là 6,08 người và 5,12 lao động. Vì đây là những hộ sản xuất lâu năm, gia đình có nhiều thế hệ cùng tham gia sản xuất làm lồng chim vì vậy nên số lao động tham gia trong nghề là nhiều. Số nhân khẩu và số lao động bình quân của hộ trung bình thấp hơn là 5,12 người và 4,08 lao động; số nhân khẩu và lao động bình quân của hộ nhỏ thấp nhất là 4,36 người và 3,09 lao động. Hộ nhỏ là những hộ có độ tuổi trung bình trẻ vì vậy số người/hộ thường ít do đó số lao động tham gia nghề cũng ít hơn so với các hộ quy mô lớn và trung bình.

b)Phân công lao trong sản xuất lồng chim của các hộ

Làng Vác cũng như nhiều làng nghề thủ công khác, hoạt động sản xuất theo từng hộ gia đình. Mỗi gia đình được ví nhu một tốp thợ, trong đó người chịu trách nhiệm chính là thợ cả sắp xếp công việc cho các thành viên trong gia đình tùy theo khả năng của từng người để thực hiện các công đoạn trong quy trình sản xuất.; nhìn chung, không có sự phân công thật sự riêng rẽ giữa các thành viên.

Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm lồng chim TT Công đoạn Theo giới tính Theo lứa tuổi

Nam Nữ

2 Luộc tre   Người già, trẻ em

3 Hun tre   Người già, trẻ em

4 Quang dầu   Nguời già, trẻ em

5 Vót nan   Người lớn, thanh niên

6 Làm đáy   Người lớn

7 Làm vanh   Người lớn

8 Làm cửa   Người lớn

9 Làm cầu   Người lớn

10 Trang trí trên vanh  Người lớn

(Nguồn: Thảo luận nhóm người sản xuất,2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khó nhất là công đoạn làm vanh và trang trí trên vanh ráp lồng, thường do thợ cả, những người đàn ông có tay nghề cao mới làm được công đoạn này.

Ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu là những công đoạn dễ mà ai cũng có thể làm được. Công việc này thường do những người đã lớn tuổi và các em nhỏ làm.

Vót nan làm đáy, làm vanh, cửa, cầu là những công đoạn không quá khó nhưng không phải ai cũng làm được. Để làm được những công đoạn này cũng cần phải có tay nghề và một chút khéo léo, công đoạn này thường do người phụ nữ, người mẹ trong gia đình hoặc thanh niên đảm nhiệm

c) Đầu tư vốn cho sản xuất lồng chim

Vốn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho làng nghề hoạt động và là một trong những nguồn lực không thể thiếu để tiến hành hoạt động SX – KD.

Bảng 4.6: Tình hình vốn đầu tư bình quân của các hộ/năm

bình

SL CC SL CC SL CC

(triệu đ) (%) (triệu đ) (%) (triệu đ) (%)

1, Tổng vốn 126,33 100 74,96 100 41,23 100 2, Vốn cố định 87,08 68,93 53,27 71,06 28,14 68,25 3, Vốn lưu động 39,25 31,07 21,69 28,94 13,19 31,75 4, Vốn tự có 80,83 63,59 49,92 66,60 26,59 64,49 5, Vốn vay 45,5 36,41 25,04 33,4 14,64 35,51 6, nguồn vay - Ngân hàng 25,26 55,52 8,05 32,15 4,38 29,92 - Quỹtín dụng 8,8 14,34 6.24 24,92 2,23 15,14

- Vay tư nhân, bạn bè… 11,44 25,14 10,75 42,93 8,03 54,89

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điền tra, 2015)

Qua bảng số liệu cho thấy việc tổ chức sử dụng vốn trong làng nghề của các đơn vị sản xuất rất khác nhau. Vốn sử dụng sản xuất ngành nghề chủ yếu dựa vào thế mạnh, quy trình sản xuất, sản phẩm của đơn vị đó. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư của các cơ sở chủ yếu dùng vào việc mua sắm máy móc và NVL để phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Đây là dấu hiệu tốt tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát huy tính sinh lời và huy động vốn nhàn rỗi trong dân.

Quy mô về vốn để sản xuất lồng chim khá lớn dao động từ khoảng 41,23 triệu đồng đến 126,33 triệu đồng. Đối với hộ có quy mô lớn vốn cố định là 87,08 triệu đồng chiếm 68,93% trong cơ cấu tổng số vốn, hộ có quy mô trung bình vốn cố định là 53,27 triệu đồng chiếm 71,06% trong cơ cấu tổng vốn của hộ, hộ có quy mô nhỏ vốn cố định là 28,14 triệu đồng chiếm 68,25% trong cơ cấu tổng số vốn. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao đối với sản phẩm, việc đầu tư mở rộng nhà xưởng và mua sắm thiết bị máy móc đều cần nguồn vốn vay lớn. Nguồn vốn vay từ các cơ sở sản xuất chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vốn như ở các hộ quy mô lớn nguồn vốn vay chiếm 36,41%, hộ quy mô trung bình nguồn vốn vay chiếm 33,4% và ở

các hộ quy mô nhỏ con số này là 35,51%. Nguồn vốn vay của hộ chủ yếu vay từ 3 nguồn là ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân và tư nhân. Trong đó hộ sản xuất lớn chủ yếu vay từ ngân hàng chính sách với tổng số vốn vay là 25,26 triệu đồng chiếm 55,52% tổng số vốn vay. Các hộ lớn chủ yếu vay của ngân hàng vì ở đây được vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn dài. Tuy nhiên với hộ quy mô sản xuất nhỏ thì chủ yến vay từ bạn bè, tư nhân chiếm 54,89% trong tổng số vốn vay. Bởi vì các hộ này chưa có kinh nghiệm trong sản xuất, chưa có tay nghề nên không dám đầu tư nhiều, lượng vốn đầu tư ít nên các hộ chủ yếu là vay của bạn bè, tư nhân, họ ngại vay ở ngân hàng vì các thủ tục rất phức tạp. Cần có những chính sách ưu đãi về vốn vay, thủ tục nhanh gọn để thúc đẩy các hộ vừa và nhỏ mạnh dạn vay vốn đầu tư mởi rộng sản xuất.

d) Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lồng chim

Nguyên vật liệu là đầu vào rất quan trọng của quá trình sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Số lượng và chất lượng NVL không những ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các cơ sở mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra

Bảng 4.7: Nguyên liệu đầu vào của các hộ sản xuất năm 2014

ĐVT: Tấn/năm

Nguyên liệu Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Tre 133 217,5 98 Trúc 81 116,5 55 Gỗ mít 120 171 81,5 Tổng chi phí(triệu đồng) 953 1507 1078

( Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Nguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất lồng chim gồm có tre, trúc và gỗ mít. Nguyên liệu chủ yếu được nhập từ các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình. Lồng chim sản xuất ra đảm bảo số lượng và chất lượng đúng theo nhu cầu của khách hàng, căn cứ vào thị trường tiêu thụ sản phẩm mỗi hộ có quyết định riêng của mình về quy mô sản xuất từ đó lên kế hoạch nhập nguyên liệu cho quá trình sản xuất của mình. Nguyên liệu thường do các hộ buôn nhập về sau đó sẽ phân phối cho các hộ trong xã.

Theo số liệu điều tra, tổng số nguyên liệu mà các hộ quy mô lớn sử dụng là 133 tấn tre, 81 tấn trúc và 120 tấn gỗ mít với tổng chi phí là 953 triệu đồng. Các hộ quy mô trung bình sử dụng 217,5 tấn tre, 116,5 tấn trúc và 171 tấn gỗ mít với tổng chi phí 1078 triệu đồng. Các hộ quy mô nhỏ sử dụng 98 tấn tre, 55 tấn trúc và 82,5 tấn gỗ mít với tổng chi phí 1078 triệu đồng. Làng nghề làm lồng chim mỗi năm tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn tre, trúc, gỗ mít, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển. Tuy nhiên giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao đang là vấn đề khó khăn cản trở sự phát triển của làng nghề.

e) Kỹ thuật, công nghệ trong làng nghề

Kỹ thuật công nghệ trong làng nghề sản xuất lồng chim còn chưa được đầu tư nhiều, sản xuất vẫn mang tính thủ công truyền thống. Số liệu điều tra cho thấy hầu hết những hộ có quy mô nhỏ chưa đầu tư máy móc, do vậy sản lượng sản xuất ra không cao. Các hộ quy mô lớn đã có sự đầu tư về máy móc trang thiết bị, vì các hộ này có thời gian sản xuất là lâu năm và có sự tích lũy về vốn do đó 100% số hộ quy mô lớn có sử dụng kỹ thật công nghệ vào sản xuất.

Bảng 4.8: Tình hình sử dụng kỹ thuật công nghệ của hộ sản xuất năm 2014 Số hộ áp dụng Tỷ lệ(100)

Hộ lớn 12/12 100

Hộ nhỏ 8/22 36,36

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề làm lồng chim tại làng Vác, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội (Trang 60)